Việc Cần Thiết Nghiên Cứu Đề Tài Của Luận Án:


KẾT LUẬN


1. Việc cần thiết nghiên cứu đề tài của luận án:

QTDNL là một trong các “quyền tự do” của con người và là một quyền mang tính đặc thù của nền dân chủ. Báo chí có nhiệm vụ phải làm cho công dân được thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ quyền này trên báo chí. Dù trên thế giới hay ở Việt Nam, bất kể thời đại nào cũng luôn tồn tại một “nghịch lý” là: thông tin của báo chí luôn phải bảo đảm tính chân thật - khách quan, cho nên, phải luôn được “gác cổng” chặt chẽ, phải được kiểm chứng theo quy định của luật pháp, còn “nhu cầu tự do ngôn luận trên báo chí” của xã hội lại là “vô hạn”. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống chẳng có gì là “vô hạn”, kể cả không khí. Luật pháp Quốc tế và luật pháp Việt Nam đều đã quy định rất rõ rằng: QTDNL là một quyền không tuyệt đối, không được hưởng thụ “vô hạn”, phải tuân thủ quy định của luật pháp về điều được làm, được đòi hỏi và điều không được làm, không được đòi hỏi. Việt Nam là một nước dân chủ pháp quyền, luật pháp là để bảo đảm cho hành vi của con người luôn đúng đắn và tích cực, cho nên, mỗi công dân cũng cần phải hiểu rõ “giới hạn” của “quyền ngôn luận” được “tự do” đến đâu? Nếu không nhận thức rõ điều này, TDNL sẽ trở thành hỗn loạn. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, cuộc chống tham nhũng ngày càng “nóng”, không ít thế lực thù địch đã lợi dụng “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, ... phát tán thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội để chống phá đất nước, phủ nhận vai trò của báo chí làm “diễn đàn tự do ngôn luận” của nhân dân. Bất kể thời gian nào cũng cần phải cảnh giác với những âm mưu và luận điệu xuyên tạc đó. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là: với vai trò là công cụ tư tưởng của Đảng và Nhà nước, là “diễn đàn tự do ngôn luận” của công dân, báo chí phải thực hiện QTDNL trên báo chí của công dân tốt hơn nữa, lấy đó làm bằng chứng khoa học mạnh mẽ để phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch. Cho nên, việc nghiên cứu lý luận và


thực tiễn để đề xuất giải pháp thúc đẩy báo chí thực hiện QTDNL của công dân tốt hơn nữa là việc làm cần thiết trong bối cảnh công nghệ truyền thông phát triển hiện nay.

2. Kiểm chứng toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài của luận án theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và nghiên cứu một số lượng lớn công trình nghiên cứu là sách, luận án, luận văn, bài báo khoa học, của thế giới và Việt Nam. Qua nghiên cứu Tổng quan này, có thể khẳng định: (i) Từ các công trình này, tác giả luận án đã chắt lọc và tiếp thu, kế thừa được một số nội dung có giá trị khoa học nhất định có liên quan đến đề tài luận án; (ii) Tuy các công trình này có đề cập đến vấn đề QTDNL và báo chí, tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay, cho nên, đề tài của luận án không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã có.

Thứ hai, phát triển giá trị khoa học của những nghiên cứu trước đó, soi chiếu dưới ánh sáng của lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của báo chí vô sản, dựa trên cơ sở lý luận của báo chí - truyền thông và khoa học liên ngành, bám sát khung pháp lý Quốc tế và Việt Nam về QTDNL, nghiên cứu thực tiễn báo chí thực hiện QTDNL của công dân ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam thời gian trước năm 2015, luận án đã xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, xác lập tiêu chí để khảo cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân. Từ nghiên cứu này, tác giả luận án rút ra kết luận là: Báo chí thực hiện QTDNL của công dân nhất thiết phải dựa trên nền tảng chính trị, môi trường pháp lý, văn hóa - xã hội, tâm lý dân tộc, cơ sở khoa học - công nghệ,... của quốc gia, không thể vô nguyên tắc và không thể có mẫu số chung cho mọi quốc gia. Đây là cơ sở lý luận quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


trọng, làm tiền đề dẫn dắt cho việc nghiên cứu sau này của những nội dung tương tự về tự do ngôn luận.

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 24

Thứ ba, bám sát khung lý thuyết và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, tác giả luận án đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan và khoa học thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay, thông qua khảo cứu thực tế một số trường hợp BMĐT từ năm 2015 đến năm 2019 và tiếp nối đến nay. Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng này, tác giả luận án có thể đi đến kết luận rằng, mọi thành công và hạn chế của BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay phần lớn được quyết định bởi phẩm chất đạo đức và năng lực nghiệp vụ của người tổ chức, quản lý cơ quan BMĐT và người làm báo BMĐT, bởi máy móc có tinh vi, hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế tư duy làm báo của con người. Ngoài ra, công dân - chủ thể QTDNL trên báo chí - mặc dù ngày nay đã có trình độ học vấn cao, có nhu cầu ngôn luận lớn, có sự hiểu biết luật pháp, có sự quan tâm đến báo chí, tuy nhiên, vẫn chưa hoàn toàn vượt qua rào cản “tâm lý khép kín” của dân tộc Việt. Công dân vẫn cần liên tục học để làm “người dân chủ” và học để làm “công dân số” của thời đại công nghệ.

Thứ tư, căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay; từ gợi ý trong phỏng vấn sâu ý kiến các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí và các nhà báo; các nhà chuyên môn khoa học; điều tra xã hội học ý kiến công dân, luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp với 7 giải pháp cụ thể đối với các cơ quan báo chí và 2 khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm thúc đẩy BMĐT thực hiện tốt hơn quyền QTDNL của công dân trong xu thế dân chủ mở rộng và đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Kết luận: Luận án nghiên cứu về đề tài BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay đã đưa ra những luận chứng, luận cứ, luận điểm


có giá trị là tư liệu khoa học về lý luận và thực tiễn, đóng góp một phần nhỏ vào kho tàng lý luận báo chí truyền thông hiện nay.

Luận án không chỉ là công trình khoa học nghiên cứu, phân tích, chứng minh BMĐT đã làm gì và đã đạt chất lượng ra sao trong công việc thực hiện QTDNL của công dân, mà luận án có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao ý thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nhà báo BMĐT trong hoạt động báo chí; giáo dục và cung cấp kiến thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ cho công dân phù hợp với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước; góp phần đấu tranh chống lại luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của những kẻ có dã tâm chống lại đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, ngăn cản sự tiến lên phía trước của con đường cách mạng dân tộc ta đã chọn.

Toàn bộ kết quả nghiên cứu này của luận án là trung thực, những trích dẫn được nêu rõ nguồn, những kết luận khoa học được tác giả luận án rút ra từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hiện nay, những giải pháp được đề xuất và công bố trong luận án là hoàn toàn mới, được khái quát từ nội dung đề tài nghiên cứu, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào của các tác giả khác.

3. Các kết quả nghiên cứu đã kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu là

đúng và có cơ sở khoa học:

Giả thuyết 1: Đã được kiểm chứng. Báo chí thực hiện QTDNL của công dân không phải với tư cách là một cơ quan tư pháp, mà là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của báo chí theo quy định của pháp luật .

Giả thuyết 2: Đã được kiểm chứng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, thì phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn đội ngũ nhà báo (gồm: lãnh đạo, PV, BTV,..); ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân của những công dân có tham gia ngôn luận trên báo chí; cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế; phương tiện kỹ thuật công nghệ làm báo, là


vô cùng quan trọng. Nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay cũng cho thấy, giả thuyết này đã đúng và đây là vấn đề cần phải được khắc phục không chỉ ngày một ngày hai, mà trong suốt hành trình vận động và phát triển của báo chí Việt Nam trong tương quan tiến trình vận động và phát triển của đất nước. Qua kết quả nghiên cứu của luận án này, các cơ quan BMĐT cũng nhìn thấy phần nào những điều làm được và chưa làm được của mình để có bước đi phù hợp trong tiến trình tiếp theo để phát triển tờ báo.

Giả thuyết 3: Đã được kiểm chứng. Nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân trong thời gian gần như trọn vẹn nhiệm kỳ K.XII của Đảng, có thể thấy rõ một điều: chưa bao giờ, các cuộc thảo luận trên diễn đàn báo chí giữa nhân dân với Chính phủ, giữa các lực lượng, các giai tầng xã hội với nhau,... lại diễn ra trong không khí dân chủ, sôi nổi, tích cực và nhiều như thời gian qua. Điều ấy đã chứng minh: nền dân chủ XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là nền tảng căn bản để công dân thực hiện các quyền và tự do của mình trên báo chí và báo chí đã thực hiện tốt sứ mệnh làm cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với công dân và ngược lại, giữa công dân với Đảng và Chính phủ. Khi báo chí có đường hướng chính trị đúng, thì báo chí hoàn toàn tự do và thực hiện QTDNL của công dân ngày càng hiệu quả.

Như vậy, các kiểm chứng trên đã chứng minh rằng, giả thuyết nghiên cứu mà luận án đưa ra ban đầu là đúng, có cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay.

4. Với những kết quả nghiên cứu và đề xuất trong luận án, sẽ mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo, như: nghiên cứu QTDNL dưới góc độ tôn giáo,...

5. Luận án Báo mạng điện tử thực hiện Quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu khoa học của tác giả luận án, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng;


được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân trong cả nước; được kế thừa trí tuệ khoa học của nhân loại, của các tiền bối đi trước. Tuy đã cố gắng làm việc nghiêm túc và cẩn trọng tiếp thu, sửa chữa theo ý kiến góp ý của Thầy Cô, các Nhà khoa học, đồng nghiệp, tuy nhiên, luận án chắc chắn sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót. Tác giả luận án kính mong Thầy Cô, các Nhà Khoa học và Quí vị góp ý kiến để luận án được sửa chữa tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Hằng Thu, Tính ưu việt của hình thức tác phẩm báo chí dưới tác động của công nghệ số, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số tháng 7/2015.

2. Nguyễn Thị Hằng Thu, Nhà báo hiện đại: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Tham luận Hội thảo khoa học Quốc tế: “Diễn đàn các Viện trưởng về Báo chí và truyền thông Châu Á”, tại Học viện Quốc tế, Tp. Thượng Hải, Trung Quốc, từ ngày 30/11/2016 đến ngày 01/12/2016.

3. Nguyễn Thị Hằng Thu, Vai trò của báo mạng điện tử trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Việt Nam, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số tháng 8/2017.

4. Nguyễn Thị Hằng Thu, (2017), Thành viên viết sách Báo chí và truyền thông đa phương tiện, (Nguyễn Thị Trường Giang (Chủ biên)), NXB Đại học Quốc gia HN.

5. Nguyễn Thị Hằng Thu, (2017), Giới hạn pháp lý cần thiết để thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí, (Trong sách: Hội nhà báo Việt Nam, Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới: Những vấn đề lý luận và thực tiễn), NXB Thông tin và Truyền thông, HN.

6. Nguyễn Thị Hằng Thu, Hiểu đúng về “tự do” trong “quyền tự do ngôn luận” của công dân trên báo chí, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số tháng 7/2018.

7. Nguyễn Thị Hằng Thu, (2019), Nâng cao ý thức của công dân Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội, (Trong sách: Phạm Huy Kỳ, Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng chủ biên), Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt nam: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm), NXB Lao động, HN.


8. Nguyễn Thị Hằng Thu, (2019), Ba xu hướng tiếp cận báo chí, (Trong sách: Báo chí truyền thông: Những điểm nhìn từ thực tiễn, Tập 4, Đỗ Thị Thu Hằng (Chủ biên), NXB Lao động, HN.

9. Nguyễn Thị Hằng Thu, Nghiêm cẩn tuân thủ nguyên tắc chân thật - khách quan khi Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số tháng 11/2020.

10. Nguyễn Thị Hằng Thu, Sử dụng “Tư liệu lời nói” trong tác phẩm báo chí: Phương thức tối ưu để Báo mạng điện tử thực hiện quyền “tự do nói trên báo chí” của công dân, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số tháng 7/2021.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí