Khiếu Nại Về Việc Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp


biên giới để sau đó tìm cách nhập trở lại vào nước ta với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt người tiêu dùng.

- Thứ năm, về phương thức, thủ đoạn: những vi phạm sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực hàng hoá được thực hiện dưới các thủ đoạn sau đây:

+ Lợi dụng việc người tiêu dùng khó phân biệt hàng giả với hàng thật khi mua hàng, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ diễn ra một cách lén lút mà nhiều khi rất công khai, nhất là ở những nơi hẻo lánh, nơi mà sự giám sát, kiểm tra còn lỏng lẻo và xử lý các hành vi xâm phạm chưa nghiêm.

+ Lợi dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, việc sản xuất hàng giả được thực hiện rất nhanh nhạy với quy mô lớn và cũng được nguỵ trang bằng công nghệ hiện đại, tinh xảo làm cho các cơ quan chức năng khó phát hiện, người tiêu dùng nhầm lẫn.

+ Lợi dụng hệ thống các kênh phân phối lưu thông đã hình thành trên thị trường, nhất là hệ thống tiêu thụ của các nhà sản xuất sản phẩm chính hiệu, hệ thống bán lẻ... để trà trộn, đan xen tiêu thụ hàng giả lẫn với hàng thật, hàng chính hiệu.

Những phân tích trên đây cho thấy rằng tình hình xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam diễn ra phổ biến, tuy nhiên rất khó có thể lượng hoá được tình hình này. Bởi lẽ, ở Việt Nam, mặc dù những thông tin về vi phạm quyền SHTT được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong báo cáo của các cơ quan chức năng, nhưng cho đến nay chưa có cơ quan nào thống kê và công bố số liệu tương đối đầy đủ và có hệ thống về tình hình xâm phạm quyền SHTT. Số liệu được công bố chủ yếu chỉ dựa vào những vụ vi phạm bị phát hiện hoặc bị xử lý hoặc có đơn khiếu nại, tuy nhiên số những vụ như vậy là rất hạn chế. Thí dụ, trong giai đoạn 1997- 2005, tổng số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được khiếu nại tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chỉ là 2771 vụ (Bảng 2.7); con số này được đánh giá là quá thấp so với số vụ xâm phạm xảy ra trên thực tế. Có nguồn thống kê khác lại cho rằng ở Việt Nam mỗi năm có trên 3000 vụ xâm

phạm quyền SHTT12. Tuy nhiên, con số đó cũng chỉ được coi là mới thể hiện “mảng nổi của tảng băng chìm”. Số liệu thống kê về xâm phạm quyền SHTT còn được báo cáo từ kết quả phát hiện và xử lý xâm phạm của các cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường, Hải quan, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra khoa học và công nghệ, Thanh tra văn hoá- thông tin, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan quản lý chuyên ngành... Sự tham gia phòng, chống xâm phạm quyền SHTT đồng thời của nhiều cơ quan cũng phần nào cho thấy tính chất phổ biến và đáng báo động của tình trạng này.

Bảng 2.7. Khiếu nại về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp


Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Sáng chế và Giải

pháp hữu ích





2

9

23

33

41

Kiểu dáng công

nghiệp

32

20

41

60

93

108

53

65

210

Nhãn hiệu hàng

hoá

124

219

110

119

198

282

278

306

324

Tổng số

156

239

151

179

293

399

354

404

596

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 9

Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (2007), có tại: www.noip.gov.vn.

Do những bất cập về mặt thống kê, nên tình hình xâm phạm quyền SHTT không được phản ánh một cách đầy đủ và có hệ thống, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xử lý xâm phạm cũng như việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực thi bảo hộ quyền SHTT. Thực tế, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình xâm phạm quyền SHTT không thuyên giảm.

2.2.3. Tình hình xử lý xâm phạm quyền SHTT

Hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam áp dụng ba hình thức xử lý xâm phạm quyền SHTT, bao gồm: xử lý hành chính, xử lý dân sự và xử lý hình sự. Theo quy định của pháp luật thì có sáu lực lượng có thẩm quyền


12 Huyền Ngân (2006), “Mới có 25% doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”, có tại: http://www.vneconomy.com.vn, cập nhật ngày 16/6/2006.


xử lý xâm phạm quyền SHTT, bao gồm: Toà án, Quản lý thị trường, Hải quan, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra khoa học và công nghệ, và Thanh tra văn hoá- thông tin. Trong những năm qua, các cơ quan trên đã hoạt động khá tích cực, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ xâm phạm quyền SHTT.

Cũng giống như số liệu về tình hình xâm phạm quyền SHTT, số liệu về tình hình xử lý xâm phạm quyền SHTT cũng không đầy đủ và không có tính hệ thống, bởi lẽ chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm thống kê và công bố số liệu thống nhất. Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường, từ năm 2000 đến tháng 6/2003, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý 15.990 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả trong đó có khoảng hơn 1.500 vụ hàng giả có yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Từ năm 1999 đến tháng 9/2003, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử phạt hành chính 68 vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có 45 vụ phạt tiền với số tiền phạt là 445 triệu đồng và 23 vụ phạt cảnh cáo. Theo thống kê của Toàn án Nhân dân Tối cao, trong giai đoạn 2001-2005 có 22 vụ tranh chấp về SHTT được toà án thụ lý và giải quyết theo thủ tục dân sự, trong đó có 12 vụ về quyền tác giả và 10 vụ về quyền sở hữu công nghiệp; còn số liệu về các vụ vi phạm quyền SHTT được xử lý theo thủ tục tố

tụng hình sự thì chưa được thống kê cụ thể (ước tính là mỗi năm toà án giải quyết trên dưới 100 vụ, chủ yếu là các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả)13.

Trong khuôn khổ thực hiện Chương trình 168 về hợp tác phòng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010, riêng trong năm 2006, Thanh tra chuyên ngành Văn hoá – Thông tin đã tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hoá; phát hiện và xử lý 5.647 cơ sở vi phạm, cảnh cáo 519 cơ sở, đình chỉ hoạt động 289 cơ sở, tạm giữ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận hành nghề của 160 cơ sở, chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự


13 Những số liệu trên đây được tổng hợp từ các nguồn sau đây:

(1) Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, NXB Tư pháp, Hà Nội.

(2) Đặng Vĩ (2004), “Doanh nghiệp sẽ cùng hợp tác chống hàng giả”, có tại: http://www.vietnamnet.vn, cập nhật ngày 9/10/2004.


9 trường hợp, đồng thời tịch thu và tiêu huỷ nhiều tang vật vi phạm hành chính, phạt gần 11 tỷ đồng đối với các cơ sở vi phạm hành chính. Cũng năm 2006, Thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra

1.536 cơ sở trong việc chấp hành các quy định về sở hữu công nghiệp, xử lý các vụ việc xâm phạm quyền về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp, phát hiện và xử lý vi phạm 107 cơ sở, buộc tiêu hủy hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm, phạt 225 triệu đồng đối với các cơ sở vi phạm hành chính.

Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê cụ thể về số vụ xâm phạm quyền SHTT được lực lượng cảnh sát kinh tế xử lý. Trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát kinh tế chủ yếu chỉ tập trung vào việc điều tra, xác minh hành vi xâm phạm quyền SHTT và kết quả điều tra được xây dựng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự hoặc được chuyển cho các cơ quan khác để xử phạt hành chính.

Ngoài những cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHTT như nêu trên đây, cũng phải kể đến vai trò của Cục Sở hữu Trí tuệ. Mặc dù theo quy định của pháp luật, Cục Sở hữu Trí tuệ không có thẩm quyền xử phạt các xâm phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nhưng Cục có nhiệm vụ giám định pháp lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để các cơ quan thực thi pháp luật có căn cứ để xử lý xâm phạm. Trong những năm qua, số xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra ngày càng tăng, do vậy số lượng yêu cầu giám định các xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng lớn. Trong giai đoạn 1997- 2005, bộ phận giải quyết khiếu nại đã tiếp nhận và giải quyết 2.771 yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, trong đó có 108 yêu cầu giám định liên quan đến xâm phạm sáng chế và giải pháp hữu ích, 682 yêu cầu giám định liên quan đến xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, và 1981 yêu cầu giám định liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá (Bảng 2.7).

Những phân tích trên đây cho thấy rằng, trong những năm qua đã có sự đồng loạt tấn công của nhiều cơ quan vào các hành vi xâm phạm quyền SHTT.


Nhờ vậy, năng lực điều tra và xử lý xâm phạm ngày càng được cải thiện, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, việc có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử phạt xâm phạm quyền SHTT cũng hàm chứa những nhân tố gây cản trở hiệu lực thực thi xử lý xâm phạm, chẳng hạn như sự chồng chéo về thẩm quyền hoặc sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ giữa các cơ quan với nhau. Một điểm đáng chú ý nữa là các vụ xử lý xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp xử phạt hành chính. Nguyên nhân chính là các biện pháp xử phạt hành chính có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, thủ tục đơn giản, ít tốn kém, trong khi đó biện pháp dân sự ít được lựa chọn do xử lý xâm phạm quyền SHTT thông qua toà án tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, thủ tục giám định SHTT và quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa rõ ràng, khó thực hiện trên thực tế, mức đền bù thấp so với thiệt hại thực tế,...

2.3. Đánh giá khái quát về thực hiện bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam

Những phân tích ở các phần trên cho thấy rằng, trong hơn 10 năm qua, hệ thống bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam đã từng bước được thắt chặt hơn, hướng tới đáp ứng những yêu cầu của thông lệ quốc tế. Sự tiến triển này là phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nếu so sánh với chuẩn mực quốc tế là Hiệp định TRIPs thì hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam còn không ít bất cập, nhất là về tình hình thực thi bảo hộ quyền SHTT. Phần này của Đề tài làm rõ hơn những bất cập nêu trên và nêu ra những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thực hiện bảo hộ quyền SHTT hiện nay và những năm tiếp theo.

2.3.1. Những bất cập

2.3.1.1. Về nội dung chính sách, quy định pháp luật

Cho đến trước khi Luật SHTT được ban hành (11/2005), hệ thống chính sách, pháp luật về SHTT của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hai chuẩn mực của Hiệp định TRIPs là “tính đầy đủ” và “tính hiệu quả”. Nguyên nhân chủ yếu


là: (i) Việt Nam chưa có một đạo luật riêng về bảo hộ quyền SHTT; những quy định về bảo hộ quyền SHTT chủ yếu được đề cập trong Bộ luật Dân sự và một số nghị định của Chính phủ; và (ii) hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam còn thiếu những nội dung quan trọng được quy định trong Hiệp định TRIPs, đáng chú ý là nội dung về đối tượng SHTT và thực thi quyền SHTT. Luật SHTT được ban hành tháng 11/2005 đã khắc phục cơ bản những hạn chế nêu trên, cụ thể là đã thống nhất các quy định về bảo hộ quyền SHTT có trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, quy định đầy đủ các đối tượng của quyền SHTT, quy định về thực thi quyền SHTT,... theo hướng phù hợp với Hiệp định TRIPs. Tuy nhiên, so với các chuẩn mực của Hiệp định, Luật SHTT vẫn còn một số điểm chính chưa hoàn toàn tương thích sau đây:

- Thứ nhất, trong quá trình soạn thảo Luật SHTT, việc đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TRIPs đã đặt ra hai mối lo ngại: (i) bảo hộ quyền SHTT trước tiên mang lại lợi ích cho các nước phát triển, các nước giàu, còn các nước nghèo và chậm phát triển thì ít nhiều bị thiệt hại; và (ii) nhiều tiêu chuẩn đặt ra trong Hiệp định TRIPs là quá cao, có phần khắt khe so với khả năng của các nước chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Để xoá bỏ những mối lo ngại trên, Luật SHTT đã đề ra các nguyên tắc có tính chất tự vệ nhằm bảo vệ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội và hoạt động mang tính phi thương mại vì mục đích cộng đồng như: hạn chế và chống lạm dụng quyền SHTT (Điều 7); quyền nhân danh Nhà nước sử dụng sáng chế (Điều 133); điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế (Điều 136); v.v. Những quy định như vậy là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc trong quá trình hội nhập, tuy nhiên, nhìn chung, chúng chưa hoàn toàn tương thích với các quy định của Hiệp định TRIPs. Hiệp định TRIPs cũng đưa ra những quy định về hạn chế và ngoại lệ đối với quyền SHTT, nhưng với điều kiện là sự hạn chế và ngoại lệ đó không mâu thuẫn


với việc khai thác bình thường của đối tượng SHTT và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến các lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền.

- Thứ hai, việc Luật SHTT dành cả Phần thứ năm gồm 22 điều đề quy định về thực thi quyền SHTT được đánh giá là đã khắc phục được một trong những điểm yếu cơ bản của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trong Chương XVI thuộc Phần này lại chưa đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp định TRIPs về “nguyên tắc thực thi quyền SHTT”. Trong khi Hiệp định TRIPs (Điều 41) đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng (những tiêu chí cần phải đạt được) cho việc vận hành cơ chế thực thi quyền SHTT thì Luật SHTT lại chỉ định ra những quy định chung về bảo vệ quyền SHTT và coi đó là những “nguyên tắc thực thi quyền SHTT”. Những quy định này không trực tiếp chỉ ra các yêu cầu tổng quát được coi là những tiêu chuẩn mà hệ thống thực thi quyền SHTT ở Việt Nam phải đạt được trên cơ sở hài hoà với nguyên tắc chung đã được ấn định trong Hiệp định TRIPs. Đây có thể coi là một trong những thiếu sót của Luật SHTT. Bởi vì việc không định ra những nguyên tắc chung hoặc có nguyên tắc nhưng không đầy đủ và xác đáng sẽ làm cho hệ thống thực thi quyền SHTT trong các quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn thi hành không đạt được hiệu quả như yêu cầu chung của pháp luật quốc tế và mong muốn của chúng ta.

- Thứ ba, hiện nay Luật SHTT đang tồn tại song song với Bộ luật Dân sự. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 đã rút bớt khá nhiều điều khoản so với Bô luật Dân sự năm 1995, chỉ giữ lại những điều quy định về đối tượng, nội dung, căn cứ xác lập, quyền của chủ sở hữu, chuyển giao quyền, nguyên tắc thụ hưởng đối với cả hai lĩnh vực quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp (những quy định về nguyên tắc xác lập quyền SHTT và giao dịch dân sự về SHTT), tuy nhiên sự tồn tại song song các quy định về quyền SHTT ở hai đạo luật vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nó tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa hai đạo luật, đặc biệt là giữa các quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành luật.


- Thứ tư, kế thừa các văn bản trước, Luật SHTT tiếp tục quy định ba cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hộ quyền SHTT, bao gồm Bộ Khoa học và Công nghệ (chủ trì, phối hợp trong quản lý, thực hiện quản lý về quyền sở hữu công nghiệp), Bộ Văn hoá- Thông tin (nay là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) (về quyền tác giả và quyền liên quan), và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (về giống cây trồng). Tuy nhiên, Luật chưa xác định rõ mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với chính quyền địa phương, giữa cơ quan chuyên môn với các cơ quan thực thi, giữa hoạt động thanh tra chuyên ngành SHTT với công an, hải quan, quản lý thị trường... Điều này dễ làm phát sinh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng chéo về thẩm quyền giải quyết, và khó có thể khắc phục được tình trạng yếu kém về quản lý nhà nước vốn đã tồn tại từ lâu.

2.3.1.2. Về hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật

Bên cạnh những bất cập liên quan đến nội dung chính sách và quy định pháp luật về bảo hộ quyền SHTT, vấn đề hiệu lực thực thi bảo hộ quyền SHTT cũng còn không ít bất cập. Đáng chú ý là một số khía cạnh sau đây:

(1) Về đăng ký xác lập quyền SHTT

Những phân tích trong Mục 2.2.1 đã cho thấy hoạt động đăng ký xác lập quyền SHTT đã có các bước phát triển đáng kể, kể cả đối với quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang tiến triển mạnh theo định hướng thị trường và hội nhập kinh tế như Việt Nam, thì những bước phát triển đó là chưa tương xứng và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này được thể hiện ở các điểm sau đây:

- Thứ nhất, mặc dù số lượng đơn đăng ký xác lập quyền SHTT được gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như số bằng độc quyền và giấy chứng nhận được cấp cho các chủ thể quyền SHTT trong nền kinh tế liên tục gia tăng, tuy nhiên số lượng ấy là quá nhỏ bé trong một đất nước có hơn 80 triệu dân và hơn 200 nghìn doanh nghiệp. Số liệu của Bảng 2.8 cho thấy rằng, trong cả giai

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí