Chủ Trương, Chính Sách Và Pháp Luật Của Đảng Và Nhà Nước Về Bảo Hộ Quyền Shtt


Khả năng tài chính hạn hẹp và quy mô phần lớn là nhỏ của các doanh nghiệp các nước đang phát triển cũng là một hạn chế lớn để doanh nghiệp các nước này khai thác được cơ chế bảo hộ quyền SHTT ở các nước khác. Khi xảy ra tranh chấp xâm phạm quyền SHTT của các nước đang phát triển ở nước ngoài, thủ tục tư pháp phức tạp, chi phí thuê luật sư cao,… đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ sức theo đuổi các vụ kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình ở các nước khác. Một vấn đề gây khó khăn nữa cho các nước đang phát triển là việc các nước công nghiệp tiên tiến ngày càng lạm dụng quyền SHTT để trừng phạt thương mại hay trả đũa trong hoạt động thương mại. Biểu hiện mới này đang là yếu tố gây nhiều bất lợi cho các nước kém và đang phát triển, bởi vì các nước này chưa thể ngay một lúc có thể hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền SHTT ngang bằng với trình độ chung của thế giới. Trường hợp điển hình là Điều khoản 301 trong Luật Thương mại Liên ngành và cạnh tranh của Mỹ (Omnibus Trade and Competitiveness Act) được Quốc hội nước này thông qua năm 1998. Theo Điều khoản 301, Chính phủ Mỹ được phép áp dụng các biện pháp trả đũa các nước bị coi là không có hệ thống bảo hộ quyền SHTT hữu hiệu gây tổn thất cho các chủ bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu,… của Mỹ. Các tranh chấp, xung đột thương mại của Mỹ với một số nước đang phát triển, như Trung Quốc, Braxin, Ấn

Độ,… trong thời gian vừa qua là do Chính phủ Mỹ áp dụng Điều 301 này9.

- Tác động xấu đến các mục tiêu phát triển. Hiệp định TRIPs ở một mức nhất định đã có tác động xấu đến mục tiêu phát triển của các nước nghèo. Hiệp định đã thiên quá nhiều về phía những người nắm giữ bản quyền- chủ yếu từ các nước phát triển, trong khi làm tổn hại đến người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển. Trường hợp các loại dược phẩm để điều trị căn bệnh HIV/AIDS là một thí dụ điển hình của những vấn đề nảy sinh từ Hiệp định TRIPs. Bệnh dịch này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới, nhất là ở các nước


9 Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, NXB Tư pháp, Hà Nội.


nghèo, nhưng đến nay nhiều bệnh nhân vẫn không thể có được thuốc điều trị do giá thuốc quá cao vì phải trả tiền bản quyền. Tuy Hiệp định (Điều 31) cũng quy định một ngoại lệ được gọi là cấp phép bắt buộc cho phép các nước đang phát triển sản xuất các loại thuốc có bản quyền mà không phải trả tiền bản quyền quá cao cho người chủ sở hữu, song không phải nước nào cũng có khả năng khai thác ngoại lệ này.

Hơn nữa, bảo hộ quyền SHTT về công nghệ một cách nghiêm khắc có nghĩa là sẽ cản trở và hạn chế quá trình truyền bá và phổ biến công nghệ- một quá trình rất cần thiết trong chính sách phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển có trình độ công nghệ thấp. Do vậy, tình trạng bảo hộ cứng rắn theo Hiệp định TRIPs đối với các quyền SHTT có thể gây hậu quả nghiêm trọng; đó là tạo ra thế độc quyền cho người nắm giữ quyền SHTT, dẫn đến nguy cơ nâng giá bán các sản phẩm, khống chế bất hợp lý và tạo ra sự khan hiếm hàng hóa, làm nảy sinh tình trạng khó tiếp cận đối với hàng hóa, sản phẩm. Thí dụ, nếu các dữ liệu trắc nghiệm lâm sàng được giữ kín và bảo hộ chặt chẽ tới 5 năm như Hiệp định TRIPs quy định, thì các hãng dược của các nước đang phát triển khó có cơ hội phóng tác và cải biên để có được dược phẩm riêng của mình. Việc họ hầu như trở thành các đại lý bán thuốc cho các công ty nước ngoài với giá rất đắt cho người dân trong nước sẽ là điều tất yếu. Tình trạng này ngày càng trở nên rõ rệt đối với các nước có sự phát triển công nghệ và mức sống xã hội thấp như Việt Nam. Mặt khác, thời gian bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs quá lâu sẽ tăng cường quyền lực cho giới chủ của các nước giàu, trong khi hạn chế doanh nhân nước nghèo tiếp nhận những tri thức thậm chí đã trở thành công cộng.

- Tác động xấu đến đời sống của người nông dân. Việc thực thi quyền SHTT thông qua bảo hộ các loại giống cây trồng có thể dẫn đến việc người nông dân sẽ phải mua giống cây từ các nhà sản xuất giống ở các quốc gia phát triển với mức giá cắt cổ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới ngành sản xuất giống cây và làm gia tăng chi phí của sản xuất nông nghiệp, cũng như giá thành của các loại nông sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


- Chi phí lớn cho việc thực hiện Hiệp định TRIPs. Việc bảo hộ quyền SHTT của Hiệp định TRIPs theo những điều kiện ngặt nghèo của các nước phát triển đòi hỏi các nước đang phát triển phải dành ra những nguồn lực không nhỏ trong tổng nguồn lực vốn đã hạn chế của mình. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chi phí để thực hiện một hiệp định của WTO có thể lên tới 100 triệu USD. Rõ ràng rằng, đây là một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo. Ở cấp độ vi mô, cơ chế bảo hộ quyền SHTT với tiêu chuẩn cao theo Hiệp định TRIPs sẽ đặt các doanh nghiệp và các nhà đầu tư của các nước đang phát triển vào một môi trường pháp lý phức tạp hơn, bắt buộc họ phải chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng cơ chế này. Để sử dụng có hiệu quả cơ chế bảo hộ quyền SHTT, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian học hỏi. Tất cả những điều đó dường như tạo thêm gánh nặng hoặc một loại rào cản đối với những nỗ lực xâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 6

Như vậy, các nước đang phát triển thấy rằng quan điểm tăng cường bảo hộ quyền SHTT có thể làm phương hại đến các mục tiêu phát triển chung của họ. Thực hiện các cam kết thúc đẩy sự bảo hộ mạnh mẽ hơn đối với các tài sản trí tuệ, các nước đang phát triển sẽ bị lâm vào tình thế hết sức bất lợi để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế ngay trên sân nhà cũng như trên thị trường toàn cầu. Nhìn toàn cục quá trình hình thành và nội dung đã có hiệu lực của Hiệp định TRIPs, có thể thấy rằng các nước công nghiệp tiên tiến sẽ có lợi hơn trong quá trình thực thi Hiệp định TRIPs, và các nước đang phát triển trước mắt phần nào có thể bị thua thiệt. Song, như các phần trên đã phân tích, vấn đề bảo hộ quyền SHTT là không thể tách khỏi thương mại toàn cầu, và quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận thị trường các nước phát triển. Bên cạnh đó, về trung hạn và dài hạn, bảo hộ quyền SHTT chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho cả những nước nghèo. Vì vậy, hầu hết các nước đang phát triển đã chuyển sang thái độ chấp nhận việc bảo hộ quyền SHTT. Trên thực


tế, một số nước đang phát triển đã bước đầu thành công trong nỗ lực thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPs và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của Hiệp định này và bước đầu gặt hái những lợi ích từ hệ thống bảo hộ SHTT.‌


CHƯƠNG 2

TRỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SHTT Ở VIỆT NAM


2.1. Chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo hộ quyền SHTT

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bảo hộ quyền SHTT không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề này từ khá sớm, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO năm 1995. Chủ trương về bảo hộ quyền SHTT đã được đề cập trong các văn kiện Đại hội Đảng cũng như văn kiện Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và được thể chế hoá thành các quy định pháp luật. Cụ thể là các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), IX (2001) và X (2006), trong phần chủ trương, chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đều đưa ra yêu cầu phải thực hiện tốt chính sách bảo hộ SHTT, nâng cao ý thức

chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về SHTT9. Văn kiện Hội nghị Trung

ương 6 khoá IX (2002), trong phần phương hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010, cũng nêu rõ: “Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về SHTT. Có chế tài để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về SHTT; bảo hộ, khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sáng chế mới. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực SHTT”10.


9 Văn kiện Đại hội Đảng VIII (1996), tr. 106; Văn kiện Đại hội Đảng IX (2001), tr. 113, 207; và Văn kiện Đại hội Đảng X (2006), tr. 210.

10 Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002), tr. 102.


Những chủ trương nêu trên đã từng bước được thể chế hoá thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHTT. Kể từ khi Việt Nam đệ đơn xin gia nhập WTO năm 1995, quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về SHTT của Việt Nam có định hướng rất rõ ràng là tiến tới sự phù hợp với các điều ước quốc tế quy định về vấn đề này, trong đó quan trọng nhất là Hiệp định TRIPs của WTO, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thị trường đang phát triển khá mạnh mẽ. Phần dưới đây phân tích khái quát quá trình này.

2.1.1. Chính sách, pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền SHTT

Ngay sau khi Việt Nam đệ đơn xin gia nhập WTO tháng 1/2005, Chính phủ đã xây dựng một Chương trình hành động khá toàn diện và tham vọng, theo đó hệ thống pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam sẽ hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPs vào ngày 1/1/2000- ngày mà Hiệp định ấn định cho các nước thành viên WTO là các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền SHTT. Trong Chương trình này, vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật được đặt lên vị trí hàng đầu, tiếp đến là nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi (toà án, hải quan, quản lý thị trường…), các cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHTT và nâng cao nhận thức của dân chúng về vấn đề này. Xuất phát điểm có ý nghĩa quan trọng trong Chương trình này là sự ra đời của Bộ luật Dân sự (được ban hành năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 và được sửa đổi năm 2005).

Bộ luật Dân sự (1995) dành toàn bộ Phần thứ sáu về “Các quy định về quyền SHTT và chuyển giao công nghệ” để quy định về quyền SHTT. Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự, lần đầu tiên quyền SHTT được điều chỉnh bởi một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tương xứng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế. Đây cũng là lần đầu tiên quyền SHTT được thừa nhận như là một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản. Bộ luật Dân sự có các quy định cụ thể về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, và các quy định này


đã gần gũi và phù hợp hơn với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Vì những lý lẽ đó, các quy định về quyền SHTT trong Bộ luật Dân sự được coi là đã đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về quyền SHTT ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự chưa có quy định cụ thể về bảo hộ một số đối tượng quyền SHTT như thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hoá, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, giống cây trồng và thiết kế bố trí mạch tích hợp. Những đối tượng này sau đó đã được đề cập trong một loạt Nghị định của Chính phủ. Cụ thể là:

- Thứ nhất, về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ngày 24/10/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 63/CP quy định chi tiết về việc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Nghị định này quy định cụ thể về các thủ tục, trình tự hành chính, nhất là thủ tục đăng ký quyền đối với các đối tượng nói trên, theo hướng đơn giản hoá, tạo điều kiện cho người nộp đơn. Thời hạn bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích được điều chỉnh cho phù hợp với Hiệp định TRIPs (20 năm với sáng chế, 10 năm với giải pháp hữu ích). Ngày 1/2/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2001/NĐ-CP để bổ sung, sửa đổi các quy định nêu trên. Theo Nghị định mới này, các thủ tục đăng ký quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá được tiếp tục đơn giản hoá. Một số nội dung liên quan đến phạm vi bảo hộ điều kiện cấp li-xăng không tự nguyện, thủ tục khiếu nại và phản đối các quyết định hành chính liên quan đến quá trình xác lập quyền cũng được điều chỉnh theo đúng tinh thần của Hiệp định TRIPs. Ngoài ra, một số đối tượng khác về nhãn hiệu hàng hoá được Hiệp định bảo hộ như “nhãn hiệu nổi tiếng”, “nhãn hiệu liên kết” cũng được bổ sung vào phạm vi bảo hộ trong Nghị định này.

Tiếp theo Nghị định 63/CP, ngày 3/10/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định việc bảo hộ bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý,


tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp; và ngày 2/5/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tính hợp bán dẫn- đối tượng cuối cùng trong danh sách quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Hiệp định TRIPs.

- Thứ hai, về bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan, ngày 29/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 76/CP hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.

- Thứ ba, về bảo hộ giống cây trồng mới, ngày 20/4/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2001/NĐ-CP về việc bảo hộ giống cây trồng mới. Nghị định này đã được nâng cấp thành Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/UBTVQH do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 24/3/2004.

Như vậy, tính đến đầu năm 2003, toàn bộ các đối tượng trong danh sách quyền SHTT được bảo hộ bởi Hiệp định TRIPs đều đã được quy định bảo hộ trong pháp luật Việt Nam. Cùng với các nghị định được Chính phủ ban hành, các cơ quan chức năng cũng đã ban hành các văn bản quy định chi tiết, cụ thể hơn, tạo nên một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối đầy đủ. Bộ luật Dân sự (mới) được Quốc hội ban hành ngày 15/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 đã dành toàn bộ Phần VI (18 điều) và một phần Phần VII (3 điều) có các quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng và nội dung của những quyền đó. Tuy nhiên, một nhược điểm rất lớn là các quy định về bảo hộ quyền SHTT nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và có sự chồng chéo, không nhất quán, vừa thừa vừa thiếu của các quy định này giữa Bộ luật Dân sự và các văn bản khác, gây ra không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Trước yêu cầu phải có một luật riêng quy định về bảo hộ quyền SHTT, ngày 29/11/2005, Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 8, đã thông qua Luật SHTT số 50/2005/QH 11 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023