USD trong năm đó. Ở Việt Nam, mức thiệt hại của các doanh nghiệp phần mềm ước tính chỉ khoảng 50 triệu USD, nhưng tác động sâu xa hơn là trong nhiều năm qua ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam không thể phát triển được, chưa kể đến sự ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Ở phạm vi quốc tế, nhiều vụ xâm phạm nhãn hiệu thương mại cũng gây không ít thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể kể ra một số vụ việc điển hình như: các nhà sản xuất cá tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị làm khó dễ do tên gọi catfish của Hiệp hội cá da trơn Mỹ; cuộc giành giật lại tên gọi cho kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc; vụ thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Petro bị chiếm đoạt ở Mỹ, thuốc lá Vinataba bị sử dụng trái phép ở Campuchia; nước mắm Phú Quốc Hưng Thành có xuất xứ “Made in Thailand”… Tuy nhiên, sau những vụ việc trên, việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu thương mại mới thực sự bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, chú trọng.
Trong những năm gần đây, việc từng bước thắt chặt bảo hộ quyền SHTT đã cho thấy những tác động tích cực. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về bảo hộ quyền SHTT được nâng cao. Như được trình bày trong Mục 2.2.1, số đơn xin đăng ký bảo hộ và số bằng độc quyền bảo hộ SHTT được cấp cho các chủ thể Việt Nam ngày càng tăng, nhất là trong những năm gần đây. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng sáng tạo khoa học và công nghệ vào đời sống sản xuất – kinh doanh đã tăng lên. Nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đã khẳng định sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội cũng như cải thiện hình ảnh quốc gia. Ý thức tôn trọng quyền SHTT của người dân tăng lên cũng có tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, thúc đẩy thu hút FDI và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, việc thắt chặt bảo hộ quyền SHTT cũng gây ra những mối quan tâm thực sự trong một số lĩnh vực. Thí dụ, trong lĩnh vực phần mềm, trong năm vừa qua đánh dấu những bước tiến đáng kể của Việt Nam trong việc bảo hộ bản quyền phần mềm, một số cơ quan, tổ chức kinh tế đã mua phần mềm để cài đặt vào máy tính của mình như: tháng 4/2006 Bộ Tài chính ký thoả thuận mua
15.000 bản phần mềm văn phòng Office; ngày 16/10/2006, Vietcombank đã ký thỏa thuận sở hữu trong vòng 3 năm 4.000 giấ y phé p sử dụng cho Microsoft Office 2003 đồng thời cũng sẽ được sử dụng hợp pháp sản phẩm này tại nhà; ngày 25/10/2006 Công ty FPT ký thỏa thuận mua bản quyền phần mềm cho
4.500 máy tính; ngày 4/12/2006 Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) ký thoả thuận bản quyền Office cho 150 chi nhánh toàn quốc. Đặc biệt, tháng 3/2007 vừa qua, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ký bản ghi nhớ với tập đoàn Microsoft, trong đó có thoả thuận Chính phủ Việt Nam sẽ mua bản quyền phần mềm của Microsoft (cụ thể là phần mềm văn phòng Microsoft Office) cho các cơ quan chính phủ trong thời gian 3 năm. Những tiến triển nêu trên được đánh giá là sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm trong nước phát triển và cải thiện hình ảnh quốc gia, nhưng nó cũng gây ra mối quan ngại lớn là vấn đề kinh phí. Theo nhận định của các chuyên gia, nếu Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ xâm phạm bản quyền phần mềm theo cách “mua hết bản quyền hệ điều hành và phần mềm văn phòng của nhà sản xuất” thì sẽ tốn một khoản chi phí khổng lồ. Cụ thể, Việt Nam đang có khoảng vài triệu PC đang sử dụng (trước WTO), và theo đánh giá từ các nhà cung cấp PC, năm 2005, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,2 triệu PC mới. Nếu tính thêm mức độ tăng trưởng 25% năm, như vậy trong 5 năm tới đây (kể từ khi gia nhập WTO) sẽ có tới 6 triệu PC mới phải tôn trọng bản quyền phần mềm (theo cam kết WTO), nghĩa là Việt Nam nếu dùng phần mềm thương mại cho văn phòng (thí dụ Windows và Office) sẽ phải trả bản quyền phần mềm cho 6 triệu PC x 500 USD là 3 tỷ USD. Mặt khác, nếu mua bản quyền cho các cơ quan nhà nước, hiện đang có khoảng 2 triệu công chức và viên chức
thì có thể tính được con số tới 1 tỷ USD cho việc chi trả bản quyền cho phần mềm văn phòng. Đây thực sự là những con số đáng được suy nghĩ.
Có thể bạn quan tâm!
- Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Giai Đoạn 1995-2005
- Khiếu Nại Về Việc Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
- Đăng Ký Xác Lập Quyền Shtt Giai Đoạn 1995-2005
- Gắn Vấn Đề Bảo Hộ Quyền Shtt Với Việc Bảo Vệ Lợi Ích Quốc Gia, Phục Vụ Các Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đất Nước
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 13
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Do tác động có tính chất pha trộn của bảo hộ quyền SHTT như nêu trên, cho nên đã có nhiều ý kiến đặt ra việc cân nhắc giữa lợi ích quốc gia và quan hệ quốc tế liên quan đến việc thực hiện bảo hộ quyền SHTT khi Việt Nam gia nhập WTO và phải tuân thủ Hiệp định TRIPs. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của TRIPs, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho một số thiệt thòi tiềm năng sau đây:
- Thứ nhất, việc bảo hộ quyền SHTT sẽ đồng nghĩa với việc đẩy giá thành hàng hóa dịch vụ lên cao hơn. Trong điều kiện hiện nay, khi hoạch định giá, thương nhân chỉ cần cộng các yếu tố chi phí đầu vào như: nguyên, nhiên vật liệu, chi phí vận tải, thuê nhân công, cộng với một khoản tiền lãi hợp lý, thì khi gia nhập WTO các mục đó sẽ phải cộng thêm phần chi phí cho việc sử dụng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả... Tỷ lệ cho chi phí này mà nhà sản xuất phải bỏ ra là không nhỏ. Bởi vậy, không có cách nào khác, nhà sản xuất phải đẩy giá bán lên cao mới có thể giữ được tỷ suất lợi nhuận.
- Hệ quả của vấn đề trên liên quan tới vấn đề thứ hai: người tiêu dùng là dân nghèo, người có thu nhập thấp khó có điều kiện tiếp xúc và thỏa mãn nhu cầu mua sắm do giá cả hàng hóa tăng cao. Thí dụ, hiện nay sinh viên Việt Nam chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng là có thể có một máy tính để sử dụng, song nếu thực hiện nghiêm minh vấn đề bản quyền tác giả thì tiền mua phần mềm Microsoft Windows sẽ tương đương ít nhất với số tiền mua phần cứng. Như vậy, chi phí cho việc có một máy tính cá nhân để sử dụng sẽ cao hơn rất nhiều. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cũng từ đó có nguy cơ sẽ tăng lên do sự chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống, làm việc.
- Ở một khía cạnh khác, việc được bảo hộ quyền SHTT sẽ là động lực giúp các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đưa thiết bị công nghệ vào trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thế mạnh về khoa học kỹ thuật và công nghệ, nên sẽ bị lấn át. Từ đó, nảy sinh tình trạng lệ thuộc vào công
nghệ nước ngoài. Trên lý thuyết, việc bảo hộ quyền SHTT sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nội địa, song bí quyết công nghệ là thứ không dễ gì nước ngoài tiết lộ cho chúng ta. Vô hình trung, việc bảo hộ quyền SHTT đã bảo vệ, che chở các đối thủ cạnh tranh, làm yếu thế các doanh nghiệp Việt Nam trên sân nhà.
Những cân nhắc về thua thiệt trên đây đặt ra hàng loạt vấn đề Việt Nam cần giải quyết liên quan đến bảo hộ quyền SHTT. Những vấn đề nổi bật đặt ra là:
(1) Liệu Việt Nam có nên thắt chặt bảo hộ quyền SHTT đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể ở đây là Hiệp định TRIPs, hay không? (2) Nên thắt chặt đến mức độ nào là vừa? (3) Và nếu chấp nhận thực hiện Hiệp định TRIPs theo đúng cam kết gia nhập WTO, thì làm thế nào Việt Nam nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi bảo hộ quyền SHTT trong thực tế, và làm thế nào Việt Nam có thể tận dụng các ngoại lệ cũng như các quy định linh hoạt của Hiệp định TRIPs nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, phục vụ các mục tiêu phát triển? Nội dung trình bày trong Chương 3 sẽ góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHTT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm
3.1.1. Bảo hộ quyền SHTT cần được thắt chặt theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là Hiệp định TRIPs
Những phân tích trong Mục 2.3.2 trên đây không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bị thua thiệt khi hội nhập. Xét một cách toàn diện, những yếu tố trên chỉ mang tính tạm thời và hoàn toàn có thể thay đổi bởi một số lý do sau đây:
Việc bảo hộ quyền SHTT không chỉ là sự đòi hỏi của thế giới như một lá bài quan trọng để Việt Nam tham gia WTO, mà là một quy luật, một sự tất yếu của tiến trình phát triển. Người lao động trí tuệ cần phải được trả công xứng đáng cho những gì họ sáng tạo ra. Đó là nguyên tắc của sự công bằng và là động lực cho sự phát triển. Việc chúng ta chấp thuận những yêu cầu khắt khe của thế giới trong lĩnh vực SHTT không chỉ phản ánh sự nhận thức đúng đắn và những nỗ lực của Nhà nước mà còn là sự phản ánh một bước đi đúng hướng, tuân theo quy luật chung của sự phát triển.
Xây dựng và thực thi nghiêm minh pháp luật, trong đó có hệ thống các quy phạm về SHTT sẽ là lời kêu gọi đầu tư hấp dẫn nhất, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống... Bên cạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, việc bảo hộ quyền SHTT sẽ bảo hộ và khuyến khích các hoạt động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của chính người Việt Nam. Việc được đánh giá đúng khả năng và trả công xứng đáng cho hoạt động trí tuệ, cung cấp nguồn vốn để tái đầu tư sản xuất và tái sản xuất mở rộng là động lực thúc đẩy các hoạt động lao động sáng tạo, nâng cao tinh thần tự chủ. Bản chất con người Việt Nam vốn thông minh, giàu tính sáng tạo, một cơ chế hợp lý, phản ánh đúng giá trị khách quan sẽ góp phần biến những giá trị chất xám thành của cải vật chất
Xét trong thời gian ngắn trước mắt, bảo hộ quyền SHTT có thể sẽ tạo nên sự phụ thuộc về công nghệ của nước ngoài. Nhưng với việc các nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam cho các tài sản vô hình, họ sẽ mạnh dạn đưa công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào khai thác. Tham gia vào quá trình sản xuất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam có nhiều điều kiện học tập, biến cái của người thành kiến thức của mình, tạo bước đột phá...
Với những lý lẽ nêu trên, bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam cần được thắt chặt theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể ở đây là Hiệp định TRIPs của WTO.
3.1.2. Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT
Việt Nam đã là thành viên của WTO, đương nhiên, việc tuân thủ các quy định của WTO nói chung cũng như các quy định của Hiệp định TRIPs nói riêng về bảo hộ quyền SHTT là một yêu cầu bắt buộc. Bằng việc ban hành Luật SHTT 2005, và một số quy định pháp luật nằm rải rác trong các bộ luật khác, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã khá đầy đủ theo yêu cầu của Hiệp định TRIPs, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT. Để các quy định về quyền SHTT đi vào cuộc sống thì vấn đề là phải thực thi có hiệu quả các quy định đó. Và đây cũng chính là một yêu cầu cốt yếu khác mà Hiệp định TRIPs đòi hỏi các nước thành viên WTO phải thực hiện. Thực thi nghiêm túc quyền SHTT một mặt đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp định TRIPs, mặt khác còn mang lại những lợi ích cho Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ trong nước, tạo môi trường thuận lợi hơn để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Thế nhưng, chính vấn đề thực thi lại là một điểm yếu lớn nhất của hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam, với nhiều nguyên nhân khác nhau như các phần trên đã phân tích. Đây chính là điểm không tương thích lớn nhất của hệ
thống SHTT của Việt Nam so sánh với Hiệp định TRIPs, là điểm yếu cơ bản trong hệ thống bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam, và là nguy cơ khiến chúng ta phải chịu những rủi ro tiềm năng lớn khi gia nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu. Bởi vì, khi là thành viên của WTO, cũng giống như bất kỳ các thành viên khác, Việt Nam có trách nhiệm bảo hộ các tài sản trí tuệ của các tác nhân nước ngoài. Do vậy, nếu phía Việt Nam có bất cứ xâm phạm từ cá nhân hay tổ chức nào đều có thể dẫn đến việc chủ thể quyền nước ngoài yêu cầu chính quyền của họ kiện Việt Nam trước WTO15. Và tất nhiên, hậu quả lúc đó là rất nặng nề không chỉ về phương diện kinh tế mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam nói
chung. Bên cạnh đó, nếu Việt Nam không nâng cao được năng lực thực thi bảo hộ SHTT thì sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tốc độ tăng trưởng thương mại và xuất khẩu cao nhưng giá trị chuyển giao và hàm lượng giá trị gia tăng chỉ ở mức thấp. Sở dĩ như vậy là vì một khi các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy tài sản trí tuệ của họ bị sao chép một cách phổ biến và bị chuyển giao bất hợp pháp do năng lực thực thi bảo hộ quyền SHTT kém, họ sẽ có những động thái phản ứng tức thời, mà rõ nhất là việc hạn chế hoặc thậm chí thay đổi quyết định đầu tư. Như vậy, sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền đối với nhiều nhà đầu tư khác và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Chính vì vậy, một khuôn khổ pháp luật tốt song hành cùng một hệ thống thực thi đồng bộ và tương thích là một yêu cầu bức thiết đặt ra để đảm bảo hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.
3.1.3. Thắt chặt bảo hộ quyền SHTT đi đôi với việc thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho việc tận dụng có hiệu quả những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ bảo hộ quyền SHTT
Như đã phân tích trong Chương 1, việc thực hiện Hiệp định TRIPs tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước đang phát triển
15 Nguyễn Tú Anh (2005), “Gia nhập WTO và các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền SHTT ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 3, tr. 46.
mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, để tận dụng tốt những cơ hội này, Việt Nam không chỉ đơn thuần cần thực thi có hiệu quả và hiệu lực chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT mà còn phải thực hiện hàng loạt những thay đổi liên quan đến các lĩnh vực chính sách khác như: chính sách thu hút và sử dụng FDI; chính sách phát triển doanh nghiệp; chính sách giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chính sách phát triển kinh tế tri thức;… Việc thực thi tốt bảo hộ quyền SHTT hứa hẹn sẽ kích thích lượng vốn FDI lớn của các công ty đa quốc gia đổ vào nước, tuy nhiên để hấp thụ có hiệu quả lượng vốn này thì Việt Nam cần phải có kết cấu hạ tầng tốt, nguồn nhân lực phát triển và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Nguồn nhân lực phát triển cũng là điều kiện quan trọng để có thể hấp thụ được những công nghệ hiện đại được chuyển giao từ nước ngoài. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm khoa học và công nghệ được trao đổi mua bán trên thị trường, được thương mại hoá, các tài sản trí tuệ trở thành những tài sản có giá trị thực sự. Điều này sẽ khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động sáng tạo và phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển cũng chứa đựng nhiều yếu tố có tác động tích cực đến bảo hộ quyền SHTT.
Trong khi đó, phát triển kinh tế tri thức ngày nay là một xu thế không thể đảo ngược của nhân loại. Đối với Việt Nam, chúng ta có thể gắn kết phát triển kinh tế tri thức với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để theo đuổi định hướng phát triển này, cần thực hiện các chính sách nhằm tạo dễ dàng cho việc sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức vì các mục tiêu phát triển. Việc thực hiện các chính sách này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc khai thác, tận dụng những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ việc thắt chặt bảo hộ quyền SHTT. Nói tóm lại, song song với việc thắt chặt bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs,