Mục Đích Của Việc Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


luật và thông lệ quốc tế. Nó được thể hiện ở Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự (Phần thứ 6 chương II và chương III), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (được sửa đổi bổ sung năm 2002), Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi bổ sung 2001), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hải quan năm 2002và các văn bản khác hướng dẫn thi hành luật.

1.1.4. Mục đích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Chưa bao giờ vấn đề sở hữu trí tuệ lại được đưa ra một cách cấp bách như hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế tri thức, dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao.

Thực tiễn cho thấy muốn khuyến khích đầu tư sáng tạo, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến hiện đại thì phải ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ sử dụng bất hợp pháp các thành quả sáng tạo.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm các mục đích sau:

Một là: Bảo vệ lợi ích của người phát minh, khuyến khích phát hiện cái

mới.

Quyền sở hữu trí tuệ quyết định khả năng tồn tại và hoạt động trong tương

lai của mỗi doanh nghiệp. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy: Năm 1982 khoảng 62% tài sản của doanh nghiệp ở Hoa Kỳ là tài sản vật chất nhưng đến năm 2000 con số đó giảm xuống chỉ còn 30%. Vào đầu những năm 1990 ở châu Âu tài sản vô hình chiếm 1/3 tổng số tài sản. Tại Hà Lan năm 1992 tài sản vô hình chiếm 35% tổng đầu tư của nhà nước và tư nhân [85, tr.54].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


“Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng của chính sách sở hữu trí tuệ của chính phủ” [85, tr.93]. Chủ sở hữu có thể tự mình ứng dụng hoặc chuyển nhượng bằng độc quyền sáng chế để thu lại chi phí đã bỏ ra tái sản xuất ra tri thức.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 3

Nhiều khi sản phẩm trí tuệ có tính ứng dụng cao cho hoạt động kinh tế - xã hội nhưng do hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không nghiêm ngặt khiến chủ sở hữu chưa thu được đủ chi phí sản xuất nên họ không muốn đăng ký với cơ quan hữu quan. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước hết là bảo vệ lợi ích của người phát minh nhằm khuyến khích các viện nghiên cứu chuyển giao và triển khai trí thức thông qua việc gắn kết các nỗ lực của nhà nước và giới khoa học với các nỗ lực của khu vực thương mại. Đặc biệt ở các nước đang phát triển như ở nước ta khi kinh phí dành cho nghiên cứu và triển khai trong khu vực công nghiệp còn thấp thì cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh hơn để gia tăng tài trợ tư nhân trong khu vực này hoặc để tăng lợi nhuận từ sản phẩm và dịch vụ đạt được trong thương mại, có sử dụng kết quả nghiên cứu để đầu tư tiếp cho nghiên cứu và triển khai.

Những nghệ sĩ, người sáng tạo và doanh nhân cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm bất hợp pháp là người cảm nhận trực tiếp nhất hậu quả về mặt xã hội của nạn bằng giả và chiếm đoạt.

Ví dụ: Những nhạc sĩ, ban nhạc, công ty ghi âm và nhà phân phối trong nước không thể phát hành một đĩa CD vì các sản phẩm của họ bị đẩy ra khỏi thị trường bởi các bản sao làm giả được bán với giá thấp và không bảo đảm chất lượng.

Hai là: Bảo vệ lợi ích người sản xuất.


Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhất là sở hữu công nghiệp làm cho doanh nghiệp nắm quyền sở hữu mất thị phần trên thị trường, không chỉ giảm bớt doanh thu và lợi nhuận mà còn ảnh hưởng xấu đến vị trí và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự điêu đứng của các doanh nghiệp làm ăn chân chính và của những nghành công nghiệp non trẻ do nạn hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép lậu đang đe dọa nghiêm trọng sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không có hiệu quả sẽ làm cho môi trường kinh doanh trở nên không lành mạnh. Hàng giả, hàng nhái và hàng sao chép với hàng thật đan xen lẫn nhau, gây tổn thất và làm mất lòng tin của người tiêu dùng và hậu quả sẽ rất lâu dài, không thể lường trước được. Hậu quả là nhà sản xuất chân chính bị thiệt thòi, uy tín của doanh nghiệp bị suy giảm. Trong khi đó lợi ích của các doanh nghiệp vi phạm lại càng gia tăng.

Ví dụ: Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ ước tính rằng các phim bị quay trộm bằng máy ghi âm và phim ăn cắp làm cho nghành công nghiệp phim ảnh Hoa Kỳ thiệt hại khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với nạn hàng giả và hầu hết bị giảm thị phần bởi hàng giả. Ông Thịnh Sỹ, phó Giám đốc Công ty bánh kẹo Tràng An cho biết: Do sự gia tăng của hàng giả nên thu nhập của công ty Tràng An về mặt hàng bánh kẹo giảm 30% so với năm ngoái. Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng bị giảm 40% sản lượng so với trước đây. Ông Chấn Văn Thành, phó Giám đốc công ty TNHH Hữu Tiến cho biết, trong năm 2000 năng suất và doanh thu của công ty đã giảm xuống đến 70% so với năm trước đây do bị hàng giả lấn át [47].

Theo luật pháp, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường, nhưng đây là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, không phải lúc nào người


bị thiệt hại cũng có thể đưa ra bằng chứng để chứng minh thiệt hại của mình, đặc biệt là các thiệt hại vô hình như uy tín trên thương trường.

Ba là: Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhãn hiệu và uy tín của sản phẩm là chỉ dẫn thương mại giúp người tiêu dùng tìm đến sản phẩm yêu thích đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của mình. Người tiêu dùng thường có thói quen mua hàng mang nhãn hiệu mà họ đã quen dùng vì họ tin tưởng hàng hoá đó có chất lượng tốt như họ đã được biết.

Hiện nay nạn hàng giả phát triển với quy mô quốc tế. Việc ăn cắp bản quyền và giả mạo hàng hoá không chỉ diễn ra với các hàng tiêu dùng như túi sách, nước hoa và quần áo mà cả dược phẩm. Thậm chí cả những phụ tùng của máy bay. Việc mua nhầm một túi sách tay dởm nhãn hiệu Chanel hoặc đồng hồ Rolex có thể gây ra nỗi kinh hoàng, tức giận hoặc căng thẳng về tâm lý. Việc mua phải dược phẩm giả mạo có thể gây ra hậu quả chết người. Đã có trường hợp một máy bay được lắp ráp bằng êcu và bulông giả mạo khi ở độ cao 12.000m đinh ốc long ra làm máy bay rơi. Tại Việt Nam, điều đáng lo ngại là hiện tượng hàng giả ngày càng phát triển một cách tinh vi, khó phát hiện [71].

Ví dụ: Máy tính Casio giả đã bắt chước toàn bộ kiểu dáng và nhãn hiệu của loại máy LC - 403LB, Fx - 500Sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản được in lậu bán tràn lan trên thị trường chỉ khi người tiêu dùng sử dụng mới phát hiện ra hàng in lậu. Mì chính giả nhãn hiệu AJINOMOTO hiện nay đang lưu hành trên thị trường với lôgô hình thức mẫu mã giống hệt hàng thật, Xi

-rô paracentamol giả đã cướp đi sinh mạng của 109 trẻ em ở Nigeria (nguồn: http:// www.interpol.int). Một phiên bản giả thuốc kháng sinh loại kháng sinh


Ceclor đã làm cho trẻ em ở 7 bang ở Hoa Kỳ phải chịu đựng đau đớn vì nhiễm trùng tai và có khả năng chịu tổn thương tai vĩnh viễn (nguồn: http:

//www.iacc.org). Năm 1989 một máy bay của Na uy đã bị rơi làm chết 55 người, nguyên nhân được báo cáo là do bu-lông giả tiêu chuẩn thấp. Năm 1987 một vụ rơi máy bay trực thăng làm thiệt mạng một phóng viên là do khớp ly hợp giả gây ra, khi tiếp tục điều tra người ta phát hiện ra rằng đã xảy ra những tai nạn tương tự và trên 600 máy bay trực thăng, trong đó một số đã bán cho Nato được trang bị chính các phụ tùng giả đó của hàng giả.

Chất lượng và độ bền của hàng giả đều kém hàng thật đã gây ra nhiều rắc rối cho người tiêu dùng .

Ví dụ: Nút bấm loại máy tính nhãn hiệu Casio giả sẽ bị bong ra sau một thời gian ngắn sử dụng hoặc thực hiện sai các phép tính. Hàng giả còn gây ra thiệt hại tài chính đối với người tiêu dùng. Quyền sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động thương mại. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu là một trong những lý do chính dẫn đến các hoạt động kinh doanh phi pháp và mang tính “chụp giật”. Nếu hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và đó chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển thương mại [46].

Bốn là: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng vai trò to lớn đối với đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước sở tại, trong đó hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng.

Nét đặc trưng của các công ty đa quốc gia là chúng sở hữu những khoản tài sản vô hình quan trọng nhất.


Ví dụ: Tài sản vô hình của hãng Walt Disney chiếm tới 70,9% tổng tài sản, hãng Mike chiếm 76%, còn ở các hãng kinh doanh máy tính phần mềm như Microsoft thì tài sản vô hình chiếm tới 98%... Xét trên góc độ quyền sở hữu trí tuệ, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của một công ty. Các công ty đa quốc gia có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn của mình tại các nước có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh, vì họ có thể bảo hộ tốt bí mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa. Một trong các yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm là khả năng kiểm soát thị trường phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là một giải pháp hữu hiệu để loại trừ cạnh tranh không lành mạnh, chống nạn làm hàng giảQuyền sở hữu công nghiệp gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, công nghệ mới thường là các giải pháp kỹ thuật mới có tính sáng tạo được cấp bằng độc quyền theo cơ chế bảo hộ sáng chế. Trong chuyển giao công nghệ, người được chuyển giao muốn tiếp thu giải pháp kỹ thuật được bảo hộ sáng chế trước tiên phải được chuyển giao quyền sử dụng, tức là được khai thác công nghệ trong một thời hạn, lãnh thổ với những hạn chế ràng buộc nhất định về nghĩa vụ. Để bảo vệ uy tín của công nghệ, của chất lượng sản phẩm do công nghệ tạo ra, đồng thời lại muốn doanh số tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng để làm căn cứ tính bản quyền thì quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với chuyển giao sử dụng nhãn hiệu. Xây dựng được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh mới có điều kiện tiếp nhận công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước.

Tóm lại: Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và tạo uy tín cho sản phẩm, kinh doanh lành mạnh. Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của Đảng ta là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế


không có cách nào khác là chúng ta ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Bởi vậy, phải coi trọng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và hàng hải song phương với nước ta, tất cả các nước đặc biệt là nước phát triển đều yêu cầu đưa nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vào hiệp định. Điển hình là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong đó chương lớn nhất là chương về sở hữu trí tuệ (Chương II)

Thực tiễn quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với nước ngoài trong những năm qua cho thấy phía nước ngoài chỉ mạnh dạn đầu tư và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam khi các quyền tài sản của họ được an toàn. Muốn mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại với các nước trên thế giới, muốn thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào Việt Nam, muốn hội nhập kinh tế quốc tế, phải bảo đảm một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Cần có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ thống nhất, đầy đủ, đồng bộ, cụ thể, minh bạch và có hiệu lực thực sự, tương thích với luật chơi chung trên trường quốc tế, và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ.‌

1.2. Kinh nghiệm của một số nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tụê

1.2.1. Kinh nghiệm về thể hoá quyền sở hữu trí tuệ

Ý thức được vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội, hơn 100 năm qua các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau đưa ra nhiều thoả ước nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là:

- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883.

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886.

- Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và các nhà tổ chức phát thanh 1961.


- Công ước Geneva 1971 về bảo hộ các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và việc chống sao chép trái phép các băng đĩa âm thanh.

- Công ước Brussels về việc phổ biến các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh 1974.

- Hiệp định về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại 1993.

- Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS).

Để thực hiện những hiệp ước nói trên, mỗi nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế thực thi đủ mạnh. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hình thành rất sớm đầu thế kỷ XVI.

Ví dụ: Đạo luật của Nữ hoàng Anne ở nước Anh là bộ luật về bản quyền sớm nhất được thông qua vào năm 1709.

Đạo luật về đặc quyền năm 1642 là bộ luật thành văn đầu tiên của Anh đã quy định một đặc quyền cho sáng chế trong một thời gian nhất định.

Luật về bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của Pháp quy định về bảo hộ quyền của người sáng chế vào năm 1791, sau cách mạng Pháp và tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân.

Ở Mỹ, năm 1788 hiến pháp đã quy định rõ về bằng độc quyền sáng chế và sự bảo hộ việc sáng chế thông qua việc cấp bằng độc quyền cho người sáng chế.

Hơn nữa, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các đạo luật riêng biệt điều chỉnh từng đối tượng sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Ở Trung Quốc việc xây dựng khung pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Luật nhãn hiệu hàng hoá năm 1982 (sửa đổi năm 2001), Luật sáng chế năm 1984 (sửa đổi năm 2000), Luật bản quyền năm 1990 (sửa đổi năm 2001), Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993. Ở các nước khác như Anh, Mỹ, Nhật, Thái Lancũng đều làm như vậy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023