Chính Sách, Pháp Luật Liên Quan Đến Thực Thi Quyền Shtt


Luật SHTT bao gồm 222 điều chia làm 6 phần, 18 chương, được đánh giá là đã thể chế hoá được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán trong việc bảo hộ quyền SHTT trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hoà của các chủ thể quyền với lợi ích xã hội, nhằm tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo, khai thác tối đa quyền SHTT phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Xét khái quát, Luật SHTT có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:

- Thứ nhất, Luật SHTT là sự tổng hợp các quy định liên quan đến SHTT từ nhiều văn bản pháp luật. Theo thống kê, các quy định liên quan đến SHTT nằm rải rác ở khoảng 40 văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Giống cây trồng, các nghị định của Chính phủ… Luật SHTT đã quy về một mối duy nhất các quy định rải rác nói trên, bao gồm các quy định về nội dung cũng như thủ tục để xử lý các vấn đề liên quan đến SHTT như xác lập quyền, thực thi quyền,… Để tránh sự chồng chéo các luật khi áp dụng, Luật SHTT quy định: (i) nếu các luật khác có quy định về SHTT trái với Luật SHTT thì sẽ áp dụng Luật SHTT; (ii) đối với các vấn đề dân sự liên quan đến SHTT không được quy định tại Luật SHTT thì áp dụng Bộ luật Dân sự.

- Thứ hai, Luật SHTT được ban hành thể hiện nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mặc dù trong quá trình soạn thảo và thảo luận tại Quốc hội, đã có rất nhiều áp lực từ phía các cơ quan và đại biểu quốc hội chủ trương bảo hộ trong nước, nhất là về các quy định liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng, nhưng Luật SHTT đã được thông qua với các điều khoản tương đối phù hợp với chuẩn mực mà Hiệp định TRIPs quy định và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Ngoài ra, Luật SHTT cũng khẳng định rõ, trong trường hợp Luật SHTT có quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì sẽ áp dụng các điều ước quốc tế đó.


- Thứ ba, Luật SHTT đã luật hoá các đối tượng SHTT để phù hợp hơn với Hiệp địnhTRIPs, bao gồm: Quyền tác giả và các quyền liên quan; Quyền sở hữu công nghiệp; và Quyền về giống cây trồng.

- Thứ tư, với việc dành riêng cả Phần thứ năm để quy định về “Bảo vệ quyền SHTT”, Luật SHTT được đánh giá là đã khắc phục được khâu yếu nhất trong hệ thống pháp luật SHTT hiện hành (xem cụ thể trong Mục 2.2 của Chương này).

Để tăng cường hiệu lực thực thi Luật SHTT, trong tháng 9/2006, Chính phủ đã ban hành một loạt nghị định hướng dẫn thực thi các vấn đề được quy định trong Luật, bao gồm: Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định 103/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp; Nghị định 104/2006/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về quyền đối với giống cây trồng; Nghị định 105/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT; và Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về STTT.

2.1.2. Chính sách, pháp luật liên quan đến thực thi quyền SHTT

Cũng giống như các quy định pháp luật về tiêu chuẩn bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền SHTT, trước khi có Luật SHTT, các quy định pháp luật về thực thi quyền SHTT nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đáng chú ý là một số văn bản quan trọng như Bộ luật Hình sự (1999), Bộ luật Tố tụng Hình sự (2003), Bộ luật Tố tụng Dân sự (2004), Luật Thương mại (1997), Luật Hải Quan (2001), Pháp lệnh Xử lý Vi phạm hành chính (2002),… Nghiên cứu các quy định pháp luật thực thi quyền SHTT trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì thấy rằng, vị trí của pháp luật về quyền SHTT ở nước ta còn mờ nhạt, phân mảng và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, chưa thể hiện được đầy đủ bản chất của các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền SHTT. Do quan niệm


vấn đề quyền SHTT là một bộ phận không tách rời của Bộ luật Dân sự nên hầu hết các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền SHTT đều được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự (1995 và 2005) và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Quan điểm và việc xác định vị trí của chế định về quyền SHTT trong hệ thống pháp luật như vậy của Việt Nam đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình xây dựng, áp dụng và thực thi pháp luật, chính sách về SHTT. Chính vì vậy mà nội dung thực thi quyền SHTT trong những năm vừa qua được coi là một trong những điểm yếu nhất của hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam.

Điểm yếu này đã được khắc phục cơ bản khi Luật SHTT được ban hành. Luật SHTT dành toàn bộ Phần thứ năm với tiêu đề “Bảo vệ quyền SHTT” (không dùng thuật ngữ “Thực thi quyền”) gồm 22 điều để quy định về vấn đề thực thi quyền SHTT. Để quyền của chủ thể quyền SHTT được thực thi trong cuộc sống thì trước tiên phải nêu cao tính chủ động tự bảo vệ quyền của chủ thể bằng các biện pháp theo luật định, sau đó mới quy định trách nhiệm bảo vệ quyền của các cơ quan có thẩm quyền. Việc bảo vệ quyền SHTT có thể tiến hành bằng biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp hành chính, bao gồm cả kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền SHTT, trong đó nhấn mạnh đến biện pháp dân sự là chủ yếu thông qua hình thức buộc bồi thường thiệt hại trên cơ sở các mức được ấn định trong Luật. Một trong các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác thực thi quyền đó là dùng các biện pháp ngăn chặn nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT có tính chất tinh vi, xảo quyệt và có dấu hiệu xoá dấu vết vi phạm. Luật đã quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong xử lý dân sự và biện pháp ngăn chặn trong xử lý hành chính. Nhìn chung thì các quy định về bảo vệ quyền SHTT trong Luật SHTT đã có nhiều điểm phù hợp với các quy định về thực thi quyền SHTT trong Hiệp định TRIPs (từ Điều 41 đến Điều 61).


Nhằm nâng cao hiệu lực thực thi Luật SHTT, ngày 19/1/2006, các Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn hoá – Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Thương mại và Công an đã ký kết chương trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010 (sau đó có bổ sung thêm Bộ Bưu chính - Viễn thông). Chương trình này tập trung vào những nội dung chủ yếu như: tuyên truyền, phổ cập, hướng dẫn xã hội tôn trọng, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; xây dựng và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng; đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin, đào tạo, tập huấn và hợp tác quốc tế; và hỗ trợ các địa phương trong việc nâng cao năng lực phòng và chống xâm phạm quyền SHTT.

Tóm lại, trong quá trình hơn 10 năm qua kể từ khi Việt Nam đệ đơn xin gia nhập WTO, hệ thống chính sách, pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện theo hướng phù hợp với Hiệp định TRIPs. Đặc biệt, Luật SHTT được ban hành đã cơ bản đáp ứng được các chuẩn mực là tính đầy đủ và hiệu lực thực thi. Một điều rất đáng chú ý là trong những năm qua, việc Việt Nam tham gia các hiệp định song phương và các điều ước quốc tế đa phương có liên quan đến bảo hộ quyền SHTT đã góp phần đẩy mạnh sự hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng phù hợp với Hiệp định TRIPs, điển hình là Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ. Các quy định của Hiệp định TRIPs về cơ bản giống với các quy định tại Chương II của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ. Do đó, việc thực hiện Hiệp định này là bước tiến quan trọng trong hệ thống bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam hướng tới thích ứng với các yêu cầu của Hiệp định TRIPs. Đồng thời, theo Hiệp định TRIPs, Việt Nam có nghĩa vụ phải tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về


quyền SHTT. Đến nay Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế quan trọng về vấn đề này, bao gồm: Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Bern về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế các nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước Hợp tác bằng sáng chế (PCT), Công ước Stokholm về thành lập Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO), Công ước Geneva về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép, Công ước Brussels về Phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, và Công ước UPOV về Bảo hộ giống cây trồng mới. Theo Hiệp định TRIPs, Việt Nam còn phải tham gia Công ước Rome về Bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình.‌

2.2. Tình hình thực thi bảo hộ quyền SHTT

2.2.1. Đăng ký xác lập quyền SHTT

2.2.1.1. Đối với quyền sở hữu công nghiệp

Kể từ khi có Bộ luật Dân sự (1995), tình hình đăng ký bảo hộ quyển sở hữu công nghiệp đã từng bước được triển khai, thể hiện được vai trò và tác động tích cực đối với nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, trong những năm vừa qua, số đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã cấp tại Việt Nam có xu hướng gia tăng liên tục, đặc biệt là từ năm 2002 đến nay. Tuy nhiên, đối với từng đối tượng sở hữu công nghiệp, sự biến động về số đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ có sự khác biệt khá lớn, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, đối với sáng chế: tính từ năm 1995 đến nay, số đơn đăng ký sáng chế và số bằng độc quyền sáng chế được cấp đã tăng lên rất nhanh chóng, tương ứng từ mức 682 đơn và 56 bằng năm 1995 lên 1947 đơn và 668 bằng năm 2005 (Bảng 2.1).

Điều đáng chú ý là số đơn đăng ký và số bằng độc quyền sáng chế của người Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đơn đăng ký và số bằng đã cấp. Tính trung bình trong giai đoạn 1995-2005, số đơn của người Việt Nam chỉ


chiếm 4,95% tổng số đơn đăng ký sáng chế đã nộp tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Số bằng độc quyền sáng chế cấp cho người Việt Nam trong thời gian này còn thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 2,25% tổng số bằng độc quyền sáng chế đã cấp. Tuy nhiên, số đơn đăng ký sáng chế và số bằng độc quyền sáng chế đã cấp cho người Việt Nam đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, từ 23 đơn và 3 bằng năm 1995 lên tương ứng 180 đơn và 27 bằng năm 2005. Tính chung trong giai đoạn 1995-2005, tổng số bằng độc quyền sáng chế đã cấp tại Việt Nam là 5208, trong đó số bằng độc quyền sáng chế của người Việt Nam là 117 bằng.

Bảng 2.1. Đăng ký sáng chế giai đoạn 1995-2005



Năm

Số đơn đăng ký

Số bằng được cấp

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước

ngoài

Tổng số

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước

ngoài

Tổng số

1995

23

659

682

3

53

56

1996

37

971

1008

4

58

62

1997

30

1234

1264

0

111

111

1998

25

1080

1105

5

343

348

1999

35

1107

1142

13

322

335

2000

34

1205

1239

10

620

630

2001

52

1234

1286

7

776

783

2002

69

1142

1211

9

734

743

2003

78

1072

1150

17

757

774

2004

103

1328

1431

22

676

698

2005

180

1767

1947

27

641

668

Tổng số

666

12799

13465

117

5091

5208

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 7

Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (2007), có tại: www.noip.gov.vn.

Một điều đáng chú ý nữa là tỷ lệ số bằng sáng chế được cấp so với số đơn đăng ký sáng chế đã nộp là tương đối thấp, chỉ tương đương khoảng 38,68%


trong giai đoạn 1995-2005. Tuy nhiên, con số này có xu hướng gia tăng mạnh theo thời gian, tương ứng từ mức 8,21% năm 1995 lên 34,31% năm 2005, trong đó có năm đạt tỷ lệ cao nhất là 67,30% năm 2003.

- Thứ hai, đối với giải pháp hữu ích: số đơn đăng ký và số bằng độc quyền giải pháp hữu ích nhìn chung có tăng nhưng so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác còn rất nhỏ bé. Nếu như năm 1995 Cục Sở hữu Trí tuệ nhận được 65 đơn đăng ký và đã cấp 24 bằng độc quyền, thì đến năm 2005 các con số tương ứng là 248 đơn và 74 bằng (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Đăng ký giải pháp hữu ích giai đoạn 1995-2005


Năm

Số đơn đăng ký

Số bằng được cấp

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước

ngoài

Tổng số

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước

ngoài

Tổng số

1995

26

39

65

8

16

24

1996

41

38

79

5

6

11

1997

24

42

66

8

12

20

1998

15

13

28

3

14

17

1999

28

14

42

6

12

18

2000

35

58

93

10

13

23

2001

35

47

82

17

9

26

2002

67

64

131

21

26

47

2003

76

51

127

28

27

55

2004

103

62

165

44

25

69

2005

182

66

248

41

33

74

Tổng số

632

494

1126

191

193

384

Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (2007), có tại: www.noip.gov.vn.

Khác với sáng chế, trong giai đoạn 1995-2005, số đơn đăng ký giải pháp hữu ích của người Việt Nam cao hơn đáng kể số đơn của người nước ngoài, trong


khi đó số bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài là ngang nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa số bằng được cấp và số đơn đăng ký nhìn chung vẫn còn tương đối thấp, chỉ đạt trung bình 34,10% trong giai đoạn 1995-2005.

- Thứ ba, đối với kiểu dáng công nghiệp: trong giai đoạn 1995-2005, số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp có sự trồi, sụt theo từng năm, tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây đã có xu hướng gia tăng rõ rệt (Bảng 2.3).

Điều đáng chú ý là số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp cho người Việt Nam cao hơn vượt trội so với người nước ngoài. Tính chung trong giai đoạn 1995-2005, số đơn đăng ký của người Việt Nam cao gấp 4,45 lần số đơn của người nước ngoài, và số bằng được cấp cho người Việt Nam cao gấp 5,07 lần số bằng được cấp cho người nước ngoài. Cũng trong giai đoạn trên, tỷ lệ giữa số bằng được cấp và số đơn đăng ký là tương đối cao, đạt trung bình 57%.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí