Bảng 2.3. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp giai đoạn 1995-2005
Số đơn đăng ký | Số bằng được cấp | |||||
Người nộp đơn Việt Nam | Người nộp đơn nước ngoài | Tổng số | Người nộp đơn Việt Nam | Người nộp đơn nước ngoài | Tổng số | |
1995 | 1023 | 108 | 1131 | 626 | 85 | 711 |
1996 | 1516 | 131 | 1647 | 798 | 68 | 866 |
1997 | 999 | 157 | 1156 | 261 | 62 | 323 |
1998 | 931 | 126 | 1057 | 728 | 94 | 822 |
1999 | 899 | 137 | 1036 | 841 | 94 | 935 |
2000 | 1084 | 119 | 1203 | 526 | 119 | 645 |
2001 | 810 | 242 | 1052 | 333 | 43 | 376 |
2002 | 595 | 235 | 830 | 368 | 9 | 377 |
2003 | 447 | 233 | 680 | 359 | 109 | 468 |
2004 | 686 | 286 | 972 | 412 | 235 | 647 |
2005 | 889 | 446 | 1335 | 508 | 218 | 726 |
Tổng số | 9879 | 2220 | 12099 | 5760 | 1136 | 6896 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Các Nước Đang Phát Triển Liên Quan Đến Bảo Hộ Quyền Shtt Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Chủ Trương, Chính Sách Và Pháp Luật Của Đảng Và Nhà Nước Về Bảo Hộ Quyền Shtt
- Chính Sách, Pháp Luật Liên Quan Đến Thực Thi Quyền Shtt
- Khiếu Nại Về Việc Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
- Đăng Ký Xác Lập Quyền Shtt Giai Đoạn 1995-2005
- Bảo Hộ Quyền Shtt Cần Được Thắt Chặt Theo Hướng Đáp Ứng Các Tiêu Chuẩn Quốc Tế, Cụ Thể Là Hiệp Định Trips
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (2007), có tại: www.noip.gov.vn.
- Thứ tư, về nhãn hiệu hàng hoá: nhãn hiệu hàng hoá là đối tượng sở hữu công nghiệp có số đơn đăng ký và số giấy chứng nhận được cấp lớn nhất trong số tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp. Thí dụ, năm 2005, trong tổng số đơn đăng ký được gửi đến Cục Sở hữu Trí tuệ là 21548 đơn thì số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đạt tới 18018 đơn (chiếm 83,62%); tương ứng, tổng số bằng và giấy chứng nhận được cấp là 11228 thì số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đạt tới 9760 giấy (chiếm 86,93%). Trong giai đoạn 1995-2005, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đều gia tăng, đặc biệt là đã gia tăng đột biến kể từ năm 2002 (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá giai đoạn 1995-2005
Số đơn đăng ký | Số bằng được cấp | |||||
Người nộp đơn Việt Nam | Người nộp đơn nước ngoài | Tổng số | Người nộp đơn Việt Nam | Người nộp đơn nước ngoài | Tổng số | |
1995 | 2217 | 3416 | 5633 | 1627 | 2965 | 4592 |
1996 | 2323 | 3118 | 5441 | 1383 | 2548 | 3931 |
1997 | 1645 | 3165 | 4810 | 980 | 1506 | 2486 |
1998 | 1614 | 2028 | 3642 | 1095 | 2016 | 3111 |
1999 | 2380 | 1786 | 4166 | 1299 | 2499 | 3798 |
2000 | 3483 | 2399 | 5882 | 1423 | 1453 | 2876 |
2001 | 3095 | 3250 | 6345 | 2085 | 1554 | 3639 |
2002 | 6560 | 2258 | 8818 | 3386 | 1814 | 5200 |
2003 | 8599 | 3536 | 12135 | 4907 | 2243 | 7150 |
2004 | 10641 | 4275 | 14916 | 5444 | 2156 | 7600 |
2005 | 12884 | 5134 | 18018 | 6427 | 3333 | 9760 |
Tổng số | 55441 | 34365 | 89806 | 30056 | 24087 | 54143 |
Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (2007), có tại: www.noip.gov.vn.
Điều đáng chú ý là nếu như những năm trước đây, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của người nước ngoài thường chiếm tỷ lệ hơn hẳn so với số đơn của người Việt Nam thì từ năm 2002 tình hình đã có sự đảo ngược, tỷ lệ đơn đăng ký của người Việt Nam cao hơn hẳn của người nước ngoài. Cụ thể là từ đầu năm 2002 đến hết năm 2005, Cục Sở hữu Trí tuệ đã nhận được 53887 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thì số đơn của người Việt Nam đạt tới 38684 đơn (chiếm 71,79%); các con số đối với giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp tương ứng là 29710 giấy, 20164 giấy và 67,87%. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Tuy vậy, tính chung trong cả nước, hiện nay
cũng chỉ mới có khoảng 25% số doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.
Trên đây là khái quát tình hình đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005. Còn một vấn đề rất được quan tâm nữa là tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài. Vấn đề này có ý nghĩa ngày càng quan trọng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp đã bắt đầu có ý thức hơn và tích cực xúc tiến các hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài, tuy nhiên nhìn chung việc triển khai còn rất chậm chạp và để lại những hậu quả không ít cho một số doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài. Tính đến nay chúng ta đã bảo hộ khoảng 6000 nhãn hiệu hàng hoá của người nước ngoài tại Việt Nam thông qua Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, nhưng đến năm 2003 mới chỉ có 52 đơn đăng ký quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình ở một số nước thành viên của Hiệp định này. Chỉ riêng với nước Mỹ, từ năm 1997 đến năm 2003 số đơn đăng ký sáng chế có nguồn gốc Việt Nam vào Mỹ là 10 thì số đơn đăng ký sáng chế có nguồn gốc từ Mỹ vào Việt Nam lên tới 2470. Cũng trong thời gian này, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có nguồn gốc từ Việt Nam vào Mỹ là 164 trong khi đó đã có tới hơn 9000 nhãn hiệu hàng hoá có nguồn gốc từ Mỹ đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Những số liệu nêu trên dường như tạo nên ấn tượng rằng các chủ thể Việt Nam không có nhiều cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các nước khác trong khi hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam lại được các chủ thể nước ngoài khai thác có hiệu quả.
2.2.1.2. Đối với quyền tác giả
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Cục Bản quyền Tác giả Văn học- Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch là cơ quan có chức năng đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài, cấp và
thu hồi Giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Theo số liệu thống kê của Cục Bản quyền Tác giả Văn học- Nghệ thuật, trong giai đoạn 1986-2005, đã có 18.510 giấy chứng nhận bản quyền cấp cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam và nước ngoài nộp đơn. Điều đáng chú ý là số đơn xin đăng ký quyền tác giả gửi đến Cục tăng nhanh trong những năm gần đây, do vậy số giấy chứng nhận được cấp cũng gia tăng nhanh chóng (Bảng 2.5). Điều này cho thấy rằng các chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đã ý thức rõ hơn về quyền lợi của mình từ việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận bản quyền.
Bảng 2.5. Số giấy chứng nhận bản quyền được cấp trong một số năm
1998 | 1999 | 2000 | 2004 | 2005 | Q I/2006 | |
547 | 245 | 423 | 316 | 1437 | 1894 | 578 |
Nguồn: Cục Bản quyền Tác giả Văn học- Nghệ thuật (2006), có tại: www.cov.org.vn; và Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2004).
Trong thời gian qua, hầu hết các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ đều được nộp đơn đăng ký tại Cục Bản quyền Tác giả Văn học- Nghệ thuật, trong đó nhiều nhất là các loại hình tác phẩm thường xảy ra tranh chấp như tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (chiếm hơn 50%), chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu... Nhiều tác phẩm được chuyển giao quyền sở hữu đã được các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký. Toàn bộ sách giáo khoa cải cách giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9 đã được Nhà Xuất bản Giáo dục đăng ký cấp giấy chứng nhận bản quyền. Những động thái trên cho thấy hoạt động đăng ký quyền tác giả đã từng bước đi vào nền nếp và số đơn xin đăng ký sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong những năm tới.
2.2.2. Tình hình xâm phạm quyền SHTT
Cùng với sự tiến triển của các hoạt động xác lập quyền SHTT thì việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo hộ quyền SHTT trong xã hội đã từng bước được cải thiện. Mức độ vi phạm quyền SHTT, cả về không gian, thời gian và đối tượng quyền SHTT, đã phần nào được hạn chế. Tuy nhiên, tình hình xâm phạm
quyền SHTT ở Việt Nam vẫn là một vấn đề rất nghiêm trọng và đáng báo động. Hình thức xâm phạm rất đa dạng, nhưng phần lớn tập trung vào những xâm phạm sau đây:
- Xâm phạm về nhãn hiệu hàng hoá, thường dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
- Xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp, trong đó hàng giả nhái kiểu dáng của hàng thật.
- Xâm phạm về chỉ dẫn địa lý, thường gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ hàng hoá.
- Xâm phạm về sáng chế, trong đó người sản xuất hàng xâm phạm ăn cắp phát minh sáng chế.
- Xâm phạm bản quyền, trong đó phổ biến là: sao chép lậu, ăn cắp nội dung các tác phẩm văn học- nghệ thuật; sao chép lậu, sử dụng bất hợp pháp phần mềm máy tính.
- Xuất, nhập khẩu các hàng hoá, dịch vụ xâm phạm quyền SHTT.
Hiện tại, Việt Nam được xem là quốc gia có tỷ lệ xâm phạm quyền SHTT cao trên thế giới, trong đó xâm phạm bản quyền được coi là cao hàng đầu thế giới. Băng, đĩa hình và nhạc trên thị trường Việt Nam bị đánh giá là bị sao, chép lậu đến 90%. Tình hình đối với phần mềm máy tính cũng tương tự như vậy. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Việt Nam có tỷ lệ sử dụng phần mềm bất hợp pháp cao nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Trong khi tỷ lệ trung bình của toàn khu vực năm 2004 là 53% thì tỷ lệ của Việt Nam lên tới 92% (Bảng 2.6 và Hộp 2.1).
Bảng 2.6. Tỷ lệ sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại một số nước châu Á- Thái Bình Dương năm 2003-2004 (%)
2003 | 2004 | |
Việt Nam | 92 | 92 |
Trung Quốc | 92 | 90 |
Inđônêsia | 88 | 87 |
Pakistan | 83 | 82 |
Thỏi Lan | 80 | 79 |
Ấn Độ | 73 | 74 |
Philippin | 72 | 71 |
Malaysia | 63 | 61 |
Hồng Kông | 52 | 52 |
Hàn Quốc | 48 | 46 |
Đài Loan | 43 | 43 |
Singapore | 43 | 42 |
Ôxtrâylia | 31 | 32 |
Nhật Bản | 39 | 28 |
Niu Dilân | 23 | 23 |
Trung bình khu vực | 53 | 53 |
Nguồn: USPTO (2006).
Hộp 2.1. Tình hình sử dụng bất hợp pháp phần mềm máy tính
Thời gian gần đây, Thanh tra Bộ Văn hóa- Thông tin và Phòng chống tội phạm công nghệ cao C15, Bộ Công an liên tục tổ chức các đợt truy quét phát hiện các điểm sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Lần lượt các trung tâm, doanh nghiệp như Trung tâm Thương mại Tin học Titan (Tp.HCM), An Phát (Tp.HCM), Việt Nhật (Hà Nội)... đã bị phát hiện sử dụng các phần mềm nước ngoài và Việt Nam mà không được phép của nhà sản xuất.
Thông tin đó không làm nhiều người ngạc nhiên. Vấn đề chỉ ở chỗ các doanh
nghiệp dùng nhiều hay ít. Tuy nhiên, đáng nghiêm trọng là tình trạng các doanh nghiệp máy tính bán các máy tính có phần mềm bất hợp pháp đang có xu hướng gia tăng. Vấn nạn này đang làm các công ty phần mềm sụt giảm doanh thu và khó mở rộng thị trường chính thống.
Qua các đợt kiểm tra, Thanh tra Bộ Văn hóa- Thông tin phát hiện một số doanh nghiệp kinh doanh thiết bị máy tính văn phòng đã vi phạm nghiêm trọng những quy định của Luật SHTT. Các doanh nghiệp này đã bẻ khoá các phần mềm phổ biến như Microsoft Windows XP, Microsoft Office, Autodesk AutoCAD 2004, Từ điển Lạc Việt, Vietkey 2000, Symantec Antivirus Corporate Edition... để cài đặt vào máy tính bán cho khách hàng.
Lý giải cho việc dùng "chùa" phần mềm, một cán bộ phụ trách kinh doanh của một công ty vi phạm bản quyền cho biết, bản thân doanh nghiệp này cũng có những nội quy cấm sao chép, cài đặt phần mềm bất hợp pháp. Tuy nhiên, do nhận thức của nhân viên, cộng thêm sức ép từ yêu cầu của khách hàng nên dẫn tới những sai phạm.
Nguồn: http://www.vnpt.com.vn, cập nhật ngày 12/6/2006.
Bên cạnh xâm phạm bản quyền, tình hình xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp gắn với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả cũng diễn biến rất phức tạp11, có thể khái quát trên một số mặt sau đây:
- Thứ nhất, về xu hướng và quy mô phát triển: sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm gần đây ở Việt Nam có xu hướng phát triển ngày càng tăng, với quy mô và diện mặt hàng ngày càng rộng. Hàng giả chủ yếu là hàng chất lượng kém, được sản xuất với giá thành thấp nhưng lại ẩn náu dưới danh nghĩa hàng thật có nhãn mác của các nhà sản xuất nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng, nên được tiêu thụ nhanh, nhiều và mang lại siêu lợi nhuận. Mặt khác, do giao lưu hàng hoá trên thị trường nội địa cũng như quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển nhộn nhịp, đa dạng, hàng giả càng có nhiều
11 Theo Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, thì hàng giả được coi là hàng hoá có chứa đựng việc sử dụng trái phép nhãn hiệu, kiểu đáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ hàng hoá.
cơ hội trà trộn, ẩn náu. Hơn nữa, trong điều kiện tiến bộ khoa học, công nghệ nhanh như hiện nay, thì hầu như khó có loại hàng hoá nào tránh khỏi bị làm giả.
- Thứ hai, về chủ thể của các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả: thực tiễn trong những năm qua cho thấy đủ loại tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, phần đông và phổ biến hơn cả là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể. Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn hán hàng giả gần như mang tính chuyên nghiệp. Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín, khá chặt chẽ từ việc sản xuất- giao nhận- vận chuyển- buôn bán- tiêu thụ hàng giả. Có những cơ sở móc nối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất hàng giả đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam.
- Thứ ba, về hàng hoá bị làm giả: có thể nói hàng giả xuất hiện ở hầu khắp các ngành hàng từ những hàng hoá tiêu dùng thông thường cho đến các loại máy móc thiết bị, hàng công nghệ cao, vật tư phục vụ sản xuất. Đáng lo ngại là hàng giả đã xuất hiện ở nhóm hàng hoá có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với người tiêu dùng và xã hội như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống, sắt thép xây dựng...
- Thứ tư, về địa bàn sản xuất và tiêu thụ hàng giả: hàng giả có mặt và được tổ chức tiêu thụ ở mọi nơi, nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Những nơi này người tiêu dùng có trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết, lại có tâm lý thích hàng ngoại, giá rẻ nên dễ bị lừa gạt. Hơn nữa, ở những nơi này sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng thường chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở nên những người vi phạm dễ trốn tránh. Ở thành phố, các loại hàng giả thường được tiêu thụ là các loại rượu ngoại, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới,… Hàng giả không chỉ được sản xuất ở trong nước, mà còn được móc nối tổ chức sản xuất ở nước ngoài sau đó tìm cách đưa vào Việt Nam để tiêu thụ hoặc thậm chí được sản xuất ở trong nước rồi đưa qua