Bảo Hộ Quyền Shtt Theo Các Công Ước Quốc Tế Và Hiệp Định Trips


thắt chặt bảo hộ quyền SHTT có thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước. Bất kỳ quốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước. Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu sẽ chỉ có cơ hội tiếp nhận các công nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và mất dần giá trị khai thác.

1.2.3. Quyền SHTT và phát triển kinh tế

Dùng quyền SHTT như một “công cụ” để phát triển quốc gia không phải là một ý tưởng mới. Chính những nước hiện nay đã phát triển cũng đã tích cực sử dụng công cụ này trong quá khứ. Chẳng hạn như từ năm 1790 đến 1836 thì Mỹ (lúc ấy là nước nhập khẩu công nghệ) chỉ cấp bằng phát minh cho cư dân Mỹ. Đến năm 1836 thì chính sách này mới được nới lỏng, và chỉ sau năm 1861 Mỹ mới cấp quyền SHTT cho công dân nước khác. Tương tự, một phần chiến lược “đuổi kịp” nổi tiếng của Nhật Bản cũng dựa vào du nhập công nghệ nước ngoài, qua một chế độ quyền SHTT thiên về phổ cập công nghệ hơn là phát minh công nghệ. Gần đây hơn, từ năm 1960 đến 1980, Đài Loan và Hàn Quốc đã khá lỏng lẻo trong vấn đề bảo hộ quyền SHTT, nhằm mục đích chủ yếu là để các nhà sản xuất của họ dễ bắt chước công nghệ nước ngoài (qua mô phòng và “công nghệ ngược”). Chỉ từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ trước, vì áp lực của Mỹ, các quốc gia và lãnh thổ này mới thặt chặt bảo hộ quyền SHTT.

Dù nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm như nêu trên, song tác động thực tế của quyền SHTT đến sự phát triển là không dễ phân tích. Một mặt, việc bảo hộ chặt chẽ quyền SHTT sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm. Ngoài ra, việc bảo hộ chặt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các xâm phạm như tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các xâm phạm khác. Xét về lâu dài, bảo hộ chặt chẽ quyền SHTT sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành


mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế. Mặt khác, có một điểm đáng lưu ý là, xét trên một khía cạnh nào đó, hệ thống bảo hộ SHTT yếu lại cho phép một quốc gia phát triển công nghệ với chi phí thấp.

Khi trình độ phát triển trong nước của một quốc gia còn thấp thì bảo hộ công nghệ sáng chế là không có lợi ích trực tiếp, song bảo đảm nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài sẽ có ích lợi gián tiếp ở chỗ nó tạo cảm tình cho các công ty nước ngoài mà không hại gì cho quốc gia. Mặt khác, quyền SHTT cho những công nghệ mà quốc gia có thể mô phỏng thì có thể lỏng lẻo hơn, tạo cơ hội cho những nhà sản xuất nội địa. Tất nhiên, quốc gia cũng cần một quyền sở hữu đáng kể nhằm bảo vệ những người mô phỏng trong nước chống sao chép.

Nghiên cứu kinh tế lượng (điển hình là Park và Ginarte (1997)) cho thấy một nền kinh tế mở tăng trưởng nhanh cũng là có quyền SHTT ngày càng chặt chẽ. Lý do có thể là vì một nền kinh tế mở cần quyền SHTT để tăng chất lượng hàng hóa để cạnh tranh. Hơn nữa, công ty trong những nền kinh tế mở sẽ ít ngần ngại chấp nhận phí tổn chuyển giao công nghệ và thích ứng nó với hoàn cảnh địa phương. Đáng kể hơn nữa, quyền SHTT, độ mở của nền kinh tế, FDI, và sự tích lũy vốn con người hầu như cộng tác với nhau để tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng.

1.2.4. Quyền SHTT và thu nhập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Ảnh hưởng đến mức độ thu nhập: Theo nghiên cứu kinh tế lượng của Maskus và nhiều người khác thì có một mối liên hệ rõ rệt giữa mức độ thu nhập của một nước và cường độ quyền SHTT ở nước ấy. Tuy nhiên, chiều liên hệ thay đổi tùy thuộc theo mức thu nhập đang có. Ở những nước có thu nhập còn rất thấp thì hầu như quyền SHTT có lỏng lẻo đi một ít thì thu nhập lại càng cao hơn. Ở những nước có thu nhập trung bình thì thu nhập tăng lên thì quyền SHTT cũng cao hơn. Và những nước phát triển, có thu nhập cao nhất thì quy mô và cường độ của quyền SHTT cũng là lớn nhất.


Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 4

- Ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập trong nước: Ở đa số các quốc gia đang phát triển, những người có thu nhập thấp chỉ có thể sử dụng những loại hàng hóa hiện đại (chẳng hạn như phần mềm máy vi tính) bằng cách sao chép lậu. Vì thế, thắt chặt quyền SHTT sẽ có tác động duy trì, thậm chí làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

1.2.5. Quyền SHTT và phát triển văn hóa

Bảo hộ quyền SHTT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động văn hóa- xã hội. Nhìn lại lịch sử quyền SHTT, khái niệm về “bản quyền” đã có từ thế kỷ 17 ở nước Anh với luật bảo vệ những tác phẩm sáng tạo của giới văn nghệ sỹ bao gồm các nhà văn, nhạc sỹ và ca sỹ, sau này là các nhà làm phim và chuyên gia viết phần mềm. Ý tưởng cơ bản về bản quyền này rất đơn giản: Các nghệ sỹ và người sáng tác cần phải được hưởng thành quả lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó thì những thành quả này sẽ thuộc về toàn thể xã hội. Xã hội được lợi bởi quy định này sẽ khuyến khích sáng tạo và tạo ra những sản phẩm văn hóa phong phú đa dạng cho mọi người. Như vậy, về thực chất, bảo hộ bản quyền là một nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc đảm bảo sự sáng tạo văn hóa trong xã hội.

Hiện nay, cuộc cách mạng kỹ thuật trong phương thức tái bản, sao chép, lưu trữ thông tin số hóa rõ ràng là một con dao hai lưỡi đối với tác giả và những người nắm giữ bản quyền. Một mặt, nó giúp cho tác giả có thể quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo khán giả một cách thuận tiện và tiết kiệm hơn nhiều so với trước đây. Mặt khác, tiến bộ công nghệ này cũng tạo cơ hội cho nạn xâm phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa diễn ra nghiêm trọng. Điều này, đứng về phía người tiêu dùng, nó dường như là một lợi ích, vì họ có thể tiếp cận và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa một cách dễ dàng, với chi phí rất thấp. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh văn hóa, nó thực chất là một hoạt động ăn cắp và xa hơn, nó huỷ hoại tính sáng tạo và phát triển của một nền văn hoá.


Vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng, bảo hộ quyền SHTT - trong đó có quyền tác giả văn học nghệ thuật - là một tiêu chuẩn của xã hội văn minh, tiến bộ. Vấn đề là, cần xem xét cơ chế quyền SHTT như thế nào để không làm phá vỡ thế cân bằng lợi ích giữa các tác giả, các nhà sản xuất và công chúng trong việc tiếp cận thông tin, tri thức và thưởng thức nghệ thuật. Đây chính là một thách thức ở kỷ nguyên số hóa, làm sao có thể bảo vệ quyền lợi của người nắm giữ bản quyền trong việc sản xuất và sử dụng công nghệ mới để tiêu thụ các tác phẩm khi phải đối mặt với nạn ăn cắp và cạnh tranh bất hợp pháp ở khắp mọi nơi; đồng thời, cũng phải đảm bảo rằng việc sử dụng hữu ích các tác phẩm không bị kiểm soát một cách không cần thiết bởi hệ thống bảo vệ bản quyền quá nghiêm ngặt.

1.2.6. Quyền SHTT và toàn cầu hóa

Trong quá trình toàn cầu hoá, yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia là phải cải thiện chế độ bảo hộ quyền SHTT theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu, ở đây quan trọng nhất là Hiệp định TRIPs của WTO. Ngày càng có nhiều thảo luận giữa các nước, đặc biệt là giữa nước phát triển và nước đang phát triển, về vấn đề này. Để có một lập trường hợp lý trong những cuộc thảo luận này, cần phải chú ý đến sự khác biệt giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế của quyền SHTT, và ảnh hưởng của quyền SHTT đến chênh lệch giàu nghèo giữa các nước. Ngoài ra, các nước đang phát triển còn muốn bảo tồn những kiến thức và nếp sống cổ truyền tốt đẹp, chống lại khuynh hướng thương mại hóa, ngăn ngừa văn hóa đồi trụy ngoại lai. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy tác động của quyền SHTT trong những mục đích này rất khó xác định.

Đồng bộ hóa quyền SHTT sẽ làm giảm đi tầm quan trọng của quyền SHTT trong quyết định của các công ty về nơi đầu tư và cách thức kinh doanh (nhất là giữa FDI và chuyển giao công nghệ). Nói cách khác, những quốc gia đang tiến hành thắt chặt quyền SHTT sẽ thấy lợi thế so sánh của mình mạnh thêm, trong khi những quốc gia có quyền SHTT khá chặt chẽ thì lại thấy lợi thế so sánh của mình kém đi.


1.3. Bảo hộ quyền SHTT theo các công ước quốc tế và Hiệp định TRIPs‌

1.3.1. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế

Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền SHTT đã bắt nguồn từ thế kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng về quyền SHTT là Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Bern năm 1886 về Bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Tiếp đó, hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu năm 1891, Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng, Công ước Brussels về việc phổ biến các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh, Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới năm 1961, và Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế năm 1970… (Hộp 1.2). Các công ước quốc tế đã đóng vai trò rất quan trọng vào việc bảo hộ quyền SHTT, qua đó thúc đẩy các hoạt động sáng tạo khoa học và nghệ thuật. Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Hộp 1.2. Một số công ước quốc tế tiêu biểu về SHTT

- Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp (ký kết năm 1883 được sửa đổi lần cuối vào năm 1979) (do WIPO quản lý thực hiện). Công ước Paris áp dụng đối với sở hữu công nghiệp theo nghĩa rộng nhất, bao gồm phát minh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại, dấu hiệu địa lý và chống cạnh tranh không trung thực. Các quy định nội dung của Công ước được chia thành ba nhóm chính: (1) đối xử quốc gia; (2) quyền ưu tiên; và (3) các quy tắc chung. Theo các điều khoản về đối xử quốc gia, Công ước quy định rằng, về sở hữu công nghiệp, mỗi nước tham gia phải bảo hộ công dân của các nước tham gia khác như bảo vệ công dân của mình. Công dân của các nước không tham gia Công ước cũng được bảo hộ bởi Công ước nếu họ đang cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự


và hiệu quả ở nước tham gia Công ước. Tính đến năm 2006, đã có 169 quốc gia tham gia Công ước Paris.

- Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886) (do WIPO quản lý thực hiện). Công ước Bern dựa trên ba nguyên tắc chính và gồm hàng loạt quy định xác định mức độ bảo hộ tối thiểu cũng như các quy định đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Ba nguyên tắc cơ bản đó là: (1) các tác phẩm có xuất xứ từ một nước thành viên phải được bảo hộ ở mỗi nước thành viên khác giống như các nước này bảo hộ cho tác phẩm của công dân nước họ; (2) việc bảo hộ không phụ thuộc vào sự tuân thủ bất kỳ thủ tục nào; và (3) việc bảo hộ độc lập với sự bảo hộ ở nước xuất xứ của tác phẩm. Tuy nhiên, nếu một nước thành viên quy định một thời hạn dài hơn mức tối thiểu quy định trong Công ước và tác phẩm ngừng được bảo hộ ở nước xuất xứ, thì việc bảo hộ có thể bị từ chối một khi việc bảo hộ ở nước xuất xứ không còn nữa. Công ước Bern quy định việc bảo hộ phải bao trùm “mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, không phân biệt phương thức và hình thức thể hiện”. Về thời hạn bảo hộ, quy tắc tổng quát là việc bảo hộ phải được thực hiện cho đến khi kết thúc năm thứ 50 sau khi tác giả qua đời. 162 quốc gia trên thế giới hiện là thành viên của Công ước Bern.

- Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và các tổ chức phát thanh truyền hình (1961) (do WIPO cùng thực hiện quản lý với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức của Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO)). Với số lượng thành viên tham gia là 83 quốc gia (tính đến năm 2006), Công ước Rome đảm bảo việc bảo hộ các buổi biểu diễn của các nhà biểu diễn, các băng đĩa âm thanh của các nhà sản xuất và các buổi phát thanh, truyền hình của các tổ chức phát thanh, truyền hình. Các nhà biểu diễn (diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật) được bảo hộ chống lại các hành vi như: phát thanh, truyền hình và truyền thông đại chúng trái phép về các buổi biểu diễn trực tiếp của họ; ghi các buổi biểu diễn; sao chép các bản ghi nói trên nếu bản ghi đầu tiên được tạo ra không được sự đồng ý của họ hoặc nếu việc sao chép đó nhằm các mục đích khác với những mục đích mà họ cho phép. Người sản xuất chương trình âm nhạc được bảo hộ cho phép hoặc cấm việc sao chép


trực tiếp hoặc gián tiếp các chương trình thu thanh của họ. Các tổ chức truyền thanh, truyền hình có quyền cho phép hoặc cấm một số hành vi nhất định như: phát lại hoặc ghi lại các chương trình phát thanh, truyền hình của họ. Việc bảo hộ kéo dài ít nhất đến khi hết 20 năm tính từ ngày cuối năm trong đó.

Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_intelprp.html.

Với độ bao trùm ngày càng rộng đối với các vấn đề về quyền SHTT, các

công ước quốc tế, ở một chừng mực nhất định, đã có sự đóng góp đáng kể vào việc đặt nền tảng và phát triển hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Song, do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế yếu, nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn như Công ước Paris hoặc Công ước Bern vẫn không thể thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT. Nguyên do là, thứ nhất, các công ước quốc tế phần lớn đề cập tới vấn đề trình tự bảo hộ quyền SHTT quốc tế, mà yêu cầu pháp lý đối với các quốc gia lại hạn chế, điều đó có nghĩa là không đưa ra được một tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền SHTT cụ thể; thứ hai, các công ước quốc tế phần lớn chỉ chế định quyền SHTT đối với một loại hình tài sản trí tuệ nhất định, mà không có những quy định toàn diện phạm vi hiệu lực về quyền SHTT; và thứ ba, phần lớn các công ước quốc tế về quyền SHTT không hề đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền SHTT. Những hạn chế này của các công ước đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Hiệp định TRIPs của WTO.

1.3.2. Bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs

1.3.2.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định TRIPs

Từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Các hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia khác nhau được đánh giá lại và bị đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Với sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệ vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một


cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý tài sản tri thức mới. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ lại diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng; nạn hàng nhái, hàng giả đã trở thành một vấn nạn diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Việc bắt chước, sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa các thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lùi khỏi thị trường những người đã bỏ công sức đầu tư để tạo ra các thành quả đó. Thực tế này làm cho họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục các hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những biện pháp thương mại để kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các quốc gia là khác nhau, nên thường dẫn tới những tranh chấp thương mại không được giải quyết theo những tiêu chí thống nhất

Trước bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo ngày càng trở nên bức thiết. Phần lớn các quốc gia đều nhất trí rằng cần phải thảo luận, chế định ra một công ước mới điều tiết các vấn đề về quyền SHTT. Và Hiệp định TRIPs đã được ra đời thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương tại Vòng Urugoay của WTO nhằm mục tiêu giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Hiệp định TRIPs được ký kết vào năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995. Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ”. (Điều 7, Hiệp định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023