Quyền Shtt Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Và Hội Nhập Quốc Tế


chống lại bất cứ sự xâm phạm nào của phía thứ ba. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng của chúng.

- Quyền liên quan: Đó là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đây là các cá nhân, tổ chức không phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm gốc, nhưng lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm, hoặc chuyển tác phẩm đến với công chúng. Ở các nước, quyền liên quan từ lâu đã được đưa vào luật quyền tác giả. Đối với Việt Nam, quyền liên quan là một lĩnh vực tương đối mới.

(2) Quyền sở hữu công nghiệp

Theo Luật SHTT 2005, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo, chống lại việc khai thác bất hợp pháp ở quy mô công nghiệp. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được trình bày trong Hộp 1.1.

Hộp 1.1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

- Bằng sáng chế (patent). Bằng sáng chế là một quyền theo luật định mà chính phủ ban cho nhà sáng chế trong một thời hạn xác định để ngăn ngừa các đối tượng khác sản xuất, sử dụng hoặc bán sản phẩm được bảo hộ theo bằng sáng chế hoặc sử dụng phương pháp hoặc quy trình đang được bảo hộ. Có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là nhà sáng chế7. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà sáng chế được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp

dụng, sử dụng và bán một sáng chế đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lại việc nhà sáng chế phải công bố chi tiết sáng chế của mình cho công chúng. Bằng sáng chế không được cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ được cấp



7 Thomas G. Field (2006), What is intellectual property?http://vietnamese.usembassy.gov.


cho những đơn xin cấp bằng được trình bày một cách cụ thể và cẩn thận. Quy trình xét duyệt và cấp bằng sáng chế đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của các nhà chuyên môn.

- Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

- Bí mật thương mại: Bí mật thương mại có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm, chẳng hạn như công thức sản xuất Coca Cola. Thông tin bí mật đó được bảo hộ chống lại những người tiếp cận thông tin này qua cách thức không phù hợp hoặc bằng việc tiết lộ bí mật. Vi phạm bí mật thương mại là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh.

- Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau. Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký theo Luật Nhãn hiệu hàng hóa thì mới có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được ra hạn. Hiện nay, số đơn đăng ký và số giấy chứng nhận đăng bạ nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tăng ở từng nước, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong những năm gần đây, hàng năm trên thế giới có từ 600 đến 700 nghìn nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

- Chỉ dẫn địa lý: Chỉ dẫn địa lý là khái niệm rộng hơn tên gọi xuất xứ hàng hoá, bao gồm cả dấu hiệu, biểu tượng hình ảnh, dùng để chỉ về một khu vực địa lý, nơi hàng hoá xuất xứ có “đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác” chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên.

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

- Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Nguồn: Luật SHTT 2005 và một số nguồn khác.


(3) Quyền đối với giống cây trồng

Giống cây trồng và vật liệu nhân giống đã trở thành đối tượng của quyền SHTT được bảo vệ theo Công ước về bảo vệ giống cây trồng năm 1961. Theo Luật SHTT 2005, quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

1.1.2. Nhu cầu khách quan của việc bảo hộ quyền SHTT

Nhìn từ quan điểm triết học, có ba quan điểm khác nhau về “sở hữu trí tuệ”. Quan điểm thức nhất coi sản phẩm sáng tạo trí tuệ như các sản phẩm lao động khác, do đó người tạo ra các sản phẩm này có quyền tư hữu, và Nhà nước bảo hộ quyền tư hữu đó. Quan điểm thứ hai thì coi sản phẩm sáng tạo trí tuệ thuộc toàn xã hội, không thừa nhận quyền SHTT; người tạo ra sản phẩm trí tuệ có giá trị được Nhà nước thưởng công hoặc ghi công. Còn quan điểm thứ ba không phủ nhận quyền tư hữu trí tuệ nhưng cũng không công khai thừa nhận quyền đó, nhất là các sản phẩm được tạo ra ở nước ngoài có giá trị đối với nền kinh tế trong nước.

Nhìn từ quan điểm kinh tế học, nhất là kinh tế tân cổ điển, thì sự cần thiết của quyền SHTT (và quyền tư hữu nói chung) phải được xem xét trên căn bản phúc lợi cộng đồng. Mazzoleni và Nelson (1998) nêu ra một số lý do chính. Thứ nhất, quyền SHTT sẽ khuyến khích người có óc sáng chế và dọn đường cho những phát minh tiếp theo. Đó là vì muốn được cấp bằng sáng chế thì người phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình, dựa vào những thông tin này người khác có thể đưa ra phát minh kế tiếp. Hơn nữa, nếu người phát minh được cấp quyền sở hữu một cách rộng rãi thì sẽ yên tâm tìm những phát minh liên hệ. Thiếu quyền đó thì nhiều phát minh sẽ có nguy cơ trùng lặp, lãng phí. Thứ hai, quyền SHTT là một cách dùng lợi nhuận để thúc đẩy người phát minh đi vào sản xuất. Một số thị trường, nhất là thị trường các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ khó xuất hiện nếu nhà kinh doanh không được khuyến khích sản xuất.


Do đó, dù nghĩ thế nào về căn bản triết lý của SHTT, tiếp cận kinh tế khẳng định quyền SHTT là phải có vì phúc lợi chung. Một mặt, xã hội cần những biện pháp cụ thể để khuyến khích sáng tạo, mặt khác nếu quá chặt chẽ thì sản phẩm trí tuệ sẽ không được xã hội tận dụng.

Như Mục 1.1.1 đã khẳng định, quyền SHTT do Nhà nước, chứ không phải do thị trường, quyết định. Tại sao lại như vậy? Để trả lời câu hỏi này, hãy trở lại tính chất đặc biệt của tài sản trí tuệ. Như đã nêu, tài sản trí tuệ có tính chất của một hàng hóa công cộng toàn cầu. Nó có tính phi cạnh tranh trong sử dụng (việc sử dụng tài sản trí tuệ của người này không làm nó “hao mòn” đi, do đó không làm giảm đi khả năng sử dụng tài sản trí tuệ của người khác). Nó cũng có tính phi loại trừ trong tiêu dùng (một khi tài sản trí tuệ đã được công bố, người ta khó ngăn cản người khác sử dụng nó). Giống như mọi hàng hóa công cộng khác, thị trường không có khả năng phân bổ tối ưu phúc lợi xã hội liên quan đến việc sử dụng tài sản trí tuệ. Tính phi cạnh tranh trong tiêu dùng đòi hỏi tài sản trí tuệ cần được cung cấp cho mọi người một cách miễn phí vì lợi ích ròng xã hội sẽ tăng lên khi càng có nhiều người có khả năng tiếp cận và sử dụng tài sản ấy. Việc cung cấp miễn phí là trái ngược với các nguyên tắc thị trường. Tính phi loại trừ trong tiêu dùng sẽ làm nảy sinh hiện tượng “kẻ ăn không”, những người không muốn đầu tư để tạo ra hay bỏ tiền để mua tài sản trí tuệ nhưng lại muốn và hoàn toàn có thể sử dụng tài sản ấy, miễn là đã có ai khác tạo ra và sử dụng nó. Tình trạng này làm nản lòng mọi nhà đầu tư tư nhân. Những điều trên cho thấy cơ chế thị trường đã thất bại trong việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT. Việc Nhà nước đứng ra bảo hộ quyền SHTT là một giải pháp sửa chữa thất bại thị trường gắn liền với tính phi loại trừ, do đó, hiện tượng “kẻ ăn không” trong việc sử dụng tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa người chủ sở hữu và xã hội, Nhà nước chỉ nên duy trì việc bảo hộ quyền SHTT trong một thời hạn thích hợp.


1.1.3. Đặc tính kinh tế của quyền SHTT

Xem xét từ khía cạnh kinh tế, quyền SHTT nhằm phân bổ một cách tối ưu phúc lợi xã hội liên quan đến sử dụng tài sản trí tuệ. Để đạt đến mục đích này, cần phải xem xét giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra. Thứ nhất, để tối đa hóa phúc lợi xã hội, thời hạn hiệu lực của quyền SHTT nên là bao lâu? Thứ hai, có nên phân biệt đối xử giữa các đối tượng của quyền SHTT (nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, bí mật kinh doanh…) và giữa các ngành công nghiệp hay không? Thứ ba, nếu nên phân biệt thì phân biệt như thế nào?... Phần dưới đây sẽ cố gắng trà lời những câu hỏi đó.

- Thời hạn hiệu lực của quyền SHTT

Có lẽ quyết định căn bản nhất về quyền SHTT là thời hạn hiệu lực của quyền đó, tức là thời gian mà người nắm quyền được độc quyền khai thác tài sản SHTT của mình. Thời gian này càng dài thì độc quyền càng lâu, mà độc quyền sẽ làm suy giảm phúc lợi xã hội (trừ một số ít ngoại lệ). Song, nếu thời hạn hiệu lực quá ngắn thì (trên lý thuyết) sẽ không khuyến khích lao động sáng tạo của những người có tài. Như vậy, một chế độ quyền SHTT lý tưởng phải dung hòa hai tiêu chí: (1) đủ lâu để gián tiếp khuyến khích lao động sáng tạo, phát minh để tìm kiếm lợi nhuận; và (2) không nên quá lâu, trì hoãn việc tận dụng tối đa tài sản trí tuệ, gây lãng phí cho xã hội.

- Loại phát minh

Cách phân loại và chế độ quyền SHTT sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến loại phát minh. Một chế độ quyền SHTT chỉ nhằm các lợi ích kinh tế trước mắt sẽ thiên vị những “phát minh vặt”, có lợi ích thương mại ngay lập tức, hơn là những phát minh căn bản không mang lại lợi nhuận ngay, nhưng có tiềm năng mở đường cho nhiều phát minh khác, quan trọng hơn về lâu dài.

- Ngành công nghiệp

Quyền SHTT có thể được luật pháp bảo hộ qua nhiều hình thức, trong đó phải kể đến bốn hình thức quan trọng: bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu, bí


mật kinh doanh. Trên thực tế, mọi ngành công nghiệp đều cần quyền SHTT, song mỗi ngành có nhu cầu quyền SHTT khác nhau, và mức quan trọng tương đối giữa bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu và bí mật kinh doanh cũng khác nhau.

Mức độ tùy thuộc của từng ngành công nghiệp vào quyền SHTT


Bằng sáng chế

Dược phẩm, công nghệ sinh học, chủng loại sinh vật...

Bản quyền

Văn hóa phẩm: sách, băng, phim ảnh, CD, VCD, phần

mềm...

Thương hiệu

Sản phẩm có giá trị nhờ uy tín, và đầu vào có chất lượng cao

Bí mật kinh doanh

Tổ chức quản lý, tiếp thị...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 3

Vì sự khác biệt này, tùy chính sách phát triển công nghiệp, Nhà nước có thể xác lập và bảo hộ không đồng đều các loại SHTT khác nhau, cũng như phân biệt công nghệ mô phỏng và công nghệ sáng chế.

- Danh nghĩa và thực tế

Trên thực tế, cường độ của quyền SHTT tùy thuộc đặc tính của toàn bộ nền kinh tế, kể cả đường lối và công cụ điều tiết của chính phủ. Thêm vào đó, quyền SHTT tùy thuộc vào mức độ nhà nước chú trọng việc tôn trọng nó (có đủ kiểm soát viên, công an, tòa án...). Nói cách khác, cường độ của một chế độ quyền SHTT trên pháp lý có thể rất khác trên thực tế.‌

1.2. Quyền SHTT trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Quyền SHTT có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc xác định sự ảnh hưởng ấy là hết sức khó khăn do có nhiều biến số khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phần này trình bày ảnh hưởng của quyền SHTT đến một số lĩnh vực sau đây:

1.2.1. Ảnh hưởng của quyền SHTT đến hoạt động thương mại

Mối liên hệ giữa quyền SHTT và hoạt động thương mại là một chủ đề thu hút nhiều sự chú ý. Những hạn chế trong bảo hộ quyền SHTT có thể bóp méo nền thương mại của một quốc gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu (về bản quyền) sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sao chép bất hợp pháp băng đĩa, phần


mềm máy tính, v.v... thay vì nhập khẩu các sản phẩm này với giá cao. Bên cạnh đó, việc kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới một cách lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng xâm phạm quyền SHTT và hàng giả. Nhà kinh doanh cũng có thể thay đổi phương án kinh doanh của mình do những hạn chế trong việc bảo hộ quyền SHTT. Ban đầu anh ta có ý định triển khai phương án kinh doanh, nhưng nếu nhận ra những khiếm khuyết trong việc bảo hộ bí mật thương mại, anh ta sẽ từ bỏ ý định này. Như vậy, việc bảo hộ quyền SHTT yếu là một trong những lý do chính dẫn đến các hoạt động kinh doanh phi pháp và mang tính "chụp giật". Trong trường hợp ngược lại, một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của quá trình kinh doanh và đó chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại. Do vậy, việc thắt chặt bảo hộ quyền SHTT là một trong những biện pháp thúc đẩy thương mại phát triển.

Trên thị trường quốc tế, các sản phẩm và dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT có thể được quảng cáo dễ dàng hơn để tăng cường hình ảnh và tiếng tăm của doanh nghiệp. Ngoài ra, quyền SHTT còn có thể tạo điều kiện để mở rộng thị trường quốc tế thông qua các liên doanh, nhượng quyền thương hiệu và bản quyền. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trở thành “hàng hoá” thông qua các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, theo đó chủ sở hữu có khả năng thu lợi bằng cách cho phép người khác khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ.

1.2.2. Ảnh hưởng của quyền SHTT đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển giao công nghệ

Một công ty đa quốc gia có nhiều lựa chọn khác nhau để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Họ có thể đầu tư trực tiếp (tức là trực tiếp chọn địa điểm đầu tư, xây dựng nhà máy và điều hành sản xuất), hoặc liên doanh với doanh nghiệp địa phương thông qua góp vốn, công nghệ, nhân lực hay đơn giản nhất là chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh doanh của


nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước sở tại, trong đó hệ thống bảo hộ quyền SHTT đóng một vai trò quan trọng. Nét đặc trưng của các công ty đa quốc gia là chúng thường sở hữu những khoản tài sản vô hình rất lớn, trong đó công nghệ là một trong những loại tài sản vô hình quan trọng nhất. Xét trên góc độ quyền SHTT, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần không thể mất đi của công ty. Các công ty đa quốc gia có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn của mình tại những nước bảo hộ quyền SHTT mạnh. Đối với nhà đầu tư, ưu điểm của hình thức này là có thể bảo hộ tốt bí mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa, còn nhược điểm của nó là tốn kém, không tận dụng được hết các ưu thế mà địa phương đem lại và quốc gia được đầu tư không học hỏi được kỹ năng quản lý cũng như cách thức sản xuất của công ty đa quốc gia.

Quyền SHTT còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ. Công nghệ ở đây được phân loại thành loại dễ bắt chước và loại khó bắt chước. Loại công nghệ dễ bắt chước thường gồm có công nghệ sao chép băng đĩa nhạc, sản xuất đồ chơi, v.v... Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng bắt chước công nghệ, chẳng hạn, đối với các công ty nhỏ, việc bắt chước công nghệ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, còn đối với các công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc nghiên cứu công nghệ của đối phương sẽ giúp họ khắc phục những nhược điểm của công nghệ hiện đang sử dụng và phát minh ra những công nghệ mới. Loại công nghệ khó bắt chước thường được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm và phần mềm máy tính. Việc bắt chước công nghệ sẽ giúp các chuyên gia trong ngành giảm bớt chi phí trong việc phát hiện và tạo ra những loại thuốc mới và nhanh chóng tung ra thị trường các sản phẩm cạnh tranh tương tự, thậm chí có thể là những sản phẩm ưu việt hơn. Nhìn chung, các sản phẩm máy móc, thiết bị y tế thường khó bắt chước. Tuy nhiên, dù tinh vi và phức tạp đến mức nào, tất cả các sản phẩm đều hàm chứa rủi ro bị lộ bí mật công nghệ, hay bị bắt chước. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc khá nhiều vấn đề khi tiến hành chuyển giao công nghệ. Việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023