Tình Hình Đăng Ký Quyền Sở Hữu Trí Tụệ Ở Việt Nam Trong Thời Gian Qua


giá trị của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới xây dựng một nền văn hóa xã hội tiên tiến. Để nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ các quốc gia đã tiến hành giáo dục trên phạm vi toàn quốc để nâng cao nhận thức của công chúng về quyền sở hữu trí tuệ. Giáo sư Anil Gupta của Ấn Độ đã lặn lội đến khắp các vùng quê để cấp bằng sáng chế cho các nhà sáng chế địa phương và đã cấp được nhiều bằng sáng chế như phương pháp chữa bệnh gia truyền, phương pháp sản xuất xe máy nông nghiệp.

Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở hầu hết các nước là tương đối nhanh và không tốn kém, đặc biệt là đăng ký bảo hộ bản quyền. Mặc dù việc bảo hộ bản quyền bắt đầu khi tác phẩm được xác định một cách hữu hình, nhưng việc đăng ký bản quyền mang lại thêm được một số lợi ích quan trọng ở một số nước. Tuy một số thành viên của WTO (cả Hoa Kỳ) vẫn duy trì cơ chế đăng ký đối với các tác phẩm có bản quyền nhưng hiệp định TRIPS loại bỏ việc sử dụng các cơ chế như hệ thống đăng ký là một điều kiện tiên quyết đối với công dân nước ngoài trước khi bắt đầu việc khiếu kiện nhằm ngăn chặn việc vi phạm bản quyền hoặc để thu hồi phí tổn, bao gồm cả chi phí luật sư của việc thực thi bản quyền. Do vậy (VD: Hoa Kỳ) có thể yêu cầu các công dân của mình, chứ không phải các tác giả nước ngoài đăng ký tác phẩm với văn phòng bản quyền Hoa Kỳ. Ngoài ra ở một số quốc gia việc đăng ký bản quyền sẽ là bằng chứng đầu tiên về giá trị hiệu lực và quyền sở hữu trí tuệ của bản quyền.

Gần đây Hoa Kỳ đã nâng cao việc bảo hộ các tác phẩm có bản quyền của mình thành một phần của đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số hay CDMA. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, bản quyền DF của một cá nhân một tác giả tạo ra trước hoặc sau ngày 01/01/1978 sẽ kéo dài bằng tuổi thọ của tác giả cộng thêm 70 năm sau ngày mất của tác giả. Tuy nhiên nếu tác phẩm được tạo ra để cho


thuê thì bản quyền kéo dài 120 năm kể từ khi tạo ra tác phẩm hoặc 95 năm kể từ khi có ấn phẩm đầu tiên, tính theo thời gian nào ngắn hơn.

Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy: Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết, Nhật Bản đã có một chương trình chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ. Trong chiến lược này Nhật Bản tập trung vào 5 nội dung: Chiến lược về gia tăng các bằng ság chế; Chiến lược sử dụng hiệu quả các sáng chế; Chiến lược bảo hộ sáng chế; Chiến lược quốc tế về sở hữu trí tuệ; Chiến lược pháp lý về sở hữu trí tuệ. Với những nội dung chiến lược như vậy Nhật Bản hiện nay được đánh giá là quốc gia có khả năng vươn lên hàng đầu thế giới về sở hữu trí tuệ.

Đối với các nước đang phát triển vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm mà Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc không còn là hoạt động tự phát của các chủ thể kinh tế mà được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, trước tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế nước này có xu hướng ngày càng gia tăng đến nỗi Hoa Kỳ tuyên bố có thể kiện Trung Quốc về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bởi vì Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết, ước tính mỗi năm các công ty của Hoa Kỳ bị thiệt hại 200 triệu USD tại thị trường Trung Quốc vì nạn hàng nhái. Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung vào năm 2004 đạt tới 162 tỷ USD; Các tập đoàn thuộc lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh và phần mềm ước tính hàng năm họ bị thâm hụt từ 2.5 đến 3 tỷ USD thông qua việc bán các bản sao chép bất hợp pháp các sản phẩm của họ [67, tr.9]. Tình hình đó đã buộc cơ quan chức trách của Trung Quốc đồng loạt vào cuộc, và hiện tại hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ của quốc gia này đạt được nhiều kết quả. Theo thống kê do cơ quan thống kê thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố tại Bắc Kinh ngày 21/4/2005 cho biết trong những năm gần đây khi đã đạt được những tiến bộ pháp lý liên quan đến


nhãn hiệu hàng hoá thì nhận thức của công chúng về sơ hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao. Vào cuối năm 2004, Trung Quốc đã có 2 triệu 240 nghìn nhãn hiệu được đăng ký, nhiều hơn năm 2003 là 136 nghìn đơn khoảng 30%, số lượng đơn đăng ký năm 2004 nhiều hơn gấp 2,17 lần so với năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập WTO. Những thống kê cho thấy, trong năm 1980 số đơn đăng ký chỉ có 20 nghìn, đến năm 1993 con số này đã đạt 132 nghìn. Trong 5 năm kể từ năm 2000 đến năm 2004 đơn xin đăng ký đã nhanh chóng vượt qua con số 200 nghìn; 300 nghìn; 400 nghìn; 500 nghìn và cuối năm 2004 đã lên tới 1 triệu 906 nghìn. Điều đó có nghĩa là thêm 256 nghìn đơn đã được đệ trình trong 5 năm qua, trong tổng số đơn được đệ trình từ năm 1980 đến năm 2004. Nguyên nhân là vì môi trường đầu tư Trung Quốc được cải thiện liên tục, đặc biệt từ sau khi nước này gia nhập WTO, cả số đơn dăng ký của người nước ngoài và cả số đơn đăng ký trong nước gia tăng. Trong năm 1982 chỉ có 1.565 đơn của người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Trung Quốc. Số lượng này đã vượt quá 20 nghìn đơn trong năm 1993 và vượt quá 60 nghìn đơn trong năm 2004. Trước năm 1979 chỉ có 20 nước và khu vực có 5.130 nhãn hiệu được đăng ký tại Trung Quốc. Vào cuối năm 2004, có 129 nước và khu vực đã có 403 nghìn đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại nước này. Con số này đã tăng gấp 79 lần so với năm 1979, chiếm 18% nhãn hiệu được đăng ký tại Trung Quốc [67, tr.11].

Tóm lại: Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Muốn khuyến khích phát minh, sáng chế, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mỗi nước đều phải thực thi nghiêm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.


Chương 2‌‌

TÌNH HÌNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA


2.1. Tình hình đăng ký quyền sở hữu trí tụệ ở Việt Nam trong thời gian qua

2.1.1. Tình hình đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

Ở Việt Nam trong thời kỳ trước đổi mới theo quy định của pháp luật, tài sản trí tuệ là sở hữu của toàn dân, tác giả của các công trình nghiên cứu, các sáng chế được cấp chứng nhận quyền tác giả, xong quyền sở hữu thuộc về nhà nước [61, tr.8]. Các tác giả của các công trình nghiên cứu, các phát minh, sáng chế chỉ được khuyến khích bằng lợi ích tinh thần là chủ yếu. Tất cả các công trình đó được đưa vào sử dụng miễn phí nhằm tháo gỡ những khó khăn về công nghệ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do vậy không phát huy được trí sáng tạo và không khuyến khích các nhà khoa học trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Từ năm 1987, khi pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ra đời thì quan điểm về sở hữu trí tuệ trong hoạt động quản lý của nhà nước được cải tổ từng bước. Các tài sản trí tuệ của cá nhân hay các tổ chức sáng tạo đều được nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế, công khai thừa nhận quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ ấy. Chính sự thay đổi này đã tạo ra một bước ngoặt thực tiễn trong quản lý của nhà nước đối với các hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cho mọi công dân không ngừng được đẩy mạnh. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ nhằm tháo gỡ những bế tắc về tranh chấp trong cộng đồng và xã hội, giúp nhà nước kiện toàn hệ thống quản lý kinh tế trong giai đoạn đổi mới


của đất nước. Chuyển đổi từ cơ chế “thoải mái sử dụng” các thành quả của sự sáng tạo sang cơ chế “Muốn sử dụng thành quả của người khác thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính tương ứng” [52]. Điều này phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nó là động cơ thúc đẩy hoạt động sáng tạo, góp phần đưa nền kinh tế trở thành một nền kinh tế hiện đại.

Việc ban hành pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp chế tài về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được mở rộng hơn, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính như trước, trong đó hệ thống tòa án có cơ sở pháp lý để tiến hành các thủ tục tố tụng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những điểm quan trọng được đề cập trong pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là sự thay đổi nguyên tắc bảo hộ, (Pháp lệnh bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày 28/01/1989), thay thế bằng sáng chế cho tác giả bằng việc cấp bằng độc quyền sáng chế. Đây là một điểm mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi khá sớm của nước ta trong các nước XHCN, chính sách đối với hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường đang được mở rộng.

Cục sáng chế (nay là Cục sở hữu trí tuệ) là cơ quan nhà nước quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ, các cá nhân tiến hành thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phối hợp với các tổ chức xã hội, các hội sáng tạo trong lĩnh vực này.

Ngày 11/4/1984 bằng sáng chế đầu tiên và ngày 29/6/1984 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên đã được cấp. Kể từ đó số đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa cũng như số bằng sáng chế và số giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa hàng năm liên tục tăng lên. Tính đến cuối năm 1989, cục sáng chế đã nhận được 1.721 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và 531 đơn đăng ký sáng chế, đã cấp 1.550 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và 81 bằng sáng chế (hầu hết là bằng tác giả sáng chế).


Từ năm 1989 Cục sáng chế triển khai việc tiếp nhận đơn đăng ký, xét nghiệm và cấp bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích. Ngày 26/6/1989 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đầu tiên và ngày 24/9/1989 bằng độc quyền giải pháp hữu ích đầu tiên đã được cấp. Đến cuối năm 1989, Cục sáng chế đã nhận được 25 đơn giải pháp hữu ích và 66 đơn kiểu dáng công nghiệp và đã cấp 4 bằng độc quyền giải pháp hữu ích và 87 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Như vậy tính đến cuối năm 1989 Cục sáng chế đã nhận được tổng cộng 2.163 đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đã cấp 1.722 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp các loại, trong đó hơn 70% là cấp cho người nước ngoài, đối tượng chủ yếu là nhãn hiệu hàng hóa. Điều đó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm đến thị trường kinh tế Việt Nam, trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn rất hạn chế [17, tr.16].

Để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và để bắt kịp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 28/10/1995 Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật dân sự trong đó nói về quyền sở hữu công nghiệp (Chương II phần 6), với 26 điều quy định những nguyên tắc cơ bản nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta. Nội dung của những điều luật này đề cập đến những vấn đề về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Tuy chưa có những luật riêng để bảo hộ từng đối tượng sở hữu công nghiệp như nhiều nước trên thế giới, xong Bộ luật dân sự đã trở thành cơ sở pháp lý có hiệu lực cao nhất để triển khai toàn diện hoạt động sở hữu công nghiệp và tạo một bước ngoặt quan trọng trong chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta. Điều này thể hiện sự quyết tâm của chúng ta về việc thực hiện tốt sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế.


Kể từ năm 1989 đến năm 2000 số đơn đăng ký các loại về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tăng lên đột biến.

Bảng 3: Số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp



Năm

Đăng ký sáng chế

Đăng ký GPHI

Đăng ký KDCN

Đăng ký NHHH

Việt

Nam

Nước

ngoài

Việt

Nam

Nước

ngoài

Việt

Nam

Nước

ngoài

Việt

Nam

Nước

ngoài

1990

62

17

39

25

194

6

890

592

1991

39

25

52

01

420

2

1747

613

1992

34

49

32

01

674

14

1595

3022

1993

33

194

38

20

896

50

2270

3866

1994

22

270

34

24

643

73

1419

2712

1995

23

659

26

39

2023

108

2217

3416

1996

37

971

41

38

1516

131

2323

3118

1997

30

1234

24

42

999

157

1645

3165

1998

25

1080

15

13

931

126

1614

2028

1999

35

1107

28

14

899

137

2380

1786

2000

34

1205

35

58

1084

119

3483

2399

Tổng số

374

(5,3%)

6811

(94,7%)

364

(57%)

275

(43%)

9279

(90,9%)

923

(9,1%)

21583

(44,7%)

26717

(55,3%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 5

Nguồn: Cục sở hữu công nghiệp 20 năm xây dựng và trưởng thành

Như vậy trong 10 năm Cục sở hữu công nghiệp đã nhận tổng cộng 66.326 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp các loại. Trong số đó tổng số đơn của người Việt Nam là 31.555 đơn chiếm 47,5% và của người nước ngoài là 34.771 đơn chiếm 52,5%.


Điều đáng chú ý là số đơn của người nước ngoài và số văn bằng bảo hộ cấp cho người nước ngoài chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số đơn đăng ký mà Cục sở hữu công nghiệp đã nhận và cấp văn bằng bảo hộ (52,5%). Đó là các hãng, các công ty đã, đang hoặc sẽ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều hãng nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam hàng trăm đơn sở hữu công nghiệp, như hãng Unilever (Hà Lan) có tới 696 nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của các hãng nước ngoài đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam cũng như sự tin tưởng của họ vào hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta.

Ở trong nước nhiều doanh nghiệp đã quan tâm tới việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Nếu trong những năm trước 1990, tỷ lệ đơn đăng ký của người nước ngoài là 70%, còn người Việt Nam là 30% thì trong 10 năm từ 1990 đến 2000 số lượng đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ của người Việt Nam đã tăng dần lên chiếm 47,5%. Nhiều chủ văn bằng đã tích cực khai thác đối tượng được bảo hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp. Nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ trở thành những sản phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp đã trở thành chủ sở hữu của hàng chục nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp.

Ví dụ: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn hiệu. Công ty Thực phẩm quận 5 TP. Hồ Chí Minh có 58 nhãn hiệu.

Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) có 23 nhãn hiệu…(Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ).

Trong đó có những nhãn hiệu trị giá tới triệu USD (như nhãn hiệu Vinamilk, kem đánh răng Dạ Lan).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023