Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


BÙI THỊ HUYỀN


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

KHOA LUẬT


Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 1

BÙI THỊ HUYỀN


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lê Hồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Bùi Thị Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


CP: Cổ phần

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn


Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


Trang

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về tên thương mại 9

1.1.1. Khái niệm tên thương mại 9

1.1.2. Đặc điểm của tên thương mại 11

1.1.3. Vai trò của tên thương mại trong hoạt động của doanh nghiệp 13

1.1.4. Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu và thương hiệu 14

1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 17

1.2.1. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 17 1.2.2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại 19

1.2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 24

1.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 26

1.3. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ tên thương mại 31

1.3.1. Vài nét về pháp luật tên thương mại trên thế giới 31

1.3.2. Pháp luật Việt Nam về tên thương mại 39

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 44

2.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên

thương mại 44

2.1.2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên

thương mại 54

2.2. Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại ở Việt Nam hiện nay 65

2.2.1. Thực trạng hoạt động xác lập quyền đối với tên thương mại của các doanh nghiệp 66

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo vệ quyền đối với tên thương mại 73

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI

3.1. Phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 85

3.1.1. Phương hướng 85

3.1.2. Giải pháp cụ thể 86

3.2. Phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ tên thương mại 94

3.2.1. Phương hướng 94

3.2.2. Giải pháp cụ thể 94

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sở hữu trí tuệ là một trong ba trụ cột của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thì việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và đây cũng là điều kiện để gia nhập WTO.

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, nhận thức về sở hữu trí tuệ của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta ngày càng được nâng cao. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã và đang được xây dựng, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng nỗ lực triển khai trên diện rộng.

Năm 2005 đánh dấu những thành tựu to lớn trong tiến trình đổi mới hệ thống pháp luật của nước ta. Việc thông qua Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ thể hiện thành công của tiến trình hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ đã thể chế hóa được những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sở hữu trí tuệ tại Đại hội Đảng lần thứ IX. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng nêu rõ: Chúng ta cần “phát triển các loại thị trường dịch vụ, khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ…”. Cho nên, cần “thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…”.

Những văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trên đã đi vào đời sống xã hội được hơn ba năm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của pháp luật, đặc biệt là các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với

tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia trong tương lai, nó sẽ thúc đẩy việc mở rộng kinh tế toàn cầu và phát triển công nghệ mới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc bảo hộ tên thương mại, thì vấn đề vi phạm tên thương mại còn xảy ra nhiều nơi trên đất nước ta, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, việc tìm hiểu vấn đề “bảo hộ tên thương mại” có vai trò và ý nghĩa hết sức cần thiết. Với hy vọng góp phần làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như đề ra được sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại nên tôi lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm gần đây, vấn đề “bảo hộ tên thương mại” được quan tâm nghiên cứu nhằm tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Chủ yếu là các bài báo như: Bảo hộ tên thương mại, bí mật kinh doanh (Tác giả Hoàng Tố Như), Bảo hộ tên thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam (TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4/2002); Tìm hiểu vấn đề bảo hộ tên thương mại (Trần Phương Minh); Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu – Những tình huống có thể phát sinh (Lê Tùng – Chuyên gia Sở hữu trí tuệ)… Nếu so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì có rất ít công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề bảo hộ tên thương mại. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã được công bố là tài liệu tham khảo bước đầu để nghiên cứu, thực hiện luận văn.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí