Dấu Hiệu Không Được Bảo Hộ Với Danh Nghĩa Nhãn Hiệu

về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. Quy định về việc nhãn hiệu cần phải có khả năng phân biệt với tên thương mại là hoàn toàn cần thiết, tương đồng với pháp luật của các nước khác, tuy nhiên, việc áp dụng trên thực tế quy định này hoàn toàn không dễ dàng. Việc quản lý các nhãn hiệu đang được bảo hộ được thực hiện tại một đầu mối thống nhất là Cục SHTT (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) nhưng việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp lại do rất nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương cùng tham gia, giữa các cơ quan này cũng như với Cục SHTT không có sự liên kết trao đổi thông tin, vì vậy, việc nhầm lẫn trên thực tế đã và đang xảy ra gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Trường hợp 7: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. [26] Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là hai trong số các đối tượng SHTT được luật pháp bảo vệ. Để được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý thì một dấu hiệu không đơn thuần là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ mà cao hơn thế, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó phải có danh tính, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý đó mang lại. Giữa trường hợp này và trường hợp 4 dường như có sự không tách biệt rạch ròi với nhau nhưng thực ra sự khác biệt giữa chúng được thể hiện rất rõ. Đối với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trong trường hợp 4, chỉ khi dấu hiệu trùng với chỉ dẫn này thì mới bị coi là không có khả năng phân biệt nhưng với chỉ dẫn địa lý thì chỉ cần tương tự dấu hiệu cũng sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt. Quy định của pháp luật trong trường hợp 4 nhằm bảo vệ quyền sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý một cách công bằng cho các chủ thể kinh doanh có nguồn gốc từ vùng địa lý đó còn trong trường hợp này pháp luật bảo vệ quyền của các chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, ngăn chặn nguy cơ người tiêu dùng có thể hiểu sai lệch về nguồn gốc của hàng hóa có tính chất, chất lượng đặc thù do điều kiện địa

lý của khu vực địa lý đó mang lại. Không phải mọi trường hợp trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ đều khiến dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt, điều đó chỉ xảy ra khi có căn cứ để tin rằng người tiêu dùng sẽ hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa.

Trường hợp 8: Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn đó

Trường hợp này thực chất là tình huống cụ thể hơn của trường hợp 7 nêu trên. Đây là trường hợp áp dụng cho sản phẩm đặc biệt là rượu vang và rượu mạnh – hai sản phẩm . Sở dĩ có quy định riêng cho hai sản phẩm này vì Điều 23 Hiệp định TRIPS có quy định bổ sung về việc bảo hộ đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh và yêu cầu các quốc gia thành viên có quy định riêng về nội dung này trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Trường hợp 9: Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp là hai đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhau được quy định rõ trong luật. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ranh giới phân biệt giữa chúng không rõ ràng, có những dấu hiệu đồng thời có thể được bảo hộ dưới dạng các đối tượng SHTT khác nhau chẳng hạn như hình dáng ba chiều của đồ vật, bao bì của sản phẩm, nhãn gắn lên sản phẩm, bao bì sản phẩm… do đều đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của từng đối tượng cụ thể. Hiện tượng trên được gọi là tình trạng “cùng tồn tại”. Sự cùng tồn tại đó là khách quan, không có lý do gì chủ nhân của chúng chỉ được lựa chọn một trong số các quyền đó để sở hữu, còn các đối tượng khác phải từ bỏ. Theo nghiên cứu, tất cả các nước đều chấp nhận trạng thái cùng tồn tại nói trên. Bản chất, phạm vi của từng loại quyền SHTT là khác nhau, có sự phân biệt rõ ràng và không có sự chồng lấn,

do đó, có thể xác định phạm vi quyền SHTT trong luật SHTT, không thể xảy ra sự xung đột giữa hai loại quyền khác nhau. Bằng việc quy định trường hợp dấu hiệu làm nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được đăng ký hoặc trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn sẽ loại bỏ việc xung đột về quyền đối với cùng một dấu hiệu giữa các chủ thể khác nhau.

Trường hợp 10: Dấu hiệu không có khả năng phân biệt với đối tượng được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Tương tự như trường hợp 9, đối tượng được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả cũng có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp. Để tránh việc cùng một đối tượng lại chấp nhận bảo hộ cho các chủ thể khác nhau dưới các hình thức khác nhau thì khi đánh giá khả năng bảo hộ của từng đối tượng cần phải loại trừ được tình huống không phân biệt được với các đối tượng “cùng tồn tại” khác. Nội dung này trước đây đã được quy định trong Điều 6 Nghị định 63 nhưng đến Luật SHTT 2005 thì không thấy xuất hiện. Trên thực tế, khi đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu NOIP vẫn đánh giá theo tiêu chí này và áp dụng quy định về giới hạn quyền Khoản 2 Điều 7 Luật SHTT để xử lý.

2.1.2.3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 9

Ngoài việc phải đáp ứng yêu cầu về khả năng phân biệt, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu còn cần phải không thuộc các dấu hiệu không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu loại này được quy định nhằm bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được quy định tại Điều 73 Luật SHTT:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức ngày đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc cố tình lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Các quy định nêu trên đều phù hợp với thông lệ quốc tế. Các dấu hiệu liệt kê trong nội dung thứ 1, 2 và 4 thuộc loại các dấu hiệu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, tổ chức không hoạt động với mục đích kinh doanh hoặc tổ chức quốc tế có chức năng chứng nhận, do vậy đương nhiên không thể xác lập độc quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân cụ thể. Nội dung thứ 3 quy định nhằm bảo vệ quyền nhân thân của các nhân vật nổi tiếng, có đóng góp đặc biệt cho mỗi quốc gia hoặc quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn là ở chỗ xác định tiêu chí xếp các nhân vật vào đối tượng lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, đặc biệt đối với các nhân vật nước ngoài. Thực tế hiện nay trong một số lĩnh vực nhất định chẳng hạn như giáo dục, tên lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc cả trong và ngoài nước thường được sử dụng để đặt tên cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, rất nhiều tên trường có cùng phần tên nhân anh hùng dân tộc thuộc các địa phương khác nhau trong cả nước, phần tên này là thành phân phân biệt của nhãn hiệu (không kể đến yếu tố hình). Nếu như trước kia giáo dục chỉ có mô hình công lập thì cũng không đặt nặng vấn đề xung đột về tên các trường học vì không có mục đích kinh doanh, nhưng hiện nay, giáo dục là một ngành nghề đã được đa dạng hóa, trở thành một loại hình dịch vụ phổ biến trong xã hội, việc trùng tên trường đang là một vấn đề rất khó

giải quyết khi có xung đột trên thực tế. Nội dung thứ 5 là quy định thể hiện rõ nét nhất nội dung bảo vệ người tiêu dùng trước sự nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ. Các trường hợp điển hình thuộc đối tượng quy định trong nội dung thứ năm có thể kể đến như việc sử dụng tên địa danh đăng ký nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu là người hoặc tổ chức không có mối liên hệ với địa danh đó hoặc trường hợp nhãn hiệu là những từ chỉ tính chất, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà trên thực tế sản phẩm, dịch vụ không có những đặc tính đó.

2.1.3. Phân loại nhãn hiệu

Trong các nghiên cứu về nhãn hiệu, án lệ của tòa án, văn bản áp dụng pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhãn hiệu thường được chia thành 4 nhóm dựa trên khả năng phân biệt của chúng, đó là: nhãn hiệu tự tạo/nhãn hiệu tùy hứng (fanciful/arbitrary mark), nhãn hiệu gợi liên tưởng (suggestive mark), nhãn hiệu mang tính mô tả (descriptive mark), nhãn hiệu là tên gọi chung (generic mark). Nguyên tắc phân loại này được rút ra từ án lệ giữa Abercrombie & Fitch Co. v. Hunting World, Inc., 537 F.2d 4, 9-10 (2d Cir. 1976) và thường được gọi là nguyên tắc phân loại Abercrombie:

- Nhãn hiệu tự tạo/nhãn hiệu tùy hứng:

Nhãn hiệu tự tạo (fanciful mark) là dấu hiệu được tạo ra chỉ với mục đích duy nhất là sử dụng làm nhãn hiệu. Từ được tạo ra hoàn toàn mới. KODAX và EXXON là những ví dụ nổi tiếng của loại nhãn hiệu loại này. Nhãn hiệu tự tạo minh họa cho nguyên tắc không thể phủ nhận là nhãn hiệu càng ít có nghĩa thì bạn lại càng có thể tạo ra nghĩa cho nó bằng cách gắn kết nó với sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhãn hiệu tự tạo là loại nhãn hiệu lý tưởng nhìn từ góc độ pháp lý.

Nhãn hiệu tùy hứng (arbitrary mark) là một từ hoặc một thuật ngữ có nghĩa nhưng được sử dụng hoàn toàn không liên quan gì tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. APPLE là từ tiếng Anh có nghĩa là “quả táo”, từ này được sử dụng làm nhãn hiệu cho máy tính. APPLE hoàn toàn không có mối liên hệ gì với máy tính, không mô tả thành phần, chất lượng, hoặc đặc tính của máy tính. Trong trường

hợp này từ APPLE đã được sử dụng theo “cách tùy hứng” để chỉ dẫn cho người tiêu dùng rằng máy tính có nguồn gốc từ một nhà sản xuất cụ thể.

Nhãn hiệu tự tạo và nhãn hiệu tùy hứng có khả năng tự phân biệt và được coi là loại nhãn hiệu mạnh nhất xét trên khía cạnh khả năng phân biệt.

- Nhãn hiệu gợi liên tưởng (suggestive mark)

Nhãn hiệu gợi liên tưởng có khả năng tự phân biệt nhưng được coi là yếu hơn nhãn hiệu tự tạo hoặc nhãn hiệu tùy hứng. Không giống như hai loại nhãn hiệu trên, nhãn hiệu gợi liên tưởng ám chỉ đến một vài đặc tính hoặc chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Một nhãn hiệu gợi liên tưởng đòi hỏi khách hàng phải tưởng tượng để xác định bản chất của hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu gợi liên tưởng không mô tả trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ mà gợi ý tới sản phẩm đó. Ví dụ, “apple” sử dụng cho máy tính được coi là không có mối liên hệ những “Apple-A-Day” sử dụng cho vitamin thì được coi là sử dụng theo cách “gợi liên tưởng”. “Apple” không mô tả vitamin nhưng người tiêu dùng có thể liên kết giữa thành ngữ liên quan đến sức khỏe “an apple a day keeping doctor away” với những lợi ích từ việc uống vitamin “Apple-A-Day”.

- Nhãn hiệu mang tính mô tả (descriptive mark)

Loại nhãn hiệu này mô tả trực tiếp thành phần, số lượng, đặc tính, công dụng… của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu mà không cần người tiêu dùng có bất kỳ sự tưởng tượng nào. Nhãn hiệu mang tính mô tả không có khả năng phân biệt và do đó không nhận được sự bảo hộ. Thuật ngữ hoặc cụm từ mang tính mô tả phải dành cho tất cả các đối thủ cạnh tranh sử dụng để mô tả hàng hóa, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, nhãn hiệu mang tính mô tả có thể được bảo hộ khi đạt được sự phân biệt thông qua quá trình sử dụng tức là có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu (mang tính mô tả) (nhãn hiệu có secondary meaning). Trong các loại nhãn hiệu được bảo hộ thì nhãn hiệu mang tính mô tả bị coi là có khả năng phân biệt yếu nhất và tương ứng là phạm vi bảo hộ thấp nhất.

- Tên gọi chung (generic term)

Tên gọi chung không có khả năng phân biệt, do đó không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Tên gọi chung định nghĩa một nhóm, loại hay một mặt hàng, ngành hàng… Tên gọi chung không có khả năng phân biệt, thậm chí nếu chúng được sử dụng một cách rộng rãi với cường độ cao đến độ có được nghĩa phái sinh thì cũng không thể được bảo hộ do xét đến nhu cầu thiết yếu của cộng đồng cần được sử dụng chúng mà không thể thiết lập độc quyền cho bất cứ ai.

Trong các loại nhãn hiệu kể trên, nhãn hiệu tự tạo/tùy hứng được coi là có khả năng phân biệt cao nhất, tiếp đến là nhãn hiệu gợi liên tưởng, nhãn hiệu mang tính mô tả có khả năng phân biệt thấp nhất. Tên gọi chung không có khả năng phân biệt.

Luật SHTT 2005 có phân ra nhiều loại nhãn hiệu khác nhau dựa trên những tiêu chí khác như đối tượng mang nhãn hiệu, chức năng phân biệt chủ thể sở hữu nhãn hiệu, mức độ nổi tiếng…

Dựa vào đối tượng mang nhãn hiệu, nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ:

- Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa là các nhãn hiệu được sử dụng gắn trên các hàng hóa nhất định dùng để phân biệt hàng hóa của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Hàng hóa ở đây là những sản phẩm của tự nhiên hay là kết quả quá trình lao động của con người thể hiện dưới dạng tài sản hữu hình. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được loại nhãn hiệu này trong đời sống như nhãn BITIS dùng cho các sản phẩm giày, dép, nhãn Trung Nguyên dùng cho các sản phẩm cà phê…

- Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ là dấu hiệu giúp người sử dụng dịch vụ nhận biết được các nhà cung cấp dịch vụ. Nhãn hiệu dịch vụ thông thường được gắn trên bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, quảng cáo…. Ví dụ như nhãn hiệu Vietcombank cho dịch vụ tài chính ngân hàng, Vinaconex cho dịch vụ xây dựng.

Dựa vào chức năng phân biệt chủ thể sở hữu nhãn hiệu, nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thuộc sở hữu riêng:

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức thuộc một tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa/dịch vụ

của các cơ sở kinh doanh khác. Chủ sở hữu nhãn hiệu - “tập thể” - không phải là đối tượng trực tiếp sử dụng nhãn hiệu mà các thành viên của “tập thể” - không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu – là đối tượng sử dụng nhãn hiệu. Nhãn hiệu nói chung thực hiện chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc riêng rẽ của người sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Trái lại, nhãn hiệu tập thể không thực hiện chức năng chỉ dẫn nguồn gốc riêng rẽ đó mà chỉ dẫn tư cách thành viên của người sử nhãn hiệu thuộc về tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Ví dụ, nếu nhãn hiệu Vinatea được Tổng công ty chè Việt Nam đăng ký làm nhãn hiệu tập thể thì việc sử dụng nhãn hiệu này trên các sản phẩm chè do các công ty thuộc Tổng công ty chè Việt Nam sản xuất chỉ nhằm chỉ dẫn rằng công ty đó thuộc Tổng công ty và sản phẩm chè đó được sản xuất ra dưới những điều kiện nhất định do Tổng công ty đặt ra (thể hiện trong Quy chế sử dụng như chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất…). Khái niệm nhãn hiệu tập thể trước Luật SHTT 2005 đã được quy định trong Nghị định 63/CP “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hóa được tập thể cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định” [9] Khái niệm này về bản chất không khác so với quy định tại Điều 4.17 Luật SHTT 2005 “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó” [36]. Tuy nhiên xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau trong khái niệm dẫn đến việc áp dụng trong thực tế không đúng với bản chất khái niệm. Khái niệm nhãn hiệu tập thể trước Luật SHTT 2005 đã được định nghĩa theo cách thức sử dụng (cùng nhau sử dụng theo Quy chế) do đó dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân, tập thể tập hợp nhau lại (nhiều trường hợp không hình thành nên một tổ chức) và cử một cá nhân hoặc tổ chức đứng ra thay mặt cho những người còn lại đăng ký nhãn hiệu với danh nghĩa là nhãn hiệu tập thể để cùng sử dụng, tất cả những người cùng ký tên trong Bản Quy chế được hiểu là đồng sở hữu nhãn hiệu đó. Việc định nghĩa nhãn hiệu tập thể theo chức năng phân biệt tư cách thành viên của một tổ chức tập thể với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022