thực tiễn đời sống đã cho thấy việc người tiêu dùng bình thường nhận biết được ký tự này là rất hạn chế nên trong Thông tư hướng dẫn thi hành Luật SHTT 2005 đã xếp chữ Trung Quốc vào loại ký tự không có khả năng phân biệt.
Qua nghiên cứu trường hợp 1 nêu trên, chúng tôi nhận thấy các quy định dường như chưa xuất phát từ bản chất của dấu hiệu là “khả năng phân biệt” mà thể hiện chính sách bảo hộ của quốc gia. Một dấu hiệu khi được sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, có khả năng hình thành trong tâm trí của nguời tiêu dùng mối liên hệ giữa dấu hiệu với hàng hóa hoặc dịch vụ thì dấu hiệu đó thực ra đã có khả năng phân biệt và thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ. Pháp luật của các nước đều chỉ quy định rằng bất kỳ dấu hiệu nào nếu có khả năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ thì đều có thể được bảo hộ là nhãn hiệu. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng không loại trừ tuyệt đối cơ hội sử dụng làm nhãn hiệu của các dấu hiệu nêu trên, đó là những trường hợp dấu hiệu “đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” thì sẽ được coi là có khả năng phân biệt. Đã có nhãn hiệu được bảo hộ trên cơ sở điều ngoại lệ này như: nhãn hiệu kem đánh răng P/S (gcn 48172).
Trường hợp 2: Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến
Quy định này được kế thừa nguyên vẹn từ quy định trong Nghị định 63CP và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các dấu hiệu loại này hiển nhiên không có khả năng cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ, mọi người đều có quyền sử dụng như nhau và do đó không thể thiết lập độc quyền có một chủ thể sở hữu nhất định. Có thể nhận biết các dấu hiệu loại này như:
- Hình rắn quấn cốc dùng cho các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến sản phẩm ngành y, nghề y.
- Hình bánh răng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngành cơ
khí.
- Từ “nước cam” dùng cho sản phẩm nước cam ép…
Quy định này còn mở rộng đến cả những hình vẽ tuy không phải là biểu
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Bảo Hộ Nhãn Hiệu Ở Việt Nam
- Nhãn Hiệu Với Đối Tượng Được Bảo Hộ Quyền Tác Giả
- Khả Năng Phân Biệt Của Nhãn Hiệu
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 8
- Dấu Hiệu Không Được Bảo Hộ Với Danh Nghĩa Nhãn Hiệu
- Xác Lập Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
tượng quy ước của sản phẩm, dịch vụ nhưng được sử dụng nhiều, phổ biến đến mức mất đi khả năng phân biệt như hình địa cầu, hình vương miện, hình sư tử chầu… Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp đối với chữ cái, nhãn hiệu dạng này vẫn có thể được bảo hộ nếu được trình bày dưới dạng cách điệu đồ họa, lúc đó, phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu giới hạn bởi chính cách thể hiện của các yếu tố đó.
Trường hợp 3: Nhãn hiệu là dấu hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ
Dấu hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ được thể hiện dưới dạng dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này đồng nhất với pháp luật của thế giới. Chẳng hạn, tại điều 7(1)c) của CTMR [20]: nhãn hiệu sẽ không được đăng ký nếu “nhãn hiệu chỉ gồm các dấu hiệu chỉ chất lượng, tính năng, giá trị sử dụng … của hàng hóa”. Các ví dụ cụ thể của trường hợp này có thể là:
- thời gian: “since 1949”…
- địa điểm: “sản xuất tại”…
- phương pháp sản xuất: “distilled” dùng cho sản phẩm rượu
- chất lượng: “tốt nhất”, “tuyệt vời”, “số 1”…
- số lượng: “pack of 3” (gói gồm ba cái), “3 trong 1”…
- công dụng: “làm trắng da” dùng cho mỹ phẩm, “cancer care solutions” – giải pháp trị ung thư dùng cho dược phẩm…
- giá trị: “low cost” – giá rẻ…
Tuy nhiên, việc đánh giá “tính mô tả”, trên thực tế lại không hoàn toàn đơn giản đặc biệt đối với những trường hợp nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp các yếu tố mô tả sản phẩm, dịch vụ. Có nhiều quan điểm khác nhau giữa các hệ thống pháp luật khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong vấn đề này. Vụ việc liên quan đến nhãn hiệu “BABY-DRY” là một ví dụ điển hình.
Nhãn hiệu BABY-DRY được Procter and Gamble Company đăng ký cho các sản phẩm tã làm từ giấy và vải dành cho trẻ em. Nhãn hiệu này đã bị Cơ quan
hài hòa hóa nhãn hiệu châu Âu (OHIM) từ chối bảo hộ trên cơ sở từ chối tuyệt đối theo quy định tại điều 7.1.c của Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng của Liên minh châu Âu (CTMR) với lý do nhãn hiệu BABY-DRY có hàm ý mô tả tính năng và công dụng, từ BABY có nghĩa là “trẻ em”, DRY có nghĩa là “khô ráo”, sự kết hợp của hai từ này khiến cho người tiêu dùng có thể hiểu rằng sản phẩm có tác dụng “giữ mông cho trẻ luôn khô ráo, do vậy, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Không đồng ý với kết luận của OHIM chủ nhãn hiệu đã đưa vụ việc ra Tòa yêu cầu xem xét lại. Tòa sơ thẩm sau khi xem xét vẫn giữ nguyên quyết định của OHIM dựa trên nhận định nhãn hiệu “BABY-DRY” được tạo thành từ những từ thông thường được sử dụng chỉ mang tính mô tả công dụng của sản phẩm mà không có bất kỳ yếu tố nào tạo ra sự phân biệt của nhãn hiệu. Vụ việc được tiếp tục khiếu nại lên Tòa phúc thẩm. Để thẩm định khả năng phân biệt của nhãn hiệu, Tòa phúc thẩm tiến hành điều tra để làm rõ các vấn đề sau:
- Có sự kết hợp khác thường về chức năng cú pháp của ngôn ngữ trong nhãn hiệu BABY-DRY hay không?
- Sự kết hợp của nhãn hiệu này có phải là sự diễn đạt được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày “để giữ mông trẻ em được khô ráo” hay nhãn hiệu còn được hiểu theo ý nghĩa khác?
Sau khi xem xét các vấn đề trên Tòa án đưa ra nhận định: việc khẳng định nhãn hiệu mang tính mô tả không chỉ dựa vào ý nghĩa của từng thành tố mà phải dựa vào ấn tượng tổng thể của các thành tố đó. Chỉ cần có bất kỳ một sự khác biệt nào có thể nhận biết được giữa sự kết hợp các yếu tố được sử dụng làm nhãn hiệu với chính yếu tố đó được sử dụng trong đời sống hàng ngày của nhóm người tiêu dùng có liên quan nhằm chỉ ra rằng hàng hóa hay dịch vụ hay những đặc điểm chủ yếu của chúng là được xem thỏa mãn khả năng phân biệt và có thể được đăng ký là một nhãn hiệu.
Theo Tòa án, để đánh giá xem sự kết hợp của từ BABY-DRY có khả năng phân biệt hay không cần thì cần phải đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng nói tiếng Anh. Điều đó có nghĩa là cần phải xem xét sự kết hợp của các từ này có
phải là cách nói thông thường của người sử dụng khi mô tả công dụng của sản phẩm tã dùng cho trẻ em hay không. Tòa án nhận định rằng sự kết hợp của từ BABY-DRY không phải là cách nói thông thường của người tiêu dùng. Dù bản thân mỗi từ tạo thành nhãn hiệu khi đứng tách riêng, trong ngôn ngữ thông thường của người sử dụng đều có nghĩa mô tả chức năng và công dụng của tã dành cho trẻ em thì sự kết hợp khác thường về cú pháp giữa BABY và DRY khiến cho tập hợp các từ này trở nên có khả năng phân biệt.
Do đó, Tòa phúc thẩm đã đưa ra phán quyết rằng nhãn hiệu BABY-DRY đăng ký cho tã dùng cho trẻ em bằng vải và bằng giấy không có tính mô tả các đặc điểm của sản phẩm, là thuật ngữ thể hiện sự sáng tạo trong sự kết hợp từ vựng nhằm tạo ra khả năng phân biệt cho nhãn hiệu, không phải là cách nói thông thường của người tiêu dùng, vì thế, nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
Nhãn hiệu BABY-DRY khi đăng ký tại Việt Nam theo đơn số 4-2000-04598 ngày 14.04.2000 đã bị Cục SHTT từ chối với lý do mô tả chức năng và công dụng của sản phẩm giống như lý do OHIM đưa ra.
Cho dù quyết định của Cục SHTT không đồng nhất với phán quyết cuối cùng của Tòa án thuộc Liên minh châu Âu thì điều này cũng không khó lý giải. Bởi lẽ, quyền SHTT là một loại quyền có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, một trong các chức năng của nhãn hiệu là giúp cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của các nhà kinh doanh khác nhau. Trên lãnh thổ Việt Nam, nhãn hiệu sẽ phục vụ nhu cầu nhận biết của người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam không giống với người tiêu dùng thuộc Liên minh châu Âu, họ không thông thạo tiếng Anh, vì thế, sự kết hợp khác thường về cú pháp giữa các từ mang tính mô tả công dụng, chức năng của sản phẩm không đủ để giúp cho nhãn hiệu trở nên có khả năng phân biệt. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng nhận biết nhãn hiệu một cách riêng rẽ, do đó họ sẽ nhận biết nhãn hiệu là sự kết hợp của các yếu tố mô tả thuần túy chức năng và công dụng của sản phẩm mà thôi.
Như vậy, để đảm bảo chức năng phân biệt của nhãn hiệu thì các dấu hiệu
mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ không được bảo hộ. Tuy nhiên, căn cứ đánh giá tính mô tả của dấu hiệu phụ thuộc vào từng loại hàng hóa, dịch vụ cũng như đối tượng tiêu dùng trong từng trường hợp cụ thể.
Nhưng cũng trong một trường hợp tương tự, quyết định của cơ quan có thẩm quyền dường như đi ngược lại nguyên tắc đánh giá khả năng phân biệt áp dụng cho nhãn “BABY-DRY”. Nhãn hiệu có nghĩa là “Mặt và cơ thể” đăng ký cho mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da và cơ thể. Rõ ràng trong trường hợp này bản thân mỗi từ tạo thành nhãn hiệu đều hướng trực tiếp tới đối tượng sử dụng sản phẩm, những từ này đều được sử dụng rất thông dụng trên bao bì của các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể, đồng thời là từ tiếng Anh thông dụng với người tiêu dùng có trình độ tiếng Anh trung bình. Do đó, người tiêu dùng khi tiếp xúc với nhãn hiệu sẽ rất dễ dàng liên hệ trực tiếp tới công dụng của sản phẩm là sử dụng cho mặt và cơ thể. Đối chiếu với quy định của pháp luật thì nhãn hiệu này không có khả năng tự phân biệt và không thể xác lập độc quyền cho bất cứ ai, thế nhưng nó đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền số 82503 và không loại trừ thành phần nào.
ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, úc, Nhật, Liên minh châu Âu… đều thiết lập nên Quy chế xét nghiệm (Guideline for trademark examination) nhằm đưa ra những quy định chung về trình tự xử lý công việc cũng như những tình huống mẫu (trên cơ sở các án lệ) để giúp cơ quan cấp văn bằng bảo hộ đưa ra những quyết định chính xác và thống nhất. ở Việt Nam, Quy chế xét nghiệm đã có từ năm 1994, được sửa đổi vào năm 1997. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Quy chế này không được sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với những thay đổi của luật pháp cũng như sự phát triển chung của hàng hóa, dịch vụ, nhận thức của người tiêu dùng… nên thực tế không còn giá trị sử dụng. Việc không có một Quy chế hướng dẫn chung đã dẫn đến tình trạng có những trường hợp quan điểm xét nghiệm không thống nhất trong đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Chiếu theo các quy định của pháp luật thì nhãn hiệu không có khả năng tự phân biệt khi chúng mô tả hàng hóa, dịch vụ và khái niệm mô tả này có thể hiểu
là mô tả trực tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế khi đánh giá khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu, lý do dấu hiệu mô tả sản phẩm, dịch vụ là một trong những lý do được sử dụng nhiều nhất để từ chối bảo hộ hoặc xếp chúng vào phần loại trừ không bảo hộ riêng nhưng nhiều khi rất khó có thể chỉ ra dấu hiệu đó mô tả điều gì. Trường hợp phổ biến nhất của nhãn hiệu bị từ chối loại này là các nhãn hiệu dạng khẩu hiệu như: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” dùng cho sản phẩm cà phê, “Màu sắc đến từ Mặt trời” dùng cho sản phẩm sơn, bột bả, matits dùng trong xây dựng…. nhưng nhãn hiệu “Nâng niu bàn chân Việt” dùng cho sản phẩm giày, dép, “Enrich your life” cho các dịch vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm… lại được chấp nhận bảo hộ. Luật SHTT 2005 không xếp các khẩu hiệu (slogan) thành một dạng nhãn hiệu riêng biệt do vậy, để được bảo hộ chúng cũng cần phải thỏa mãn các tiêu chí luật định như các nhãn hiệu từ ngữ khác. Việc lấy lý do dấu hiệu mô tả sản phẩm, dịch vụ để không thừa nhận khả năng phân biệt của các câu khẩu hiệu (slogan) dường như không thực sự thuyết phục trong nhiều trường hợp. Để các quyết định của cơ quan Nhà nước đưa ra chính xác và thuyết phục hơn, để chủ nhãn hiệu tránh được nhưng tốn kém không đáng có khi xây dựng một nhãn hiệu nhưng sau đó lại bị từ chối vì không có khả năng tự phân biệt thì rất cần có những quy định cụ thể hơn trong các văn bản dưới luật như trong Quy chế xét nghiệm liên quan đến trường hợp này.
Trường hợp 4: Nhãn hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh
Đây là nội dung hoàn toàn mới được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu. Thực chất, nội dung này trước đây dù chưa được quy định nhưng đã được áp dụng và lý do “nhãn hiệu mô tả hàng hóa, dịch vụ” chung chung thường được sử dụng để từ chối bảo hộ nhãn hiệu loại này. Các dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh rõ ràng là không có khả năng phân biệt, bất cứ chủ thể nào thỏa mãn tiêu chuẩn luật định đều có thể sử dụng. Quy định riêng thành một mục cho các dấu hiệu thuộc loại này đảm bảo căn cứ từ chối đúng với bản chất của dấu hiệu.
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu với các dấu hiệu khác
Nếu như khả năng tự phân biệt được coi là “điều kiện cần” để một dấu hiệu được coi là nhãn hiệu thì khả năng phân biệt với dấu hiệu khác chính là “điều kiện đủ” để nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ. Chỉ khi một dấu hiệu phân biệt được với các dấu hiệu đã, đang được bảo hộ của chủ thể khác thì lúc đó dấu hiệu mới hoàn thành chức năng phân biệt. Những dấu hiệu thuộc vào các trường hợp sau sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt:
Trường hợp 1: Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn
Đây là trường hợp phổ biến nhất khi đánh giá khả năng bảo hộ của một nhãn hiệu, đó là đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu đang xem xét với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Về cơ bản, nội dung của quy định này cũng tương tự như quy định trong Nghị định 63CP nhưng được thể hiện dưới một cách khác và cụ thể hơn. Theo đó, khái niệm “nhãn hiệu liên kết” được đưa thêm vào, thay thế cụm từ “nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ” bằng cụm từ “nhãn hiệu đã được đăng ký”. Cách thể hiện mới này có vẻ cụ thể hơn, nhưng dường như lại rắc rối hơn và không hợp lý. Theo khoản 19 Điều 4 Luật SHTT “nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. Để hướng dẫn việc áp dụng luật liên quan đến nhãn hiệu liên kết, Thông tư 01 [7] tại Điểm 37.4b)(i)(iii) đã nêu rõ “Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì là nhãn hiệu nào” và “Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn
hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết…”. Theo quy định của luật, nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu của cùng một chủ sở hữu. Dù cho chủ nhãn hiệu không khai báo với cơ quan có thẩm quyền đó là các nhãn hiệu liên kết thì bản chất liên kết của chúng vẫn tồn tại một cách khách quan. Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau, do đó, đương nhiên nhãn hiệu của cùng một chủ không đặt ra vấn đề xem xét khả năng phân biệt giữa chúng. Xét về bản chất các nhãn hiệu liên kết đều là nhãn hiệu cơ bản, mỗi nhãn hiệu đều có vai trò ngang nhau trong việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Quy định trong Thông tư 01 về việc người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải chỉ dẫn mối liên kết với các nhãn hiệu có trước và việc không thực hiện điều này khiến nhãn hiệu bị coi là độc lập với nhau khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu là không cần thiết và thực tế không thực hiện được trên thực tế. Dù Chủ đơn không chỉ dẫn mối liên kết giữa nhãn hiệu yêu cầu đăng ký và nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó của chính mình thì cơ quan có thẩm quyền cũng không thể từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ khác vì nhãn hiệu đó đã thỏa mãn chức năng phân biệt chủ nhãn hiệu với chủ thể khác theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT. Khái niệm nhãn hiệu liên kết được đưa vào trong luật như hiện nay mang tính nửa vời, mối liên kết này chỉ được nhắc đến trong giai đoạn xác lập quyền mà trong thủ tục này như phân tích ở trên việc áp dụng là không khả thi. Việc xác định nhãn hiệu liên kết còn có thể liên quan tới việc xác định đối tượng chuyển giao, chuyển nhượng nhãn hiệu (việc chuyển giao, chuyển nhượng có thể thực hiện cho từng nhãn hiệu độc lập hay phải cho toàn bộ các nhãn hiệu liên kết?), xác định đối tượng bị hủy bỏ hiệu lực (một nhãn hiệu trong số các nhãn hiệu liên kết bị hủy bỏ có ảnh hưởng đến các nhãn hiệu liên kết khác hay không?)… nhưng những nội dung này không được đề cập trong luật hoặc các văn bản hướng dẫn dưới luật. Không nhiều nước có quy định về nhãn hiệu liên kết, ở những nước đã quy định thì có xu hướng loại bỏ quy định về loại nhãn hiệu này (VD: Nhật Bản…) và chỉ sử dụng như một thuật ngữ trong nghiên cứu. Qua