Được Giới Thiệu Tên Khi Biểu Diễn, Khi Phát Hành Bản Ghi Âm, Ghi Hình, Phát Sóng Cuộc Biểu Diễn

ghi âm, ghi hình góp phần thúc đẩy sáng taọ , phổ biến các giá tri ̣âm nhac̣ , các

loại hình nghệ thuật dân tộc khác và tinh hoa âm nhac

thế giới tới công chúng.

+ Quản lý tập thể đối với quyền tác giả , quyền liên quan của các hôi viên. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất đối với các chương

trình băng đĩa ghi âm , của người biểu d iên

đối với buổi biểu diên

đươc

điṇ h

hình. Chống laị các hành vi xâm pham lĩnh vực công nghiệp ghi âm.

quyền tác giả , quyền liên quan trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

+ Hỗ trơ ̣ phát hành để đưa tác phẩm tới công chúng môt

cách thuân

Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 5

lơị .

+ Tham gia tư vấn về viêc hoac̣ h điṇ h cơ chế , chính sách về bản quyền

và các chính sách liên quan đối với cơ quan quản lý nhà nước.

+ Hơp̣ gia trong viêc

tác, giao lưu với các tổ chứ c tương ứ ng của quốc tế và các quốc sản xuất và quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong

lĩnh vực công nghiệp ghi âm theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam bao gồm: trung ương Hiệp hội, các hội thành viên thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật và tổ chức cơ sở của Hiệp hội là các chi hội do Hiệp hội thành lập. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hiệp hội. Đại hội được tiến hành 3 năm một lần, do Ban chấp hành triệu tập. Đại hội toàn quốc có thể họp bất thường theo quyết định của hai phần ba (2/3) tổng số ủy viên Ban chấp hành hoặc theo đề nghị của hơn một phần hai (1/2) tổng số hội viên chính thức [32].

2.3. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn

Loại hình của tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung hết sức đa dạng và phong phú. Trong đó có những loại hình tác phẩm đến với công chúng một cách trực tiếp như tác phẩm văn học, hội họa hay điêu khắc. Mỗi người đều có thể trực tiếp đọc một cuốn truyện, một bài thơ và cảm nhận cái hay của nó

hay trực tiếp thưởng thức một bức tranh, một pho tượng và cảm nhận vẻ đẹp của nó. Mặt khác, có nhiều loại hình tác phẩm chỉ có thể đến được với công chúng khi có người chuyển tải tác phẩm đó thông qua loại hình nghệ thuật nhất định. Người biểu diễn là người chuyển tải tác phẩm đến đông đảo công chúng thông qua các loại hình nghệ thuật khác nhau. Việc sử dụng tác phẩm thông qua hình thức biểu diễn luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người biểu diễn, cái hay, cái đẹp của tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật phải thông qua biểu diễn và tác phẩm đó được công chúng cảm nhận ở mức nào phần nhiều phụ thuộc vào tài năng và sự sáng tạo trong quá trình chuyển tải của người biểu diễn. Vì vậy, tùy theo từng phương tiện nhất định , hình thức nghệ thuật mà họ thực hiện để biểu diễn tác phẩm cũng mang dấu ấn cá nhân theo phong cách sáng tạo nên họ có quyền được hưởng các quyền lợi riêng dành cho mình. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

2.3.1. Quyền nhân thân của người biểu diễn

2.3.1.1. Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn

Đây là quyền năng đươc

ghi nhân

đầu tiên trong nhóm quyền nhân thân

của người biểu diễn. Sự ghi nhân

quyền năng này trong Luâṭ Sở hữu trí tuệ đa

thể hiên

sự tôn tron

g của pháp luâṭ nói riêng và của nhà nước nói chung đối

́i các thành quả s áng tạo của người biểu diễn . Người biểu diên

tuy không

trưc

tiếp sản xuất ra của cải vâṭ chất cho xã hôi

nhưng laị đem đến cho công

chúng những giá trị tinh thần mà không phải lúc nào các giá trị đó cũng có thể đo bằng thước đo vâṭ chất . Chính vì giá trị sáng tạo và truyền đạt cảm hứng đến công chúng từ các cuộc biểu diễn nên việc xướng tên người biểu diễn khi

môt

cuôc

biểu diên

bắt đầu, hay khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng

cuôc

biểu diên

đã trở thành hiển nhiên và đươc

ghi nhân

trong các quy điṇ h

của pháp luật . Đây chính là môt

sự tôn vinh những giá tri ̣tinh thần đươc

tao

ra bởi những người hoaṭ đôn

g trong lin

h vưc

nghê ̣thuâṭ.

Danh tiếng của một diễn viên , ca sĩ, nhạc công, vũ công và các nghệ sĩ khác chỉ được công chúng biết đến khi tên của họ được giới thiệu thông qua

các cuộc biểu diễn . Vì vậy, viêc

nêu tên người biểu diên

không chỉ nhằm để

cá biệt hóa hình tượng biểu diễn mà còn có tác dụng cung cấp thông tin về cá

nhân người biểu diên tới công chúng thưởng thứ c . Chắc hẳn mỗi chúng ta khi

nghe môt

bài hát hay xem môt

bô ̣phim hay đều có nhu cầu muốn biết tên

người ca si ̃ thể hiên

bài hát đó hay tên người diên

viên nhâp

vai cho vai diên

gây ấn tươn

g . Đây hoàn toàn là môt

nhu cầu bình thường của người nghe ,

người xem. Nó thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của mỗi người , giúp họ biết được tác phẩm mình vừa đư ợc theo dõi do ai thể hiện. Từ đó nó có thể hình thành trong lòng công chúng những tình cả m, thái độ yêu mến đối với

những tiết muc

, những vai diên

mà ho ̣thưc

sự ấn tươn

g . Đây cũng chính la

con đường giúp hình thành nên những hình tượng biểu diễn trong lòng công chúng (ví dụ trong thế giới giải trí công chúng vẫn thường tung hô “Ông

hoàng nhạc Việt” – Đàm Vĩnh Hưng hay “Nữ hoàng nhạc Dance” – Thu

Minh...). Đó cũng là môt

lý giải cho viêc

taị sao có những buổi b iểu diên ca

nhạc, âm nhac

hay những bô ̣phim lần đầu đươc

công chiếu chỉ cần giới thiêu

tên những người biểu diên nổi tiêń g tham gia trình diễn đã bán hêt́ vé . Còn có

những buổi biểu diên

mà toàn bô ̣số lươn

g vé đươc

đem m ời miễn phí nhưng

số lươn

g người đến thưởng thứ c vân

rất han

chế.

2.3.1.2. Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn

Hình tượng biểu diễn là khái niệm trừu tượng và có nội hàm khá rộng được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau như phong cách biểu diễn, âm giọng,

thái độ, cử chỉ… Sự sáng tạo riêng, phong cách biểu diễn của mỗi người tạo nên hình tượng biểu diễn và gắn liền với tên tuổi của họ. Vì vậy, người biểu diễn cần được bảo hộ về hình tượng biểu diễn để tránh việc người khác lợi dụng hoặc xuyên tạc. Mặt khác, danh dự, uy tín của người biểu diễn thường được thể hiện trong toàn bộ cuộc biểu diễn với hàng loạt các động thái khác nhau theo trình tự nhất định . Nếu bản định hình hoặc chương trình phát sóng cuộc biểu diễn bị cắt xén hoặc thay đổi trình tự của các động thái đó sẽ gây

ảnh hưởng đến uy tín , danh dự của người biểu diễn . Măṭ khác , khi môṭ phẩm đi ện ảnh hay âm nhạc được truyền tải tới công chúng thông qua các

tác

diên

viên, ca si ̃, nhạc công , vũ công... mà bị cắt xén , xuyên tac

thì điều này

không những ảnh hưởng tới hình tươn

g của người biểu diên

mà còn trưc

tiếp

ảnh hưởng tới chính tác giả của tác phẩm đươc

biểu diên

. Điều này cũng thể

hiên

sự thiếu tôn tron

g quyền đươc

thưởng thứ c môt

tác phẩm nguyên gốc của

công chúng, khiến công chúng có những nhân điṇ h thiêú khách quan về nôi

dung tác phẩm đươc

truyền tải cũng như các giá tri ̣sáng tao

mà người biểu

diên

mang laị.

2.3.2. Quyền tài sản của người biểu diễn

2.3.2.1. Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm,

ghi hình

Tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì định hình được hiểu là: “sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt” [1, Điều 4 , Khoản 5].

Quyền này được hiểu là quyền được ghi âm, ghi hình trực tiếp các cuộc biểu diễn. Nói cách khác, định hình cuộc biểu diễn chính là đặt cuộc biểu diễn

vào một hình thức vật chất nhất định. Với tư cách là quyền tài sản nên quyền này luôn thuộc về chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Theo đó, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình thực hiện việc ghi âm, ghi hình, có thể thông qua người khác thực hiện công việc này theo mục đích và lợi ích của mình hoặc có quyền cho hay không cho phép người khác ghi âm, ghi hình trực tiếp cuộc biểu diễn đó. Định hình cuộc biểu diễn có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là bước ghi lại những giá trị sáng tạo tinh thần của người biểu diễn. Đây chính là bước đầu tiên để thực hiện bước tiếp theo là sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn.

2.3.2.2. Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm, ghi hình

Sao chép cuộc biểu diễn là việc tạo ra các bản sao ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn. Trong đó được coi là sao chép trực tiếp nếu bản ghi âm, ghi hình được tạo ra từ bản định hình lần đầu tiên về âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn (còn gọi là băng gốc, đĩa gốc), được coi là sao chép gián tiếp nếu bản ghi âm, ghi hình không được tạo ra từ chính bản ghi âm, ghi hình gốc. Đây là một trong những quyền độc quyền của người biểu diễn. Với quyền sao chép này người biểu diễn sẽ tạo ra các bản sao cuộc biểu diễn của mình để từ đó thực hiện một quyền khác mà pháp luật cho phép đó là phân phối tới công chúng bản sao cuộc biểu diễn của mình.

2.3.2.3. Phát sóng hoặc truyền theo cách khác tới công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng

Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến tới công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được.

Truyền theo cách khác là việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được

định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng [1, Điều 31, Khoản 3].

Luật Sở hữu trí tuệ đã xác định quyền phát sóng là quyền tài sản luôn thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát sóng.

2.3.2.4. Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được

Quyền phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn chính là quy định của pháp luật cho phép người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn được thu về các giá trị vật chất từ các giá trị tinh thần mà cuộc biểu diễn và người biểu diễn mang lại. Đây chính là phương thức đền bù xứng đáng công sức hoạt động nghệ thuật của người biểu diễn, đồng thời cũng tạo cơ sở cho người biểu diễn thúc đẩy hoạt động đầu tư sáng tạo các tác phẩm mới. Khi xác định người biểu diễn được hưởng các quyền nào trong các quyền nói trên cần phải căn cứ vào tư cách chủ thể của họ đối với cuộc biểu diễn. Người biểu diễn có thể mang một trong hai tư cách chủ thể: hoặc là chủ sở hữu quyền liên quan hoặc là chỉ mang tư cách người biểu diễn. Nếu được xác định là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình. Nếu chỉ là người biểu diễn mà không đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngoài các quyền nhân thân, người biểu diễn được hưởng một khoản tiền thù lao khi người khác sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào hoặc sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong các trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa

người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.

2.3.3. Nghĩa vụ của người biểu diễn

Bên cạnh việc được hưởng các quyền tài sản và quyền nhân thân như phân tích trên, người biểu diễn với tư cách là người sử dụng tác phẩm của người khác còn phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Các nghĩa vụ mà người biểu diễn phải thực hiện bao gồm:

- Phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi sử dụng tác phẩm của họ để trình diễn, chỉ được biểu diễn khi có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì biểu diễn tác phẩm trước công chúng là quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Nghị định 100/2006/NĐ-CP, ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ cũng quy định chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Chính vì vậy mà khi người biểu diễn muốn thể hiện một tác phẩm nào đó thì họ phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Quy định này thể hiện sự tôn trọng của người biểu diễn đối với những người sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, pháp luật Sở hữu trí tuệ cũng ghi nhận một số trường hợp ngoại lệ cho phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền thù lao bao gồm: biểu diễn tác phẩm sân khấu hoặc loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào và ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy. Ngoài các trường hợp ngoại lệ việc xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là một trong những điều kiện để cuộc biểu diễn được công nhận một cách hợp pháp.

- Phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp biểu diễn các tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động nơi công cộng. Trong trường hợp người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu cuộc biểu diễn thì khi thực hiện cuộc biểu diễn người biểu diễn phải thực hiện nghĩa vụ xin phép và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu cuộc biểu diễn thì nghĩa vụ xin phép và trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thuộc về chủ sở hữu cuộc biểu diễn đó, còn người biểu diễn chỉ đơn thuần là người thực hiện cuộc biểu diễn và được pháp luật bảo hộ quyền nhân thân. Đây là nghĩa vụ của người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, cũng là quy định mà pháp luật đặt ra với ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi về mặt kinh tế cho tác giả.

2.4. Giới hạn quyền của người biểu diễn

2.4.1. Các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn

Ngoài việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người biểu diễn trước mọi hành vi xâm phạm, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền như những ngoại lệ trong việc khai thác, sử dụng quyền liên quan. Có thể thấy trong việc đưa ra các trường hợp ngoại lệ này nhà làm luật đã dựa trên hai nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất là việc sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn. Để thực hiện một cuộc biểu diễn, người biểu diễn phải đầu tư rất nhiều thời gian, tài chính, cơ sở vật chất và mục đích của họ khi tạo ra các cuộc biểu diễn phục vụ công chúng nhằm thu lại các giá trị kinh tế cho bản thân. Chính vì vậy, khi khai thác cuộc biểu diễn trong các trường hợp ngoại lệ mà các chủ thể sử dụng làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn thì quyền lợi của người biểu diễn không được đảm bảo, gây thiệt hại

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí