của rất nhiều người nhưng chỉ những người trực tiếp trình diễn thể hiện tác phẩm mới được coi là người biểu diễn.
Khái niệm người biểu diễn trong pháp luật quốc gia và luật quốc tế được đưa ra bằng phương pháp liệt kê cụ thể những người được coi là người biểu diễn. Tại Điều 3 (a) Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (Công ước Rome) quy định: “Ngườ i
biểu diên
là cá c diên
viên , ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập
vai, hát, đoc, ngâm, trình bày hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học ,
nghê ̣thuât ” [10]. Trong Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước
WPPT) của WIPO năm 1996, khái niệm người biểu diễn được mở rộng, ngoài những chủ thể tương tự được liệt kê trong Công ước Rome, người biểu diễn còn bao gồm người trình bày các tác phẩm văn học dân gian thông qua các hình thức hát , múa, sử dụng các nhạc cụ truyền thống… mà được duy trì thông qua truyền khẩu từ đời này đến đời khác với những đặc trưng của từng vùng, miền. Pháp luật các nước tùy thuộc điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và
kỹ năng lâp
pháp đã có những điều chỉnh trong viêc
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 1
- Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 2
- Cuộc Biểu Diễn Được Bảo Hộ Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành
- Được Giới Thiệu Tên Khi Biểu Diễn, Khi Phát Hành Bản Ghi Âm, Ghi Hình, Phát Sóng Cuộc Biểu Diễn
- Các Trường Hợp Giới Hạn Quyền Của Người Biểu Diễn
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
đưa ra khái niêm
người
biểu diên
và cuôc
biểu diên
, cũng như điều kiện để được bảo hộ quyền của
người biểu diên
. Trên cơ sở khái niệm người biểu diễn của Công ước Rome,
Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam, trong đó quy định trực tiếp người biểu diễn gồm: “diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật” [16, Điều 16].
Như vậy, dựa trên các khái niệm về người biểu diễn theo pháp luật quốc gia và luật quốc tế kết hợp với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tác giả quan niệm rằng người biểu diễn là người sử dụng các hoạt động biểu diễn để thể hiện tác phẩm với mục đích truyền đạt tác phẩm đó tới công chúng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Thực tế cho thấy người biểu diễn là người hoạt động trên rất nhiều các loại hình nghệ thuật mà tiêu biểu nhất phải kể đến một số thể loại cơ bản như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và tuỳ vào mỗi loại hình họ hoạt động mà chúng ta vẫn gọi họ là những diễn viên hay ca sĩ.
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật mà người biểu diễn dùng âm thanh để diễn đạt tác phẩm. Để trở thành một người nghệ sĩ âm nhạc thực thụ người biểu diễn phải là người sử dụng thuần thục các yếu tố như cao độ, nhịp điệu, âm điệu và những phẩm chất âm thanh của âm sắc cũng như kết cấu bản nhạc. Biểu diễn âm nhạc có thể chia ra hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ nên trừu tượng hơn, tạo cho người nghe những cảm giác và sự liên tưởng khác nhau.
Khác với âm nhạc, sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời, là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như văn chương, hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc, múa và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. Sân khấu tạo nên các hình tượng nghệ thuật sống động đối với công chúng. Kịch bản văn chương là cơ sở của chủ đề tư tưởng, là cái cốt của tác phẩm sân khấu. Trong một tác phẩm sân khấu thì diễn viên chính là người thể hiện nội dung của vở diễn và có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công hoặc thất bại của vở diễn. Ngoài nhân tố cơ bản là hành động kịch, nghệ thuật sân khấu còn bao gồm những phương tiện như âm nhạc, múa, trang trí, đạo cụ hỗ trợ cho diễn xuất.
Một loại hình nghệ thuật biểu diễn khác mà tác giả muốn đề cập đến là điện ảnh – một loại hình nghệ thuật trẻ, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình quan trọng bậc nhất khi xét về tính quần chúng rộng lớn cũng như đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật
và công nghệ; nó kết hợp các thành tựu của khoa học và công nghệ với các phuơng tiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác tạo cho điện ảnh có tính tổng hợp cao nhất. Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh cũng là hành động nhưng nó khác với sân khấu. Ở đây hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt nhân, nhưng đồng thời nghệ thuật quay phim, dựng phim, cũng có một ý nghĩa quyết định. Bởi hình ảnh phim là hình ảnh không gian đa chiều hết sức đa dạng và phong phú được đạo diễn và nghệ sỹ quay phim biến đổi liên tục theo những góc độ, tầm cỡ, cự ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách, nhân vật. Trong tác phẩm điện ảnh thì người diễn viên chính là linh hồn của tác phẩm, diễn xuất của họ sẽ đóng vai trò quan trọng tới sự thành công hay thất bại của một tác phẩm điện ảnh.
1.2.1.2. Bảo hộ quyền của người biểu diễn
Khái niệm “bảo hộ” là giúp đỡ, che chở. Bảo hộ quyền của người biểu diễn là việc giúp đỡ, che chở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các thành quả lao động trí tuệ, sáng tạo hay thành quả đầu tư của người biểu diễn.
Như vâỵ , bảo hộ quyền của người biểu diễn được hiểu là việc nhà nước ra các quy điṇ h pháp luâṭ về các quyền , các giới hạn quyền và một số ngăn
cấm các hành vi xâm pham
qu yền của người biểu diên
nhằm bảo đảm quyền
lơi
hơp
lý và chính đáng của ho ̣đối với cuôc
biểu diên
. Để hoàn thiên
kha
năng bảo hô ̣pháp lý và tính hiêu
lưc
của các quyền này , Nhà nước quy định
các chế tài phù hợp và áp dụng các biện pháp thực thi về hành chính , dân sư,̣ hình sự nhằm chống lại các hành vi trái pháp luật. Ngoài ra, nhà nước còn ban hành các quy định về địa vị pháp lý của hệ thống quản lý hành chính , thẩm
quyền của các cơ quan thưc
thi taị thi ̣trường nôi
đia
, cử a khẩu, biên giới, hê
thống tư pháp để xét xử các vu ̣án xâm pham
quyền liên quan.
Hệ thống hỗ trợ thực thi bao gồm các tổ chức đại diện tập thể và các tổ chức tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan. Hệ thống pháp luật về
quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các quy định trong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ, Bộ Luật hình sự, Luật báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản Văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật hải quan, Pháp lệnh Quảng cáo, Pháp lệnh thư viện, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để các quy định của pháp luật về quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng thực sự đi vào cuộc sống, Nhà nước một mặt xây dựng các quy định pháp lý, mặt khác lập ra các định chế, cơ quan để thay mặt nhà nước quản lý, thực thi và bảo vệ cho các quy định pháp lý có hiệu lực. Các thiết chế, cơ quan này được tổ chức thành một hệ thống thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương.
Việc bảo hộ quyền của người biểu diễn còn thể hiện thông qua hoạt động xác lập quyền của các chủ thể quyền và bảo vệ quyền của các chủ thể này trước sự xâm phạm của chủ thể khác.
Quyền của người biểu diễn được xác lập dựa vào chính các hành vi tạo ra tác phẩm không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Quyền của người biểu diễn phát sinh kể từ khi đối tượng được bảo hộ được định hình hoặc thực hiện. Như vậy, quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn không bắt buộc các chủ thể quyền phải thực hiện hiện nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Quyền của họ tự động phát sinh và được pháp luật thừa nhận bảo hộ. Việc đăng ký quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng không phải là căn cứ phát sinh quyền mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp.
1.2.2. Nội dung quyền của người biểu diễn
Quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ trong đó bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các quyền này sẽ được phân tích và làm rõ tại Chương II của luận văn. Trong phần này tác giả
xin đưa ra các quy định về quyền của người biểu diễn được quy định trong một số Điều ước quốc tế để thấy rõ sự kế thừa và nội luật hóa pháp luật quốc tế trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Công ước Rome năm 1962 thì sự bảo hộ quy định cho người biểu diễn theo Công ước này bao gồm quyền ngăn cấm: Phát sóng hoặc truyền phát tới công chúng buổi biểu diễn của người biểu diễn mà không có sự thỏa thuận, trừ khi bản thân buổi biểu diễn là một chương trình phát sóng hoặc được thực hiện từ một bản ghi âm; Định hình buổi biểu diễn chưa được định hình của người biểu diễn không có sự thỏa thuận; Sao chép bản ghi buổi biểu diễn không có sự thỏa thuận.
So với quy định về quyền của người biểu diễn trong Công ước Rome thì quy định về quyền của người biểu diễn trong Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (1996) chi tiết hơn. Hiệp ước này đã dành nguyên chương II để cụ thể hóa quyền của người biểu diễn. Theo đó, người biểu diễn có quyền tinh thần (được quy định tại Điều 5) và các quyền kinh tế (được quy định tại Điều 6,7,8,9 và Điều 10) của Hiệp ước.
Các quyền tinh thần của người biểu diễn được ghi nhận đó là: người biểu diễn có quyền yêu cầu được công nhận là người biểu diễn buổi biểu diễn của mình trừ trường hợp bỏ sót bắt buộc do cách thức sử dụng buổi biểu diễn gây ra, và quyền phản đối bất kỳ sự bóp méo, cắt xén hoặc các sửa đổi khác đối với buổi biểu diễn của người biểu diễn mà mình có thể phương hại đến thanh danh của họ.
Người biểu diễn theo quy định của Hiệp ước này được hưởng độc quyền đối với các quyền kinh tế sau: Quyền kinh tế của người biểu diễn đối với các buổi biểu diễn chưa được định hình; quyền sao chép; quyền phân phối tới công chúng bản gốc hoặc bản sao buổi biểu diễn đã được định hình; quyền cho thuê; quyền cung cấp các buổi biểu diễn đã được định hình.
Như vậy, đối chiếu với quy định về quyền của người biểu diễn tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ với các quy định trong các Điều ước quốc tế ta thấy Việt Nam đã có sự học hỏi, tiếp thu có chọn lọc và phù hợp với các quy định tối thiểu của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc quy định như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người biểu diễn đồng thời còn thể hiện sự hài hòa giữa quy định của luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn tại Việt Nam
1.2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về quyền của người biểu diễn nói riêng và quyền liên quan nói chung
Tại Việt Nam tư tưởng về quyền tự do sáng tạo nghệ thuật, khoa học đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992. Tư tưởng này tiếp tục được ghi nhận và đồng thời khẳng định việc Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền tác giả, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [12, Điều 60].
Năm 1995, Bộ luật Dân sự được ban hành trong đó dành riêng phần VI quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Tại Bộ luật Dân sự 1995, các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan được tập trung tại phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”, Chương I “Quyền tác giả”, Mục 4 “Quyền, nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh truyền hình”. Nhìn chung, các quy định này bao quát khá toàn diện các vấn đề, từ định nghĩa tác giả chủ sở hữu quyền tác giả,
người biểu diễn, tổ chức ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh truyền hình tới quyền, nghĩa vụ và địa vị pháp lý của họ.
Để hướng dẫn thi hành các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ luật Dân sự nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành như: Nghị quyết số 35/2004/QH 11 ngày 25/12/2004 của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2005; cùng với nhu cầu cấp bách phải có một hành lang pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ đáp ứng được các quy tắc chung của thế giới, đủ điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Luật sở hữu trí tuệ. Trong một thời gian rất ngắn, từ ngày 27/12/2004 thành lập Ban soạn thảo liên ngành đến ngày 7/2/2005 thì bản Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (lần 2) đã được hoàn chỉnh để gửi xin ý kiến. Dự thảo này gồm 14 chương với 479 điều điều chỉnh toàn diện quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 10, ngày 29/11/2005 Luật Sở hữu trí tuệ (luật số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối (368/370) và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. Ngay sau khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ra đời và đi vào thực tiễn điều chỉnh các quan hệ có liên quan trong xã hội, Chính phủ, các Bộ và Cơ quan có liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trong lĩnh vực quyền liên quan, có các văn bản hướng dẫn thi hành luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Trải qua hơn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực, một số các quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã không còn phù hợp với thực tế. Một số điều khoản chưa tương thích với pháp luật quốc tế như quy định về giới hạn quyền tác giả (Điều 26), giới hạn quyền liên quan (Điều 33) chưa phù hợp với công ước Berne, nội dung quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 157,
160, 163, 165, 178, 186, 187, 188, 190, 194 chưa tương thích với công ước UPOV. Bên cạnh đó một số quy định qua thực tế thi hành còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như các quy định về thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại các Điều 87, 90, 119, 134, 154; các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại các Điều 201, 211, 214, 216, 218. Một số vấn đề mới phát sinh trong quá trình hội nhập phải đáp ứng nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với pháp nhân và công dân nước ngoài, như vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả (Điều 27) cần được kéo dài hơn so với quy định hiện hành. Chính những quy định còn bất cập này đã gây cản trở cho hoạt động của các chủ thể liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có chủ thể quyền liên quan.
Vì vậy việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ 2005 là cần thiết. Do đó, ngày 19/06/2009 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ 2005 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010.
1.2.3.2. Việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về quyền liên quan
Hiện nay, trên bình diện quốc tế quyền liên quan được bảo hộ tại các công ước như Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước Rome 1961); Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ (Công ước Geneva 1971); Công ước liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Công ước Brussels 1974); Thỏa thuận TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và Bản ghi âm (WPPT) năm 1996. Việt Nam hiện cũng đã gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế.
Theo thông tin từ trang web www.ompi.int của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng giám đốc WIPO đã có Thông báo số 83 về việc Việt Nam gia nhập Công ước Geneva. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 6/7/2005.