Các Hành Vi Xâm Phạm Quyền Nhân Thân Của Người Biểu Diễn

cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn nên đồng thời họ còn là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó. Chính vì vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ đã trao cho họ những quyền năng nhất định của người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, những quyền năng của họ đối với cuộc biểu diễn luôn có nguy cơ bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Dựa vào nội dung bảo hộ quyền liên quan thì các dạng hành vi này có thể chia thành hai nhóm như sau:

2.6.1.1. Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn

Căn cứ vào Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ thì các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm:

- Hành vi mạo danh người biểu diễn

Hành vi mạo danh người biểu diễn là hành vi dùng tên người khác (người mạo danh) để thay thế tên của người biểu diễn thực sự trong một cuộc biểu diễn. Hành vi mạo danh người biểu diễn sẽ khiến cho người mạo danh nhanh chóng tận dụng được sự quan tâm của đông đảo quần chúng đối với tên tuổi của mình hay nói cách khác là người mạo danh sẽ được công chúng biết đến nhanh hơn và rộng hơn. Tuy nhiên, đối với người biểu diễn hành vi mạo danh này sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người biểu diễn, tới các giá trị nghệ thuật mà người biểu diễn đã tạo nên trong một cuộc biểu diễn. Trong những năm gần đây, hành vi mạo danh người biểu diễn diễn ra khá phổ biến. Một ví dụ về việc mạo danh người biểu diễn đó là sự việc một người nghệ sĩ có khả năng giả giọng rất nhiều tiếng kêu của các loài động vật hoang dã đi biểu diễn ở nhiều nơi để phục vụ quần chúng. Tuy nhiên, các tiết mục biểu diễn của người nghệ sĩ này nhanh chóng được ghi âm lại và được truyền phát trong các buổi biểu diễn sau đó mà người thể hiện tại các buổi biểu diễn này lại là người khác (người không có khả năng giả giọng tiếng kêu của các loài

động vật). Hậu quả là tiết mục biểu diễn của người nghệ sĩ có khả năng giả giọng thực sự đã không còn được đông đảo công chúng đón nhận vì họ cho rằng nó không còn đặc sắc nữa do có quá nhiều người biểu diễn được như vậy. Hay trong các buổi biểu diễn âm nhạc hiện nay hiện tượng mạo danh ca sĩ mà công chúng vẫn gọi là “hát nhép” diễn ra rất nhiều. Trong các trường hợp này, người biểu diễn chỉ làm động tác, điệu bộ như đang diễn còn giọng hát và phần trình bày thật sự đã được thu phát từ đĩa là do một ca sĩ khác thể hiện chứ không phải người đang biểu diễn thể hiện.

- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất ký hình thức nào đối với cuộc biểu diễn một cách bất hợp pháp sẽ làm mất đi những giá trị nghệ thuật ban đầu mà người biểu diễn muốn truyền đạt tới công chúng. Vì vậy, nếu một cuộc biểu diễn bị sửa chữa, cắt xén xuyên tạc truyền tới công chúng sẽ khiến công chúng có những nhận định không đúng với những giá trị nghệ thuật mà người biểu diễn muốn truyền tải đồng thời nó sẽ làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của người biểu diễn.

2.6.1.2. Hành vi xâm phạm quyền tài sản của người biểu diễn

- Hành vi chiếm đoạt quyền của người biểu diễn. Theo quan điểm của tác giả thì hành vi chiếm đoạt quyền của người biểu diễn là hành vi dịch chuyển các quyền mà pháp luật trao cho người biểu diễn sang cho người chiếm đoạt một cách bất hợp pháp. Mục đích của chiếm đoạt quyền là sử dụng và khai thác các quyền năng lẽ ra thuộc về người biểu diễn để mang lại lợi ích cho người chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng chủ yếu là chiếm đoạt quyền sử dụng. Việc chiếm đoạt quyền sử dụng đối với cuộc biểu diễn được hiểu là việc sao chép cuộc biểu diễn đã công bố bằng bất kỳ phương tiện nào để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

phân phối công cộng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu và việc định hình bất hợp pháp cuộc biểu diễn trực tiếp mà theo cách thông thường vẫn được gọi là “làm lậu”.

- Công bố, sản xuất và phân phối cuôc

Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 7

biểu diên

đã đươc

điṇ h hình, bản

ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không đươc pheṕ của người biêủ

diên. Đây là các quyền độc quyền của người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc

biểu diễn. Tuy nhiên, khi các quyền này không được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền mà thực hiện bởi các chủ thể xâm phạm quyền thì sẽ gây thiệt hại cho người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn. Việc tạo ra các bản sao trái phép hay việc trích ghép làm mất tính nguyên gốc ban đầu của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình đều là các hành vi gây thiệt hại về kinh tế và các giá trị nghệ thuật của cuộc biểu diễn. Theo khoản 3 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ việc bản sao cuộc biểu diễn được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền bị coi là hành vi tạo ra hàng hóa sao chép lậu. Khái niệm hàng giả theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng bao gồm bốn trường hợp đó là hàng giả về nội dung; hàng giả về hình thức; trường hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ và các trường hợp là tem, nhãn, bao bì giả. Như vậy, trường hợp bản sao, bản định hình cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép hoặc một phần hay toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình bị sao chép, trích ghép trái phép thuộc trường hợp hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tình trạng hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ mà cụ thể chính là băng đĩa sao chép lậu đã và đang được bày bán tràn lan trên thị trường gây thiệt hại cho chủ thể quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và

gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như xử lý hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng. Trong công tác đấu tranh chống hàng giả đặc biệt là hàng hóa sao chép lậu nhà làm luật muốn đề cao vai trò pháp lý của chính các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại.

- Phát sóng, phân phối, nhâp

khẩu để phân phối đến công chúng cuôc

biểu diên, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình khi biết hoặc có cơ sở để

biết thông tin quản lý quyền dưới hình thứ c điên

̉ đã bi ̣dỡ bỏ hoăc

đã b ị

thay đổi mà không đươc pheṕ của chủ̉̃u quyêǹ liên quan . Đây là trường

hợp xâm hại quyền của người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn khi biết được các thông tin điện tử bảo mật đối với cuộc biểu diễn đó bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi. Trường hợp này có lẽ thường xảy ra từ những người có độ thân tín nhất định với người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn bị xâm phạm.

2.6.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn

Một hành vi bị xem xét và bị coi là hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn khi có đủ các căn cứ sau đây:

- Đối tượng bị xem xét (cuộc biểu diễn) thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền liên quan.

Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Bản quyền hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì cuộc biểu diễn được bảo hộ được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan mà cơ quan đã cấp cho chủ sở hữu cuộc biểu diễn đó. Trường hợp quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quyền này được xác định trên có sở bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn và các tài liệu liên quan (nếu có). Trường hợp bản định hình đầu tiên của cuộc

biểu diễn và các tài liệu liên quan không còn tồn tại thì quyền của người biểu diễn được xem là có thực trên cơ sở thông tin về người biểu diễn và về cuộc biểu diễn tương ứng được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Yếu tố xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn có thể thuộc một trong các dạng sau đây: Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép; Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép; Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình bị sao chép, trích ghép trái phép; Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hóa trái phép, bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan. Sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền liên quan.

Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn. Để xác định một bản định hình cuộc biểu diễn có phải là yếu tố xâm phạm quyền liên quan hay không cần so sánh bản sao cuộc biểu diễn với bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn đó. Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn bị coi là yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây: Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn đang được bảo hộ của người khác.

- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 32, 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Đồng thời với việc nghiên cứu lý luận về các hành vi xâm phạm và phương thức xác định hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn tác giả xin đưa ra và phân tích một ví dụ điển hình cho việc xâm phạm quyền của người biểu diễn trong thời gian qua đó là vụ việc ca sĩ Mỹ Tâm khởi kiện nhiều công ty viễn thông và hàng chục website nhạc số đã kinh doanh các bản nhạc chuông, nhạc chờ có sử dụng các bài hát do Mỹ Tâm thể hiện mà không trả tiền. Trong sự việc này đã có nhiều quan điểm khác nhau của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với quyền liên quan của người biểu diễn.

Các công ty sử dụng bài hát của Mỹ Tâm tỏ ra lúng túng và cho rằng mình không phải trả tiền cho người biểu diễn vì đã trả tiền đầy đủ cho Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV (đơn vị đại diện đã được các nhà sản xuất bản ghi âm ủy thác quyền) và toàn bộ các bản ghi âm đó được cung cấp bởi RIAV.

Về phía RIAV, căn cứ vào khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 44 Luâṭ Sở

hữu trí tuệ, RIAV cho rằng tất cả các bản ghi âm , ghi hình do hôi

viên RIAV

đầu tư toàn bô , họ chỉ mời Mỹ Tâm đến để ghi âm , ghi hình và đã trả đủ tiêǹ

thù lao, vì vậy, các bản ghi âm, ghi hình thuôc sở ̃u của các nhà sản xuất la

hôi viên RIAV, họ có quyền tài sản đối với những bản ghi âm đó, Mỹ Tâm chỉ

còn quyền nhân thân. Do đó ho ̣là chủ thể duy nhất đươc

tự do kinh doanh va

thu tiền từ những cá nhân, tổ chứ c sử dụng bản ghi của ho ̣trong hoaṭ đôn xuất, kinh doanh.

g sản

Về phía Công ty TNHH dịch vụ giải trí Mỹ Tâm: Họ cho rằng trong quá trình hợp tác ghi âm với các hãng băng đĩa, Mỹ Tâm chưa bao giờ thỏa thuận hay ký hợp đồng về chuyển giao quyền của người biểu diễn của mình cho bất kỳ hãng nào. Công ty của Mỹ Tâm cho rằng các nhà sản xuất băng đĩa có quyền liên quan đối với các bản ghi âm, ghi hình vì vậy họ yêu cầu các tổ

chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan phải thanh toán tiền thù lao là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ, các đơn vị kinh doanh phải trả tiền cho nhà sản xuất bản ghi (thông qua RIAV) và trả tiền sử dụng quyền liên quan của người biểu diễn cho Mỹ Tâm. Chính từ căn cứ này Mỹ Tâm đã thông báo về việc vi phạm bản quyền và yêu cầu các đơn vị kinh doanh liên quan phải trả tiền thù lao bồi thường khi họ cung cấp nội dung số các bài hát do Mỹ Tâm thể hiện để làm nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại.

Nguyên nhân của việc tranh chấp trên xuất phát từ chính sự hiểu biết pháp luật không thống nhất giữa các chủ thể liên quan mặc dù các quy định của pháp luật đã khá cụ thể, rõ ràng. Phía chủ thể sử dụng các ca khúc của Mỹ Tâm thì cho rằng mình không phải trả tiền cho người biểu diễn vì đã trả tiền cho Hiệp hội công nghiệp ghi âm RIAV. Phía RIAV thì lại cho rằng khi mời Mỹ Tâm đến biểu diễn để ghi âm, ghi hình họ đã trả thù lao cho cô. Vì vậy, toàn bộ các bản ghi này đều thuộc quyền sở hữu của các hãng ghi âm, ghi hình và ca sĩ Mỹ Tâm chỉ còn lại các quyền nhân thân. Tuy nhiên, các chủ thể này lại bỏ qua quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ đó là: “Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định” [16, Điều 29, Khoản 4]. Có thể thấy, với tư cách là chủ sở hữu cuộc biểu diễn phía RIAV đã nhầm lẫn giữa toàn bộ quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn mà họ được hưởng theo khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ với quyền được hưởng thù lao của ca sĩ Mỹ Tâm. Mỹ Tâm không những được hưởng thù lao khi tham gia ghi âm, ghi hình theo lời mời của RIAV mà còn được hưởng thù lao theo khoản 4 Điều 29 khi cuộc biểu diễn đó được khai thác, sử dụng vào mục đích kinh doanh bởi các cá nhân, tổ chức

khác và quyền được hưởng thù lao này hoàn toàn độc lập với quyền tài sản theo khoản 3 Điều 29. Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 33 và quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ, việc các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng các ca khúc của Mỹ Tâm để làm nhạc chuông, nhạc chờ phải trả thù lao cho cô là hoàn toàn có cơ sở. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều quan điểm trái ngược từ phía các chủ thể liên quan nhưng cuối cùng Mỹ Tâm đã nhận được thù lao xứng đáng từ phía các công ty viễn thông và rất nhiều website nhạc số mà chưa phải đưa vụ việc ra tòa.

2.6.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người biểu diễn

Trong những năm gần đây tình trạng chiếm đoạt quyền của người biểu diễn ngày càng diễn ra phổ biến với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước tình trạng này, có rất nhiều lý do để bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành vi chiếm đoạt.

Lý do đầu tiên và có lẽ là lý do quan trọng nhất là các quyền của người biểu diễn bị xâm phạm, điều này có nghĩa là người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn phải chịu thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế. Điều này không chỉ gây thiệt hại tới lợi ích kinh tế cá nhân của những người hưởng quyền mà còn thiệt hại tới toàn xã hội bởi nó cản trở tính sáng tạo và đi ngược lại với lợi ích mà pháp luật về sở hữu trí tuệ đặt ra.

Trên thực tế việc chiếm đoạt thường xâm hại đến các sản phẩm đang thành công; chúng là những sản phẩm mà những kẻ chiếm đoạt quan tâm. Trong ngành công nghiệp thu thanh chỉ có một phần nhỏ các tác phẩm là thành công về mặt kinh tế và chính nguồn thu nhập từ các tác phẩm này khiến cho ngành công nghiệp có thể hỗ các tác phẩm ít thành công hơn. Nếu sự khích lệ này mất đi, ngành công nghiệp không thể tiếp tục sản xuất và chất lượng đầu ra sẽ thấp hơn, điều này về lâu dài sẽ gây thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022