Các Trường Hợp Giới Hạn Quyền Của Người Biểu Diễn

cho người biểu diễn và từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc khuyến khích đầu tư, sáng tạo đối với những cá nhân, tổ chức hoạt động nghệ thuật.

- Nguyên tắc thứ hai là trong quá trình sử dụng các chủ thể phải tôn trọng quyền của người biểu diễn như thông tin về người biểu diễn, thông tin về cuộc biểu diễn… Việc tôn trọng quyền của người biểu diễn khi sử dụng cuộc biểu diễn do họ tạo ra là thái độ của người thụ hưởng đối với người tạo ra các giá trị nghệ thuật. Không những thế, tôn trọng quyền của người biểu diễn còn là sự tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt nguyên tắc này cũng góp phần vào việc nâng cao sự bảo đảm về quyền lợi cho người biểu diễn.

2.4.2. Các trường hợp giới hạn quyền của người biểu diễn

2.4.2.1. Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao

Trên cơ sở các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn, Luâṭ Sở

hữu trí tuệ quy điṇ h về các trường hơp̣ xin phép, không phải trả tiền bao gồm:

̉ dun

g quyền liên quan không phải

a)Tự sao chép môt của cá nhân;

bản nhằm muc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

đích nghiên cứ u khoa hoc

b)Tự sao chép môt

Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 6

bản nhằm muc

đích giảng day

, trừ trường

hơp

cuôc

biểu diên

, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đa

đươc

công bố để giảng daỵ ;

c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;

d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng

khi được hưởng quyền phát sóng [16, Điều 32].

Tại điểm 10 khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thì “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử” [18, Điều 1]. Theo quy

định tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sao chép là quyền độc quyền của người biểu diễn hoặc chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Các chủ thể này có thể tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện quyền sao chép. Tuy nhiên Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ đã dành ra một số trường hợp ngoại lệ đối với quyền sao chép đó là: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; hoặc nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình đã được công bố để giảng dậy. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp sao chép với số lượng lớn hơn một bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại vẫn phải xin phép, vẫn phải trả tiền cho chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy nhiên, việc bắt buộc các trường hợp khi sao chép (với số lượng lớn hơn một bản) bản ghi âm, ghi hình để sử dụng cá nhân, phi thương mại phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan khó có thể thực hiện được trên thực tế. Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh các thiết bị và phương tiện để sao chép, mỗi cá nhân đều dễ dàng có cơ hội sở hữu cũng như sử dụng các phương tiện như máy ghi âm, máy tính, máy photocopy, máy fax, máy ghi đĩa CD, VCD… ngay tại gia đình dẫn đến việc sao chép cá nhân không thể kiểm soát, quản lý được.

Bên cạnh đó, có một số môi trường thường xuyên có hoạt động sao chép với số lượng lớn nhưng không vì mục đích thương mại như các cơ sở nghiên cứu, đào tạo… Vì vậy, nhiều quốc gia đã sửa đổi quy định về sao chép cho phù hợp hơn, vừa bảo vệ được quyền lợi của người sáng tạo, tạo điều kiện bù đắp những công sức, chi phí mà họ phải bỏ ra đồng thời tạo cơ chế thực thi hiệu quả. Cụ thể, pháp luật về bản quyền của nhiều quốc gia cho phép nhưng kết hợp chặt chẽ với cơ chế “trả phí đền bù bản quyền” (remuneration) cho chủ sở hữu quyền, như Điều 20.3 Đạo luật quyền tác giả Thụy Sĩ quy định

việc trả phí đền bù bản quyền của những người sản xuất vật ghi và thiết bị ghi. Thiết nghĩ, Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên mở rộng hơn ngoại lệ cho việc sao chép với mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại, cụ thể, thay vì buộc các chủ thể này khi sao chép (với số lượng lớn) phải xin phép, trả tiền cho chủ sở hữu quyền liên quan, chúng ta có thể thu một khoản tiền đền bù bản quyền của những nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các thiết bị và vật ghi.

Một trường hợp sử dụng quyền liên không phải xin phép không phải trả tiền thù lao khác được Luật Sở hữu trí tuệ quy định là “Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin”. Vậy, hiểu “trích dẫn hợp lý” thế nào cho đúng? Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 thì trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần túy đưa tin và phải phù hợp với các điều kiện sau:

- Phần trích chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin;

- Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn được sử dụng để trích dẫn.

Như vậy, một cuộc biểu diễn được trích dẫn một cách phù hợp với mục đích thuần túy đưa tin trong các chương trình thời sự hoặc các kênh truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng khác thì sẽ được hưởng ngoại lệ của quyền liên quan là không phải xin phép, không phải trả thù lao đối với chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Suy cho cùng việc trích dẫn cuộc biểu diễn nhằm cung cấp thông tin ngoài việc đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của đông đảo công chúng còn có ý nghĩa trong việc giới thiệu, quảng bá tác phẩm và hình ảnh của người biểu diễn đến quần chúng nên trường hợp này được quy

định 1à ngoại lệ của việc sử dụng quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn là hoàn toàn hợp lý.

Bên cạnh các trường hợp trên pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ nữa của việc sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao đó là: “Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng”. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tạo bản sao cuộc biểu diễn là quyền độc quyền của người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, theo trường hợp ngoại lệ này khi tổ chức phát sóng được hưởng quyền phát sóng thì có thể tự làm bản sao tạm thời cuộc biểu diễn để phát sóng mà không phải xin phép và trả thù lao cho người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 có giải thích:

Bản sao tạm thời của tổ chức phát sóng được hưởng quyền

phát sóng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ chính thức [1, Điều 34].

Như vậy , việc tạo ra bản sao tạm thời để phát sóng và được hưởng ngoại lệ này của tổ chức phát sóng phải đáp ứng được hai điều kiện đó là bản

sao tạm thời đó phải là bản điṇ h hình có thời han và phải nhằm phục vụ cho

buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng.

2.4.2.2. Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao

Ngoài các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ, nhà làm luật còn có quy định riêng các trường hợp sử dụng quyền

của người biểu diễn không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao theo Điều 33 luật này. Theo đó các trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng (hay chỉ đơn thuần là sử dụng các bản ghi này trong hoạt động kinh doanh, thương mại) có hoặc không có tài trợ, quảng cáo, thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đây là ngoại lệ dành riêng cho những trường hợp mà do đặc thù của lĩnh vực hoạt động, những chủ thể này thường xuyên sử dụng bản ghi âm, ghi hình để phục vụ cho nhu cầu giải trí của công chúng như: các tổ chức phát sóng, chủ thể khác sử dụng tác phẩm, bản ghi để phát sóng; các chủ thể sử dụng bản ghi âm trong hoạt động kinh doanh, thương mại như vũ trường, nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, các trang web nhạc… Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này trong quá trình sử dụng quyền liên quan pháp luật quy định họ không phải xin phép chủ thể của quyền liên quan nhưng vẫn phải trả thù lao khi sử dụng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là người sử dụng sẽ phải trả tiền cho tất cả các chủ thể được liệt kê trong điều luật hay chỉ một hoặc một số chủ thể nhất định?

Nếu theo Điều 29 Luâṭ Sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp người biểu

diên

không phải là chủ đầu tư thưc

hiên

cuôc

biểu diên

thì ho ̣chỉ có các

quyền nhân thân đối với cuôc

biểu diên

; chủ đầu tư sẽ có các quyền tài sản ,

trong đó có quyền điṇ h hình, sao chép, phát sóng bản ghi cuộc biểu diễn . Tuy nhiên, nếu theo quy điṇ h của Điều 33 thì cả người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi đều được trả thù lao khi bản ghi được phát sóng hoặc được sử dụng

trong hoat

đôn

g kinh doanh , thương maị . Liên quan đến vấn đề này , Công

ước Rome quy định:

Nếu môt

bản ghi âm đươc

công bố vì muc

đích thương mai

hoăc

môt

bản sao của bản ghi âm như vây

đươc

̉ dun

g trưc

tiếp

để phát sóng hoặc cho bất kì sự truyền đạt nào đến công chúng thì một khoản tiền thù lao hợp lý phải được người sử dụng trả cho

người biểu diên

hoăc

cho nhà sản x uất bản ghi âm , ghi hình hoặ c

cho cả hai [10, Điều 12].

Như vâỵ , Công ước Rome đã đưa ra quy điṇ h mở cho các quốc gia khi

quy điṇ h về vấn đề này . Trên thưc

tế , viêc

ai sẽ đươc

hưởng thù lao khi bản

ghi đươc

̉ dun

g để phát sóng hoăc

̉ dun

g trong hoaṭ đôn

g kinh doanh se

do các chủ thể của quan hê ̣này tự d o thỏa thuân

. Tuy nhiên, trong thưc

tế ơ

Viêṭ Nam, khi ghi âm, ghi hình hầu như các nhà sản xuất và người biểu diêñ chỉ thỏa thuận về thù lao biểu diễn mà không hề thỏa thuận về quyền hưởng thù lao khi bản ghi đó được sử dụng dưới các hình thức khác . Để tránh tranh chấp về quy ền lợi giữa những chủ thể , Điều 33 Luâṭ Sở hữu trí tuệ nên quy

điṇ h rõ tiền thù lao sẽ đươc trả cho chủ ̉ ̃u bản ghi âm , ghi hình đươc sư

dụng. Tùy từng trường hợp, chủ sở hữu bản ghi có thể là người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi hoặc tổ chức phát sóng hoặc họ có thể thỏa thuận là

đồng chủ ̉ ̃u và đươc hưởng thù lao theo thỏa thuâṇ .

2.5. Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn

Theo quy định tại Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định các quyền của chủ thể liên quan có thời hạn bảo hộ chung là năm mươi năm, không phân biệt đó là quyền nhân thân hay quyền tài sản. Đây là điểm khác biệt cơ bản nếu so sánh quyền của người biểu diễn nói riêng, quyền liên quan nói chung với quyền tác giả vì trong quyền tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không chuyển dịch của tác giả là vô thời hạn.

Quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Các quyền của người biểu diễn được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình” [16]. Tuy nhiên, cả hai quyền này pháp luật hiện hành quy định thời hạn bảo hộ cùng là năm mươi năm (khoản 1 Điều 34). Khi người biểu diễn chỉ có quyền nhân thân mà không có quyền tài sản thì cũng chỉ có thể áp dụng thời hạn bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan không có sự phân biệt như trong các quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Đây là điểm khác biệt so với quyền tác giả vì trong quyền tác giả thời hạn bản hộ quyền nhân thân là không chuyển dịch vô thời hạn (khoản 1 Điều 27). Việc quy định quyền nhân thân của người biểu diễn chỉ được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình nhằm tạo sự phù hợp với quy định về thời hạn bảo hộ trong Thoả thuận TRIPS góp phần đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chỉ cần so sánh với quyền nhân thân trong quyền tác giả, cùng một quyền được nêu tên khi tác phẩm hay cuộc biểu diễn được sử dụng (khoản 2 Điều 19 và điểm a khoản 2 Điều 29), trong khi quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn thì quyền liên quan của người biểu diễn lại chỉ được bảo hộ là năm mươi năm.

Cũng có quan điểm cho rằng việc xác định thời hạn bảo hộ quyền liên quan chỉ trong thời hạn là năm mươi năm (mà không phải là vô thời hạn) vì các quyền nhân thân đó chỉ được thực hiện và đảm bảo khi bản định hình cuộc biểu diễn còn tồn tại, trong khi do đặc tính kỹ thuật, các bản định hình cuộc biểu diễn chỉ có thể bảo quản được trong thời hạn nhất định. Hơn nữa, với thời hạn bảo hộ năm mươi năm cũng đủ để người biểu diễn khai thác hết các giá trị kinh tế đối với cuộc biểu diễn của mình, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích cho các chủ thể khác trong xã hội khi sử dụng các tác phẩm có sự bảo hộ này.

Tuy nhiên, về bản chất quyền nhân thân trong quyền tác giả và quyền liên quan là tương đối giống nhau. Hơn nữa quyền liên quan còn là quyền kề cận với quyền tác giả nên việc quy định thời hạn bảo hộ là năm mươi năm là chưa phù hợp, ví dụ như các cuộc biểu diễn của ông vua nhạc Pop Micheal Jackson sau năm mươi năm nữa sẽ bị người khác đổi tên thành tên khác khi được sử dụng, khai thác. Hay giả sử bản ghi âm, ghi hình có sử dụng cuộc biểu diễn của người biểu diễn, sau năm mươi năm nữa khi bản ghi âm, ghi hình được sử dụng, phát sóng thì có thể thay đổi tên của người biểu diễn đó được.

2.6. Bảo vệ quyền của người biểu diễn

Quyền của người biểu diễn là quyền đối với những thành quả sáng tạo nghệ thuật do họ tạo ra. Việc bảo vệ quyền của người biểu diễn là bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và được hiểu dưới hai phương diện sau đây:

- Theo phương diện khách quan: Bảo vệ quyền của người biểu diễn là tổng hợp các quy định của pháp luật công nhận các chủ thể quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với cuộc biểu diễn của chủ sở hữu được pháp luật thừa nhận.

- Theo phương diện chủ quan: Bảo vệ quyền của người biểu diễn là biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với cuộc biểu diễn tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Dù xem xét dưới phương diện khách quan hay phương diện chủ quan thì trước hết khi nghiên cứu về Bảo vệ quyền của người biểu diễn ta phải tìm hiểu các hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn.

2.6.1. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn

Người biểu diễn là người đầu tư nhiều thời gian, công sức để sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật trong một cuộc biểu diễn. Trong nhiều trường hợp, bên cạnh vai trò là người tham gia biểu diễn họ còn tự mình đầu tư tài chính,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022