ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ THỊ TÙNG
BảO Hộ QUYềN CủA NGƯờI BIểU DIễN THEO PHáP LUậT Sở HữU TRí TUệ VIệT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 2
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quyền Của Người Biểu Diễn Tại Việt Nam
- Cuộc Biểu Diễn Được Bảo Hộ Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ THỊ TÙNG
BảO Hộ QUYềN CủA NGƯờI BIểU DIễN THEO PHáP LUậT Sở HữU TRí TUệ VIệT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Thị Tùng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN 4
1.1. Khái quát chung về quyền liên quan 4
1.1.1. Khái niệm về quyền liên quan 4
1.1.2. Đặc điểm của quyền liên quan 5
1.1.3. Chủ thể của quyền liên quan 7
1.1.4. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan 8
1.2. Khái quát chung về quyền của người biểu diễn11
1.2.1. Môt
số khái niêm
................................................................................ 11
1.2.2. Nội dung quyền của người biểu diễn 15
1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về
quyền của người biểu diễn tại Việt Nam 17
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
BẢO HỘ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN 21
2.1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam hiện hành 21
2.2. Chủ thể 23
2.2.1. Người biểu diễn 23
2.2.2. Chủ sở hữu cuộc biểu diễn 24
2.2.3. Chủ thể khác 25
2.3. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn 28
2.3.1. Quyền nhân thân của người biểu diễn 29
2.3.2. Quyền tài sản của người biểu diễn 31
2.3.3. Nghĩa vụ của người biểu diễn 34
2.4. Giới hạn quyền của người biểu diễn 35
2.4.1. Các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn 35
2.4.2. Các trường hợp giới hạn quyền của người biểu diễn 36
2.5. Thời hạn bảo hộ 41
2.6. Bảo vệ quyền của người biểu diễn 43
2.6.1. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn 43
2.6.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn 47
2.6.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người biểu diễn 51
Chương 3: THỰC TIỄN BẢO HỘ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT 75
3.1. Thực tiễn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở Việt Nam 75
3.1.1. Thực tiễn đăng ký và khai thác quyền của người biểu diễn 75
3.1.2. Thực tiễn xâm phạm quyền của người biểu diễn 77
3.1.3. Thực tiễn bảo vệ quyền của người biểu diễn 81
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ
quyền của người biểu diễn 90
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới nói chung và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói riêng đều ghi nhận và bảo hộ quyền liên quan trong đó có nhóm quyền của người biểu diễn. Tuy nhiên, tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại quyền này cũng như do nhận thức của các chủ thể liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn còn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn, các chủ thể liên quan mà trước hết là người biểu diễn cần nắm vững quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn, cũng như lý giải được tại sao pháp luật công nhận quyền của người biểu diễn và điều kiện để buổi biểu diễn được bảo hộ. Trước thực trạng này, để có thể hệ thống lại các quy định của pháp luật, phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật Việt Nam trong sự tương quan so sánh với các quy định của các Điều ước quốc tế để qua đó rút ra được những hạn chế bất cập và đề xuất phương hướng hoàn thiện tôi xin chọn và nghiên cứu đề tài “Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam”.
Khi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền của người biểu diễn.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về việc bảo hộ quyền của người biểu diễn.
- Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn cũng như thực tế áp dụng các quy định đó tác giả sẽ phân tích những hạn chế và bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc điều chỉnh vấn đề này. Kết quả nghiên
cứu đồng thời góp phần tìm ra các giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền của người biểu diễn.
2. Thực trạng nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu các quy định về quyền của người biểu diễn chưa có nhiều. Nghiên cứu về vấn đề này có rải rác một số bài viết như “Quyền của người biểu diễn” của tác giả Hoàng Hoa đăng trên website Cục bản quyền tác giả (www.cov.gov.vn) ngày 23/12/2009; hay các bài nghiên cứu mang tính chất chung với quyền tác giả như bài viết của Hoàng Minh Thái (2006), “Một số quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Lê Thanh Mai (2005), “Bàn về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ” – Tạp chí Nhà nước và pháp luật… Bên cạnh đó là một số các Luận văn thạc sỹ về bảo hộ quyền liên quan, quyền tác giả nói chung như: Luận văn thạc sỹ “Giải quyết tranh chấp dân sự về quyền tác giả tại Tòa án” năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương; Luận văn thạc sỹ “Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” năm 2012 của tác giả Trịnh Văn Tú …
Nhìn chung việc nghiên cứu pháp luật về quyền của người biểu diễn nói riêng và quyền liên quan nói chung chưa thực sự được chú trọng nhất là trong bối cảnh các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền liên quan đã có hiệu lực tại Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề quyền liên quan và đặc biệt là quyền của người biểu diễn trong giai đoạn hiện nay cần được nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý về bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong phần nội dung tác giả sẽ trình bày về cơ sở pháp lý và các quy định của pháp luật hiện hành để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về việc áp
dụng các quy định của pháp luật về vấn đề bảo hộ quyền của người biểu diễn tại Việt Nam.
4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp chủ yếu trong luận văn là phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp và phân tích thực tiễn chứng minh cho lý luận, bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp của luật so sánh và phương pháp nghiên cứu riêng biệt của khoa học pháp lý: phân tích quy phạm, phân tích hệ thống, so sánh pháp luật.
Phân tích, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền của người biểu diễn. Qua đó nhằm xem xét mức độ phù hợp của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế, việc áp dụng vào thực tiễn bảo hộ quyền của người biểu diễn tại Việt Nam. Đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền của người biểu diễn ở Việt Nam. Đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của người biểu diễn được bảo hộ ngày càng tốt hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về pháp luật, làm tài liệu cho công tác đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan, quyền của người biểu diễn nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về quyền của người biểu diễn.
Chương 2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của người biểu diễn.
Chương 3. Thực tiễn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở Việt Nam và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.