Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 14



xâm phạm

dấu hiệu

hàng hoá/dịch vụ


1

Trùng

Trùng

không đòi hỏi

2

Trùng

Tương tự hoặc liên quan

có khả năng gây nhầm lẫn

3

Tương tự

Trùng

có khả năng gây nhầm lẫn

4

Tương tự

Tương tự hoặc liên quan

có khả năng gây nhầm lẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 14

Như vậy, trong trường hợp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thông thường, phân loại hành vi xâm phạm quyền theo Luật SHTT Việt Nam vừa rộng nhưng lại vừa hẹp so với cách phân loại theo luật nhãn hiệu của Anh, Pháp và Cộng hòa Séc. Cụ thể trong so sánh với hành vi xâm phạm quyền số 2 (theo bảng 2.4.1a và 2.4.1b), quy định hẹp thể hiện ở chỗ hệ quả đòi hỏi phải có khả năng gây nhẫm lẫn trong khi luật nhãn hiệu của các nước này không yêu cầu hệ quả này, nhưng quy định rộng ở chỗ Luật SHTT Việt Nam quy định cả tiêu chí hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan trong khi luật nhãn hiệu của các nước này không quy định trường hợp này. Sự khác nhau của quy định này sẽ dẫn đến một điểm lưu ý là khi chứng minh một hành vi nào đó là xâm phạm, đòi hỏi người chứng minh phải chứng minh được có hay không khả năng gây nhầm lẫn.

Ngoài ra, hành vi như thế nào bị coi là hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm, luật nhãn hiệu của Anh, Pháp và cộng hoà Séc quy định rất rõ ở các hành vi sau:

- Gắn dấu hiệu lên hàng hóa hoặc bao gói của hàng hóa.

- Chào bán hoặc trưng bầy để bán, hoặc đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc lưu trữ hàng cho những mục đích này hoặc chào bán hoặc cung cấp dịch vụ mang dấu hiệu.

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa mang dấu hiệu.

- Sử dụng những dấu hiệu trong giấy tờ kinh doanh hoặc quảng cáo.


Đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, luật nhãn hiệu của Anh, Pháp và Cộng hoà Séc quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho bất kỳ hàng hoá hoặc dịch vụ, không xét đến bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ đó là trùng hay tương tự, đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng đó có thể gây ra một trong các hệ quả sau:


- Tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng.

- Gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.

- Gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng


Mặc dù Luật SHTT Việt Nam cũng có quy định giống với luật nhãn hiệu của Pháp, Anh và Cộng hoà Séc về tiêu chí nhãn hiệu, song lại rất khác nhau về mặt hệ quả: theo luật nhãn hiệu của các nước này, hệ quả của hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng là xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu đó là tính phân biệt, xuất phát từ lợi ích thực tiễn đó là khả năng cạnh tranh, và xuất phát từ giá trị vô hình mang tính đặc thù của quyền SHTT và đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng đó là danh tiếng của nhãn hiệu; còn hệ quả theo Luật SHTT Việt Nam lại xuất phát từ một hệ quả rất chung được áp dụng cho mọi loại nhãn hiệu, không tính đến phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đó là khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc. Hệ quả thứ hai thực chất cũng lại là sự mở rộng của hệ quả thứ nhất đó là khả năng gây ấn tượng sai lệch mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng với người sử dụng. Nội hàm của sự sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng cũng đã hàm chứa sự sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá, và từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn. Cụ thể, các hệ quả xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là:

- Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá; hoặc

- Gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng, xét về mặt lý luận là tính phân biệt của nhãn hiệu rất cao, hơn rất nhiều so với nhãn hiệu thông thường, phạm vi bảo hộ cũng triệt để hơn, và xét về mặt thực tiễn là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Người tiêu dùng nhận thức được rất rõ nguồn gốc của nhãn hiệu nổi tiếng, do đó, khả năng xảy ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc giữa hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu nổi tiếng với hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu thông thường là ít xảy ra hơn so với các nhãn hiệu thông thường với nhau. Thực tế, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng không hề nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như hiểu sai lệch về mối quan hệ giữa chữ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng với người sử dụng dấu hiệu bị cho là xâm phạm, họ


biết rõ đâu là hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng còn đâu không phải là hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ, trong so sánh giữa một hàng hoá là xe máy mang nhãn hiệu HONDA và dịch vụ may đo quần áo mang nhãn hiệu HONDA chẳng hạn, người tiêu dùng không thể nhầm lẫn dịch vụ này là của tập đoàn HONDA và cũng không thể hiểu sai lệch là được HONDA cho phép, nhưng vấn đề ở đây đó là sự lợi dụng uy tín và sự nổi tiếng của nhãn hiệu HONDA, mà điều này, thực chất, là gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu HONDA. Mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ là ngăn ngừa hành vi sử dụng gây nhầm lẫn, mà điều quan trọng là ngăn ngừa hành vi sử dụng có thể làm tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy, quy định như trên của Luật SHTT Việt Nam không đáp ứng được mục đích này.

Pháp luật về nhãn hiệu hiện hành của Việt Nam không có quy định về vấn đề này, thay vào đó là quy định tương tự nhưng là quy định về hành vi sử dụng của nhãn hiệu. Do vậy, theo chúng tôi, để đảm bảo tính rõ ràng và cụ thể Luật SHTT Việt Nam cần có sửa đổi các quy định về hành vi xâm phạm theo hướng quy định thêm khả năng gây nhẫm lẫn là được xác định theo nhận thức của một bộ phận công chúng có liên quan, và bổ sung thêm quy định về hành vi sử dụng dấu hiệu bị coi là xâm phạm.

Về các quy định hành vi bị coi là xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng, Luật SHTT Việt Nam cần sửa đổi theo hướng hệ quả của hành vi là gây tổn hại đến tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.


2.4.2. Thẩm quyền và Luật áp dụng


2.4.2.1. Thẩm quyền


Các vụ kiện về hành vi xâm phạm đối với một NHCĐ (ngoại trừ vụ việc yêu cầu tuyên bố không xâm phạm) có thể được đưa ra xét xử ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của EU, nơi phát sinh tranh chấp [22, điều 93.5].

Thuộc tính quan trọng nhất của một NHCĐ là nếu chủ sở hữu nhãn hiệu tuân thủ các đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu sẽ đạt được lệnh phong toả của toà án về việc cấm hoặc yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại có hiệu lực trên toàn lãnh thổ châu Âu. Tuy nhiên, để đạt được lệnh đó, nguyên đơn phải kiện ra tòa án có thẩm quyền, đựơc chỉ định theo quy định của CTMR. Nhìn chung, mỗi quốc gia thành viên của EU sẽ có một tòa án chuyên trách được chỉ định trong CTMR. Toà án có thẩm quyền là toà án thuộc quốc gia trong các trường hợp sau:

- Nơi bị đơn cư trú.

- Nơi bị đơn có “cơ sở kinh doanh”.

- Nơi nguyên đơn cư trú.

- Nơi nguyên đơn có “cơ sở kinh doanh”.

- Tây Ban Nha hoặc ở quốc gia mà hai bên thống nhất lựa chọn.


Theo đó, nếu bị đơn không có nơi cư trú tại một trong các quốc gia thành viên, vụ kiện sẽ được giải quyết tại quốc gia thuộc liên minh, nơi bị đơn có trụ sở kinh doanh. Nếu bị đơn không có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh ở một trong các quốc gia thuộc EU, thì nguyên đơn có thể kiện ra tòa án tại quốc gia mà nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh nếu nguyên đơn không có nơi cư trú tại EU. Tất nhiên, các bên cũng có thể tự do lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp NHCĐ tại Tây Ban Nha hoặc tại bất kỳ quốc gia nào mà hai bên cùng lựa chọn nếu cả nguyên đơn và bị đơn đều không cư trú hoặc không có trụ sở kinh doanh tại một quốc gia thành viên.

Nơi cư trú của một cá nhân hoặc thể nhân là quốc gia mà người đó có nơi ở cố định. Vấn đề là liệu nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh tại một quốc gia thành viên hay không, điều này sẽ do Luật tư pháp quốc tế của quốc gia đó quy định. Nếu bị đơn và nguyên đơn là một pháp nhân, ví dụ như một công


ty có đăng ký kinh doanh, hoặc là một công ty con hoặc là công ty mẹ, thì nơi cư trú sẽ được xác định là nơi mà công ty đó đã được đăng ký. Trong khi đó, vấn đề về nơi cư trú đối với cá nhân thường được xác định là nơi có các quy định về luật thuế được áp dụng đối với cá nhân đó. Nơi cư trú thường được xác định là nơi sống lâu dài, ổn định, nhưng ngày nay việc xác định đó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Trong khi “nơi cư trú” là một khái niệm được thừa nhận và hiểu thống nhất theo tư pháp quốc tế của các quốc gia thành viên, thì khái niệm “nơi có trụ sở kinh doanh” không được thừa nhận thống nhất như vậy. Thuật ngữ này nếu đối chiếu với khái niệm “nơi diễn ra thực tế và có hiệu quả các hoạt động thương mại và công nghiệp” được quy định tại điều 5 của CTMR, thì khái niệm “nơi có trụ sở kinh doanh” ở đây rộng hơn rất nhiều. Đây không phải là một thuật ngữ pháp lý và cũng không có quy định nào của CTMR giải nghĩa về khái niệm này. Vì hành vi xâm phạm nhãn hiệu diễn ra rất đa dạng, do đó, khái niệm này có thể bao gồm rất nhiều yếu tố như là các kênh phân phối, các đại lý bán hàng hoặc là nơi cấp giấy phép kinh doanh của văn phòng, tất cả những điều này làm cho khái niệm nơi có trụ sở kinh doanh ở đây là rất rộng.

Trong trường hợp nguyên đơn và bị đơn có nhiều cơ sở kinh doanh trên toàn châu Âu, và nguyên đơn muốn yêu cầu toà án ra lệnh phong toả các cơ sở vật chất của bên xâm phạm trên toàn EU, thì toà án được chọn là toà án ở quốc gia thành viên có quy định toà án có thẩm quyền như vậy. Không có quy định nào của quy chế đề cập về vấn đề lựa chọn nơi có trụ sở kinh doanh trong trường hợp này, vì vậy, nguyên đơn có thể tự do lựa chọn nơi khởi kiện trong các trường hợp mà bị đơn có cơ sở kinh doanh trên toàn lãnh thổ của EU. Nếu bị đơn không có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh trên lãnh thổ của EU, và nguyên đơn cũng không có nơi cư trú nhưng lại có nhiều cơ sở kinh doanh tại EU, thì nguyên đơn có thể tự do lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp tại nơi thuận lợi nhất cho nguyên đơn khi khởi kiện và đạt được lệnh phong toả trên toàn EU.


Nếu bị đơn không có nơi cư trú hoặc cơ sở kinh doanh trong lãnh thổ của EU, thì nguyên đơn có thể lựa chọn khởi kiện tại chính quốc gia mà nguyên đơn cư trú, hoặc nếu nguyên đơn không cư trú tại một trong các quốc gia thành viên của EU, thì nguyên đơn có thể khởi kiện tại quốc gia mà nguyên đơn có cơ sở kinh doanh. Nếu tất cả các điều kiện lựa chọn trên đây là không thể xác định được, thì theo quy chế, Tây Ban Nha là quốc gia thành viên được chỉ định vì là nơi đặt trụ sở của OHIM, tuy nhiên các bên cũng có thể tự thỏa thuận để lựa chọn một tòa án NHCĐ khác tại quốc gia mà họ mong muốn giải quyết tranh chấp tại đó.

Vấn đề xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng trong vụ kiện về xử lý xâm phạm NHCĐ đối với bị đơn, đặc biệt là nguyên đơn. Việc xác định toà án có thẩm quyền đồng nghĩa với việc xác định luật tố tụng được áp dụng cho vụ kiện. Đặc biệt hơn cả đối với các vụ kiện mà nguyên đơn có yêu cầu toà án ra lệnh phong toả trên toàn lãnh thổ của Liên minh châu Âu, thì phải xác định được luật nước nào cho phép toà án có thẩm quyền như vậy. Do đó, cần phải cẩn trọng khi bắt đầu một vụ tranh chấp NHCĐ và xác định rõ nơi cư trú của cả nguyên đơn và bị đơn để đảm bảo rằng chế tài phải được thực hiện trên toàn lãnh thổ của EU.

2.4.2.2. Xung đột về thẩm quyền


Đối với các vụ việc về huỷ bỏ dựa trên đơn phản tố của một bên hoặc trên cơ sở đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu NHCĐ, theo quy định của hệ pháp luật EU, cả toà án NHCĐ và OHIM đều có thẩm quyền giải quyết [22, điều 92]. Bởi vậy, xung đột về thẩm quyền giữa toà án với OHIM, và giữa toà án với nhau là vấn đề thường xảy ra trong thủ tục giải quyết các tranh chấp về NHCĐ. Các tình huống chính gây ra sự xung đột về thẩm quyền liên quan đến cùng một NHCĐ là khi xuất hiện các yêu cầu phản tố liên quan đến việc hủy bỏ nhãn hiệu đó hoặc liên quan đến đơn yêu cầu hủy bỏ hoặc yêu cầu tuyên vô hiệu nhãn hiệu đó tại OHIM. Nguyên tắc căn bản để giải quyết các trường hợp này là tòa án NHCĐ hay OHIM đã tiếp nhận việc giải quyết vấn đề về hiệu lực của nhãn hiệu trước thì sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc đó, và các tòa án khác tiếp nhận việc giải quyết vấn đề hiệu lực của nhãn hiệu sẽ phải chờ đợi


phán quyết của toà án giải quyết đầu tiên. Các toà án thụ lý sau này sẽ ngừng việc xét xử theo đề nghị của chính toà án hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp [22, điều 100]. Bản chất của việc xác định thẩm quyền này là đảm bảo chỉ một tòa án duy nhất có thẩm quyền giải quyết vấn đề hiệu lực của NHCĐ, tránh sự xung đột giữa các quyết định khác nhau về cùng một vấn đề và tránh sự lãng phí về chi phí không cần thiết.

Trong trường hợp OHIM thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ, nhưng yêu cầu hủy bỏ này, trước đó, đã được toà án NHCĐ thụ lý trên cơ sở đơn phản tố, thì OHIM phải ngừng việc xét xử theo yêu cầu của một trong hai bên tranh chấp. Tuy nhiên, nếu trước đó, một trong hai bên có yêu cầu toà án tạm ngừng việc xét xử để OHIM giải quyết, thì toà án sẽ tạm dừng thủ tục xét xử và OHIM, trong trường hợp này sẽ tiếp tục xét xử mà đã bị ngừng trước đó. Nếu tòa án NHCĐ tạm ngừng thủ tục xét xử cho tới khi có kết quả giải quyết của OHIM, thì toà án sẽ ra một lệnh bảo vệ tạm thời trong khoảng thời gian tạm ngừng xét xử đó.

Đương nhiên, sẽ có sự chồng chéo giữa các đăng ký nhãn hiệu quốc gia và đăng ký NHCĐ. Điều này có nghĩa là sẽ có khả năng thẩm quyền đối với việc giải quyết xâm phạm nhãn hiệu quốc gia thuộc về một quốc gia, còn vụ việc xâm phạm NHCĐ của cùng các bên tranh chấp thuộc thẩm quyền của quốc gia khác. Trong trường hợp này, nếu các nhãn hiệu tranh chấp là trùng lặp và được đăng ký cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ, tòa án đầu tiên thụ lý vụ việc sẽ có thẩm quyền giải quyết toàn bộ vụ việc đó và các tòa án khác đã thụ lý vụ việc phải từ chối giải quyết vụ việc này. Nếu có tranh cãi về thẩm quyền giải quyết vụ việc của tòa án đã thụ lý đầu tiên, thì các tòa án thụ lý vụ việc sau phải tạm ngừng thẩm quyền của mình chờ đợi phán quyết cuối cùng về việc tòa án nào có thẩm quyền giải quyết [22, điều 105.1]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các quy tắc nêu trên sẽ không được áp dụng cho các biện pháp tạm thời [22, điều 105.4].

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp xung đột về thẩm quyền không liên quan đến cùng nhãn hiệu cho cùng các hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong trường hợp này xung đột về thẩm quyền được xác định theo cách: nếu các nhãn hiệu hoàn toàn


giống nhau nhưng hàng hóa hoặc dịch vụ được bảo hộ là khác nhau hoặc chỉ tương tự với nhau, thì các tòa án thụ lý sau sẽ không phải từ chối giải quyết nữa. Toà án thụ lý sau có thể nghe các bên tranh luận và xem xét các yêu tố liên quan và sau đó sẽ lựa chọn hoặc là sẽ giải quyết hay là chuyển vụ việc cho tòa án thụ lý đầu tiên. Các yếu tố để các tòa án cân nhắc và xem xét trong tình huống này nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả có thể đạt được nếu chỉ một tòa án giải quyết vụ việc, tránh sự chồng chéo giữa các quyết định của các tòa án tại các nước thành viên liên quan đến các vấn đề tương tự.

2.4.2.3. Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhãn hiệu Cộng đồng


Các vụ việc sau đây liên quan đến hành vi xâm phạm và vô hiệu NHCĐ thuộc thẩm quyền của toà án NHCĐ [22, điều 92]:

- Các hành vi xâm phạm NHCĐ.

- Tuyên bố một hành vi không xâm phạm NHCĐ, nếu được luật quốc gia cho phép.

- Các hành vi tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm NHCĐ, nếu được luật quốc gia cho phép;

- Các yêu cầu phản tố về việc huỷ bỏ hoặc các yêu cầu phản tố về tuyên bố vô hiệu đối với một NHCĐ.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm NHCĐ của bên thứ ba gây ra trong thời gian công bố đơn cho đến khi nhãn hiệu hiệu cộng đồng được đăng ký.

Trong các vụ việc thuộc thẩm quyền của toà án NHCĐ, một điểm cần lưu ý là các vụ việc về tuyên bố không xâm phạm hoặc có tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm sẽ chỉ được giải quyết nếu được luật quốc gia của nước thành viên cho phép.

Một điều lưu ý nữa là chỉ những yêu cầu phản tố về việc huỷ bỏ hoặc về tuyên bố vô hiệu đối với NHCĐ mới thuộc thẩm quyền của toà án NHCĐ. Bất cứ vụ việc huỷ bỏ một NHCĐ thuộc thẩm quyền của OHIM.

Trong những vụ việc về tuyên bố không xâm phạm NHCĐ, thì vấn đề hiệu lực của nhãn hiệu sẽ không được đưa ra giải quyết. Điều này tạo ra cơ chế ngăn ngừa những vụ kiện về huỷ bỏ được đưa ra toà án nhãn hiệu cộng thay vì để OHIM giải quyết.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022