Chấm Dứt, Huỷ Bỏ Hiệu Lực Văn Bằng Bảo Hộ Nhãn Hiệu


bảo hộ trong các trường hợp trên phải tuân thủ điều kiện bắt buộc đó là việc sử dụng như thế phải luôn luôn phù hợp với hoạt động thường mại trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại [22, điều 12].

2.2.2.2. Sự tồn tại từ trước của đăng ký quốc gia


Độc quyền của chủ sở hữu NHCĐ cũng sẽ bị hạn chế trong trường hợp đưa ra yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm khi người bị coi là xâm phạm sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký trước theo luật quốc gia. Điều này xuất phát từ quyền có trước theo luật quốc gia. Như đã trình bầy trong mục 2.1.5.3 (Xét nghiệm trên cơ sở tương đối), NHCĐ có thể bị yêu cầu huỷ bỏ trên cơ sở NHCĐ đó chính là nhãn hiệu đã được người khác đăng ký từ trước theo luật nhãn hiệu quốc gia. Bởi vậy, quyền có trước trên cơ sở nhãn hiệu quốc gia có trước chính là cơ sở để biện hộ và bảo vệ cho người sử dụng trước quyền độc quyền của chủ sở hữu NHCĐ khi chủ sở hữu NHCĐ yêu cầu thực thi quyền của mình tại chính quốc gia mà nhãn hiệu có trước đã được đăng ký từ trước. Tuy nhiên, theo pháp luật EU, chủ nhãn hiệu quốc gia có trước sẽ không bị coi là xâm phạm quyền của chủ NHCĐ khi và chỉ khi thực hiện thủ tục yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực NHCĐ trên cơ sở nhãn hiệu quốc gia có trước [22, điều 10.6]. Thủ tục huỷ bỏ hiệu lực này chỉ có giá trị khi được thực hiện trong khoảng thời gian năm năm kể từ khi NHCĐ được sử dụng tại quốc gia mà nhãn hiệu quốc gia có trước được đăng ký [22, điều 53], điều này có nghĩa rằng trong khoảng thời gian năm năm liên tục kể từ khi NHCĐ được sử dụng tại quốc gia mà nhãn hiệu có trước được đăng ký trước, nếu chủ sở hữu biết được việc sử dụng này nhưng không thực hiện thủ tục yêu cầu huỷ bỏ NHCĐ, thì hết khoảng thời hạn này chủ nhãn hiệu quốc gia có trước không được thực hiện quyền này nữa, việc này đồng nghĩa với việc bị coi là xâm phạm NHCĐ nếu chủ NHCĐ có yêu cầu xử lý xâm phạm.

2.2.2.3. Cạn quyền


Ngoài các trường hợp trên, chủ sở hữu NHCĐ cũng không có quyền cấm người khác sử dụng NHCĐ cho các hàng hoá do chính chủ sở hữu NHCĐ đó đã


đưa ra thị trường chung của cộng đồng châu Âu hoặc là việc sử dụng đó đã được sự đồng ý của chủ sở hữu. Quy định cạn quyền trong trường hợp này được hiểu là áp dụng đối với hàng hoá được đưa ra trong phạm vi thị trường chung của cộng đồng châu Âu. Điều này cũng có nghĩa là chủ sở hữu NHCĐ có quyền ngăn cấm việc nhập khẩu song trùng từ các nước ngoài lãnh thổ của thị trường chung của cộng đồng châu Âu vào thị trường này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, thuyết tắc cạn quyền không áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu NHCĐ có lý do chính đáng để phản đối hành vi thương mại hoá hàng hoá, đặc biệt trong trường hợp điều kiện của hàng hoá bị thay đổi hoặc bị hư hỏng sau khi được đưa vào thị trường [22, điều 13].

2.2.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 12


Hệ thống pháp luật EU không có quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu, mà chỉ quy định phạm vi độc quyền của chủ sở hữu cũng như một số giới hạn quyền chủ sở hữu. Bởi vậy, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu, hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả những điều kiện mà chủ sở hữu cần đáp ứng theo quy định trong các trường hợp thực thi quyền và chuyển nhượng quyền. Hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu là các yêu cầu bắt buộc đối với chủ sở hữu, nếu không đăng ký nhãn hiệu sẽ bị huỷ bỏ. Trong phạm vi này, pháp luật EU và Luật SHTT Việt Nam đều có quy định chung về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu như sau:‌

- Sử dụng liên tục nhãn hiệu đã được bảo hộ, nếu không nhãn hiệu sẽ bị huỷ bỏ theo yêu cầu của bên thứ ba trên cơ sở năm năm liên tục không sử dụng nhãn hiệu nếu không có lý do chính đáng biện minh cho việc không sử dụng đó [3, điều 136.2; 22, điều 15];

- Gia hạn hiệu lực nhãn hiệu khi nhãn hiệu hết thời hạn hiệu lực.


2.3. Chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu


2.3.1. Chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ


NHCĐ có thể bị tuyên bố là vô hiệu dựa trên cơ sở tuyệt đối và hoặc trên cơ sở tương đối. Đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu có thể được nộp trực tiếp cho OHIM và


sẽ do Phòng giải quyết huỷ bỏ xem xét. Trong trường hợp đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu do bên phản tố trong thủ tục xử lý xâm phạm làm sẽ được nộp trực tiếp tới toà án Quốc gia mà được chỉ định như Toà án NHCĐ. Danh sánh các toà án Quốc gia này được quy định trong CTMR.

2.3.1.1 Vô hiệu trên cơ sở tuyệt đối


Văn bằng bảo hộ NHCĐ có thể bị tuyên bố vô hiệu [22, điều 51] trên có sở đơn yêu cầu của bên thứ ba nếu NHCĐ đã được đăng ký không đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Chủ sở hữu NHCĐ không phải là người có quyền nộp đơn;

- NHCĐ không có khả năng phân biệt;

- Người nộp đơn tiến hành xác lập quyền đối với NHCĐ trên cơ sở không trung thực.

Trong các lý do nhãn hiệu bị vô hiệu nêu trên, lý do thứ hai và thứ ba đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý hơn cả. Phần trình bầy dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này:

Vô hiệu do không có khả năng phân biệt


NHCĐ bị vô hiệu do không có khả năng phân biệt trong trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp bị huỷ bỏ do mất khả năng phân biệt. Trường hợp vô hiệu do không có khả năng phân biệt là tình huống nhãn hiệu không có bất cứ khả năng phân biệt nào tại thời điểm nộp đơn. Điều kiện về tính phân biệt là điều kiện tuyệt đối. Bởi vậy, nhãn hiệu sẽ bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu nếu đã được đăng ký.

Tuy nhiên, điều lưu ý trong trường hợp vô hiệu này là, mặc dù tại thời điểm đăng ký, nhãn hiệu không có tính phân biệt bao gồm cả trường hợp nhãn hiệu mang tính mô tả chất lượng, nguồn gốc địa lý, giá trị của hàng hoá hoặc đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hiện tại hoặc trong thực tiễn thương mại mà không có tính phân biệt, nhưng sau khi đăng ký, thông qua quá trình sử dụng, nhãn hiệu đạt đựơc khả năng phân biệt thì sẽ không bị vô hiệu [22, điều 51.2].

Luật SHTT Việt Nam cũng có quy định về việc huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu đó không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn


bằng bảo hộ [5, điều 92.2]. Tuy nhiên, quy định này không có loại trừ trong trường hợp nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt trong quá trình sử dụng, kể từ sau ngày đăng ký, trong khi những trường hợp này là rất thực tế. Về khách quan, một nhãn hiệu được coi là có tính phân biệt là xét trong khả năng nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng hoá mang nhãn điệu đó. Để người tiêu dùng có thể nhận thức được nhãn hiệu đó, thì nhãn hiệu đó phải được sử dụng trên thực tế. Mức độ và phạm vi sử dụng càng nhiều càng rộng thì khả năng nhận biết của người tiêu dùng càng cao. Do đó, một nhãn hiệu, ví dụ nhãn hiệu chỉ gồm những chữ cái mà theo điều 74.2.a [3] bị coi là không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, qua quá trình sử dụng tích cực và liên tục trên thực tế, hoàn toàn đạt được tính phân biệt. Ngược lại, một nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt tại thời điểm được đăng ký, nhưng lại rất ít xuất hiện trên thị trường liệu có tạo ra khả năng phân biệt cho người tiêu dùng so với trường hợp sử dụng tích cực và liên tục như trên hay không?. Câu trả lời rõ ràng là không. Do đó, cần có quy định theo hướng đăng ký nhãn hiệu sẽ không bị huỷ bỏ trong trong trường hợp nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt sau khi đăng ký, nhưng trước thời điểm có yêu cầu huỷ bỏ. Quy định này, một mặt đảm bảo ý nghĩa bảo hộ dành cho nhãn hiệu có khả năng phân biệt trên thực tế, mặt khác đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu.

Vô hiệu trên cơ sở không trung thực


Theo quy định CTMR, “không trung thực” được xem là một căn cứ huỷ bỏ tuyệt đối. Cơ sở tuyệt đối không xuất hiện trong thủ tục phản đối mà chỉ xuất hiện trước khi đăng ký nhãn hiệu được cấp do bên thứ ba thực hiện thủ tục phản đối đơn.

Cơ sở tuyệt đối của trường hợp vô hiệu do không trung thực được phân tích dựa trên nghĩa hẹp của từ “không trung thực” theo quan niệm pháp lý trong hệ thống luật NHCĐ. Khái niệm này được nêu trong phán quyết số C000053447/1 của Phòng hủy bỏ đối với nhãn hiệu “TRILLIUM” ngày 28 tháng 3 năm 2001 đó là: “sự không trung thực, thông thường ám chỉ hoặc bao gồm, nhưng không giới hạn, các suy nghĩ thực tế hoặc hiểu ngầm, hoặc là ý đồ nhằm gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người khác hoặc bất kỳ một mục đích xấu nào khác” [39, tr.18-023]. Theo cách xác


định trong phán quyết, khái niệm “không trung thực” cũng có thể được hiểu là “ý định không thành thật hoặc là những hành vi gian lận, không lành mạnh, thiếu trung thực của người nộp tại thời điểm nộp đơn NHCĐ”.

Ngoài ra, thuật ngữ “không trung thực” còn được hiểu là “hành vi gian dối, thiếu trung thực của Người nộp đơn đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm nộp đơn, hoặc là hành vi dối trá, xâm phạm đến quyền lợi của bên thứ ba. Việc không trung thực không chỉ tồn tại ở những trường hợp mà người nộp đơn cố ý đưa cho Cơ quan đăng ký những thông tin sai lệch mà còn tồn tại trong những trường hợp mà người nộp đơn cố tình thông qua việc đăng ký để chiếm hữu nhãn hiệu của người khác mà đã có mối quan hệ từ trước với Người nộp đơn thông qua quan hệ hợp đồng hoặc tiền hợp đồng” [39, tr.18-025].

Không trung thực cũng được hiểu trong trường hợp “người nộp đơn nhận thức được rằng có người khác dự định sử dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu, hoặc người nộp đơn sao chép nhãn hiệu đã được sử dụng rộng rãi nhưng chưa đăng ký với ý định giành quyền ưu tiên cũng bị coi là hành vi không trung thực trong nộp đơn” [39, tr.18-026].

Như vậy, hành vi “không trung thực”, theo các khái niệm trên, chủ yếu tập trung vào hành vi dối trá, cung cấp thông tin sai lênh, cố ý lừa dối đối với nhẫn hiệu không phải của chính người nộp đơn. Vậy trường hợp, các hành vi trên nhằm vào chính nhãn hiệu của chủ sở hữu liệu có coi là hành vi trung trung thực không?. Để làm rõ vấn đề này, cần làm rõ trường hợp người nộp đơn mặc dù không có ý định sử dụng nhãn hiệu, nhưng vẫn cố ý đăng ký để nhằm mục đích ngăn chặn người khác sau này có thể đăng ký nhãn hiệu đó. Tình huống này, án lệ liên quan đến nhãn hiệu TRILLIUM đã chỉ ra rằng không có quy định là phải “có ý định sử dụng” trong hệ thống luật EU về NHCĐ, do đó, việc đăng ký nhãn hiệu nhưng không sử dụng sau đó, hoặc đăng ký trong một phạm vi danh mục hàng hoá rộng chỉ có thể bị hủy bỏ một phần với lý do không sử dụng, chứ không được coi là không trung thực.


Khi đơn được nộp trên cơ sở này, sẽ bị huỷ bỏ trên cơ sở tuyệt đối theo yêu cầu huỷ bỏ của bất kỳ bên thứ ba nào.

Như vậy, các định nghĩa trên, xét về bản chất, đều đi đến một kết luận về hành vi không trung thực của người nộp đơn là nhãn hiệu không phải của người nộp đơn mà thực chất là thuộc sở hữu của người khác. Các biểu hiện dối trá hoặc có dụng ý nào đó, thực chất chỉ là hệ quả của vấn đề. Bởi vì, muốn nộp đựơc nhãn hiệu không phải của mình, người nộp đơn tất yếu phải dối trá, đưa các thông tin sai lệnh nhằm chứng mình nhãn hiệu đó là của chính mình. Bởi vậy, theo quan điểm của chúng tôi, hành vi không trung thực hiểu một cách ngắn gọn đó là “hành vi nộp đơn hoặc đăng ký nhãn hiệu nhưng nhãn hiệu đó không phải do mình tạo ra hoặc được thủ đắc một cách hợp pháp”.

Hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam, mặc dù có quy định huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn [3, điều 96.3], nhưng không có bất cứ quy định hoặc hướng dẫn như thế nào là hành vi không trung thực, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng điều luật này trên thực tế . Do đó, việc làm rõ khái niệm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng điều luật này.

2.3.1.2 Vô hiệu trên cơ sở tương đối


Ngoài trường hợp vô hiệu trên cơ sở tuyệt đối, đăng ký NHCĐ có thể bị tuyên bố vô hiệu trên có sở tuyệt đối [22, điều 51.1 & 51.2] trên cơ sở đơn yêu cầu của bên thứ ba hoặc bên phản tố trong thủ tục xử lý xâm phạm nếu NHCĐ đã được đăng ký không đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Nếu đã tồn tại một nhãn hiệu có trước.

- Nếu NHCĐ được đăng ký trong tên người đại lý hoặc đại diện nhưng không được chủ sở hữu đích thực cho phép.

- Nếu đã tồn tại quyền có trước.


Các lý do làm vô hiệu đăng ký NHCĐ trên cơ sở tương đối nêu trên chính là căn cứ phản đối tương đối được trình bầy trong mục 2.1.5.5, và vì vậy, các quy định


“nhãn hiệu có trước”, “quyền có trước” hay quy định ngăn cấm đại lý hoặc đại diện đăng ký nhãn hiệu thuộc quyền của chủ sở hữu đích là được lý giải tại mục 2.1.5.5 trên. Tóm lại, đăng ký NHCĐ có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu đã tồn tại một nhãn hiệu có trước hoặc một quyền có trước mà luật quốc gia nơi quyền có trước có quy định cấm việc sử dụng NHCĐ. Như vậy, có sự thống nhất về căn cứ yêu cầu tuyên bố vô hiệu trên cơ sở tương đối với căn cứ phản đối trên cơ sở tương đối. Điều khác nhau ở đây là thời điểm, đối tượng và hệ quả của hai thủ tục này mà thôi. Thủ tục phản đối trên cơ sở tương đối được thực hiện vào thời điểm công bố của đơn đăng ký NHCĐ nhằm ngăn chặn việc đăng ký của nhãn hiệu đó, còn thủ tục yêu cầu tuyên bố vô hiệu trên cơ sở tương đối được thực hiện sau khi NHCĐ đã được đăng ký nhằm mục đích làm vô hiệu đăng ký NHCĐ đã được đăng ký này. Tuy nhiên, không giống như trường hợp phản đối trên cơ sở tương đối, cũng là dựa trên những căn cứ về nhãn hiệu có trước hoặc quyền có trước, nhưng phạm vi yêu cầu tuyên bố vô hiệu trên cơ sở tương đối bị giới hạn trong các trường hợp sau:

Một đơn yêu cầu tuyên vô hiệu sẽ bị bác nếu chủ sở hữu của quyền có trước hoàn toàn đồng ý với việc đăng ký NHCĐ trước khi đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu được đưa ra [22, điều 52.3].

Một đơn yêu cầu hủy bỏ hoặc yêu cầu tuyên bố vô hiệu sẽ không được chấp nhận nếu đã có quyết định cuối cùng của Tòa án ở một quốc gia thành viên về vấn đề này của chính các bên liên quan đó và quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật [22, điều 55.3]. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu của một trong những quyền có trước trước đó đã nộp yêu cầu tuyên bố vô hiệu đăng ký NHCĐ, sẽ không có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với chính NHCĐ đó, trên cơ sở một nhãn hiệu khác nếu nó đã được viện dẫn trong đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu đầu tiên [22, điều 52.4]. Quy định này nhằm ngăn chặn những đơn kế tiếp sử sụng một loạt các nhãn hiệu khác nhau làm căn cứ cho yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Do đó, tất cả những NHCĐ hoặc nhãn hiệu quốc gia và các quyền có trước khác phải được nêu trong một đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Quy định này, thực chất, một mặt giảm sự phức tạp khi có nhiều yêu cầu tuyên bố vô hiệu cho cùng một đăng ký NHCĐ, mặt khác


OHIM mong muốn càng có nhiều quyền ở nhiều quốc gia thành viên được thể hiện trong một đơn phản đối thì sẽ càng làm giảm phạm vi của việc chuyển đổi đăng ký NHCĐ, cụ thể là chủ sở hữu đăng ký NHCĐ bị tuyên bố vô hiệu sẽ biết được rằng đăng ký này đã bị vô hiệu ở tất cả bao nhiêu nước, trên cơ sở đó sẽ quyết định làm thủ tục chuyển đổi đăng ký cộng đồng sang đăng ký quốc gia tại các nước thành viên không bị tuyên bố vô hiệu.

Thêm vào đó, nếu chủ sở hữu của một NHCĐ sớm hơn đồng ý với việc sử dụng NHCĐ được nộp sau trong vòng 5 năm liên tục, thì chủ sở hữu NHCĐ sớm hơn sẽ không còn quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu dựa trên NHCĐ sớm hơn nữa [22, điều 53.1]. Tuy nhiên, hạn chế này sẽ không áp dụng trong trường hợp đăng ký NHCĐ được nộp sau là trên cơ sở không trung thực. Điều đó, có nghĩa là đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu được nộp bất kể đăng ký NHCĐ bị yêu cầu vô hiệu đã sử dụng được bao lâu trên thực tế.

Tương tự như vậy, nếu chủ sở hữu của quyền có trước đồng ý với việc sử dụng của NHCĐ đăng ký sau ở một nước thành viên nơi mà quyền có trước được bảo hộ trong vòng 5 năm liên tục, thì cũng không có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu dựa trên quyền có trước đó [22, điều 53.2]. Hạn chế này cũng không áp dụng nếu đăng ký NHCĐ nộp sau được cấp trên cơ sở không trung thực. Quy định này là tương đồng với quy định của Luật SHTT Việt Nam quy định thời hiệu thực hiện yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đối với đăng ký nhãn hiệu được cấp do sự không trung thực là trong suốt thời hạn hiệu lực của đăng ký [3, điều 96.3].

Mục đích các hạn chế nêu trên để ngăn chặn chủ sở hữu của các quyền có trước sử dụng quyền năng này để làm vô hiệu NHCĐ nộp sau trên cơ sở tương đối nếu họ đã đồng ý việc sử dụng NHCĐ nộp sau trong vòng 5 năm liên tiếp. Đồng thời, cũng nhằm ngăn cản quyền năng trên trong việc phản đối NHCĐ nộp sau nhưng đã sử dụng trên thực tế 5 năm liên tiếp.

Mặc dù chủ sở hữu của quyền có trước không thể trực tiếp sử dụng quyền đó để yêu cầu tuyên vô hiệu trong những trường hợp kể trên, nhưng chủ sở hữu của

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí