Khái Niệm Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Liên Minh Châu Âu

trong việc khắc họa ấn tượng sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó nó cần thoả mãn các đặc điểm sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu phải nói lên được điều gì đó về lợi ích và chất lượng của sản phẩm. Đây là yếu tố then chốt, cái mà người tiêu dùng cần khi họ phải trả tiền để mua sản phẩm. Nhãn hiệu gợi lên cho người tiêu dùng về uy tín của doanh nghiệp, sự đảm bảo của nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn nhãn hiệu Sony của Nhật nói lên tính bền, đẹp của sản phẩm.

Thứ hai, nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ. Yêu cầu này giúp việc khuyếch trương nhãn hiệu được dễ dàng và một thực tế là nhãn hiệu càng đơn giản thì càng khó bắt chước.

Thứ ba, nhãn hiệu phải mang tính độc đáo. Đây chính là điểm nhấn của nhãn hiệu, nó là một tiêu chí để tạo nét khác biệt giữa nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác, là một trong những yêu cầu để nhãn hiệu được bảo hộ ở bất kỳ thị trường nào.

Thứ tư, nhãn hiệu có thể dịch ra tiếng nước ngoài dễ dàng và có nghĩa. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãn hiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu.

Cuối cùng, nhãn hiệu phải có thể đăng ký và được bảo hộ bởi pháp luật. Điều này đòi hỏi nhãn hiệu phải thoả mãn những yêu cầu về luật nhãn hiệu của quốc gia đăng ký. Hầu hết tất cả các quốc gia đều có luật nhãn hiệu hàng hoá, quy định về bản quyền nhãn hiệu, do đó để nhập khẩu hàng hoá vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và các đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa.

1.1.4. Phân biệt khái niệm nhãn hiệu với thương hiệu

Thương hiệu, nhãn hiệu là hai khái niệm tương đối thống nhất và độc lập với nhau. Từ khi ra đời hai khái niệm này còn rất mờ nhạt và ít được

nhiều người biết đến. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự hội nhập toàn cầu thì đã có sự hiểu biết rõ nét hơn về thương hiệu và nhãn hiệu. Nhiều người cho rằng hai khái niệm này là đồng nhất. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi vì một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu nhưng họ cũng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau. Như trường hợp "Toyota" là một thương hiệu nhưng đi kèm theo nó có rất nhiều nhãn hiệu hàng hoá: Innova, Camry…

Vì vậy ta cần phải phân biệt để tìm ra mối liên hệ giữa hai khái niệm này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Nhãn hiệu là cái có trước, thương hiệu là cái có sau nhưng từ khi ra đời thương hiệu hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu, không phụ thuộc vào nhãn hiệu, nó có tuổi thọ riêng, sức sống riêng:

Như ta đã biết qua lịch sử hầu hết các sản phẩm ban đầu đều không có thương hiệu. Người sản xuất và các trung gian nếu đều bán hàng cho khách hàng của mình qua các thùng, kiện…rồi trải qua quá trình phát triển của lịch sử, qua các cuộc đấu tranh, sự cạnh tranh của các thương nhân người ta mới nghĩ ra việc phải đóng dấu, khắc tên hay tạo ra ký hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Đó là thủa sơ khai, đánh dấu sự ra đời cho nhãn hiệu. Rồi từ rất nhiều nhãn hiệu có sự khác biệt họ cần thấy phải có một cái gì đó để khẳng định tên tuổi cho mình. Và quá trình thiết lập thương hiệu đã dần hình thành từ đó.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 3

Tuy ra đời sau nhãn hiệu nhưng thương hiệu lại không phụ thuộc vào nhãn hiệu, nó có vị thế, có chỗ đứng riêng của nó, nó hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu có tuổi thọ ngắn còn thương hiệu có tuổi thọ lâu dài và tồn tại mãi mãi.

Nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm còn thương hiệu lại thường gắn với các nhà sản xuất. Vì vậy mà tuổi thọ sản phẩm cũng ảnh hưởng ít nhiều

đến nhãn hiệu. Khi một sản phẩm được tung ra thị trường có gắn nhãn hiệu sản phẩm đó được ưa chuộng đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó tồn tại nhưng khi nó không còn được ưa chuộng nữa thì nhãn hiệu cũng dần được thay thế bởi vì dù có sản xuất sản phẩm mới mà vẫn mang nhãn hiệu cũ thì người tiêu dùng họ sẽ hoài nghi: liệu sản phẩm này có thật sự mới và liệu sản phẩm mới nhưng với nhãn hiệu cũ thì có nên tin tưởng hay không. Vì lẽ đó mà nhãn hiệu thường hay bị thay thế nên tuổi thọ của nó ngắn hơn thương hiệu.

Còn thương hiệu thì hay được gắn với các nhà sản xuất với hình ảnh của công ty. Nhà sản xuất mà uy tín, hình ảnh công ty tốt có nghĩa là thương hiệu của nó được đảm bảo trong tâm trí người tiêu dùng. Ngược lại uy tín hình ảnh của công ty cũng góp phần khẳng định thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đẹp và niềm tin đối với người tiêu dùng. Vì vậy mà thương hiệu có tuổi thọ lâu dài.

- Nhãn hiệu là cái hữu hình còn thương hiệu là cái vô hình có thể cảm nhận được.

Người ta có thể thấy được nhãn hiệu, nhưng không thể nhìn thấy được thương hiệu. Thương hiệu là cái gì đó in sâu trong tâm trí của người tiêu dùng được đánh giá qua chỉ tiêu, là lòng trung thành của khách hàng. Có những công ty nổi tiếng không còn năng lực sản xuất các sản phẩm của mình ở trong nước, tên thương hiệu đó vẫn giữ được lòng trung thành của khách hàng. Có các thương hiệu nổi tiếng đã in sâu vào tâm khảm của rất nhiều người tiêu thụ qua rất nhiều thời gian nhưng luôn được nhắc đến mặc dù sản phẩm của thương hiệu ấy không còn tồn tại nữa.

Thương hiệu là tài sản phi vật chất. Tài sản của thương hiệu sẽ mang lại một số lợi thế cạnh tranh cho công ty. Công ty sẽ hưởng chi phí về marketing giảm khi mức độ nhận biết và trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng cao (không cần quảng cáo và khuyến mại nhiều mà người tiêu thụ vẫn mua). Công ty sẽ có lợi thế thương mại mạnh hơn khi thương lượng mặc cả với các nhà phân phối hay người bán lẻ. Các công ty cũng có

thể đòi giá bán cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thương hiệu. Hơn tất cả thương hiệu sẽ giúp cho Công ty điều kiện phòng thủ thuận lợi chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.

Cả thương hiệu và nhãn hiệu từ khi ra đời đã khẳng định sự khác biệt hay phân biệt giữa công ty với công ty khác, sản phẩm dịch vụ này với các sản phẩm dịch vụ khác. Nhưng nó đều có điểm chung là muốn định vị thị trường, tạo chỗ đứng vị thế trong tâm trí người tiêu dùng. Với một nhãn hiệu tốt và thương hiệu mạnh sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tạo niềm tin giữa họ và từ đó có những khách hàng trung thành. Việc quản trị tài sản thương hiệu, nhãn hiệu là rất cần thiết. Các công ty các nhà sản xuất cần phải tự bảo vệ lấy thương hiệu và nhãn hiệu cho mình.

Có thể nói khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật các nước bên cạnh những điểm tương đồng cũng có nhiều điểm khác biệt. Như pháp luật của EU, pháp luật của cộng đồng gồm nhiều quốc gia khác nhau đã thể hiện nhiều điểm khác biệt so với quy định pháp luật nhiều nước trên thế giới.


1.2. KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU

Trước khi "Chỉ thị 104/89/EEC" của Hội đồng Châu Âu ra đời, quy định về nhãn hiệu ở cấp cộng đồng, khái niệm nhãn hiệu tại các nước EU được xác định theo pháp luật về nhãn hiệu của từng quốc gia thành viên.

Theo Luật Nhãn hiệu của Anh, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là tên, cụm từ, logo, biểu trưng, thiết kế, hình ảnh, âm thanh, hình dáng, chữ ký hoặc bất kỳ sự kết hợp các yếu tố đó.

Pháp luật Đức khẳng định: Bất kỳ dấu hiệu nào đặc biệt là từ ngữ bao gồm tên cá nhân, thiết kế, chữ cái, chữ số…bao gồm cả hình dáng của hàng

hóa hoặc bao bì của nó cũng như các bao bì khác bao gồm cả màu sắc, tổ hợp màu sắc có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác được bảo hộ như một nhãn hiệu thương mạị.

Theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của Pháp, thì bất kỳ biểu tượng nào đó có thể được thể hiện và được sử dụng để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp là một nhãn hiệu hàng hoá. Các nhãn hiệu hàng hoá phải có đặc điểm và tính chất đặc biệt.

"Đặc điểm và tính chất đặc biệt" của nhãn hiệu hàng hóa có thể được hiểu như sau:

- Nhãn hiệu không phải là một từ hoặc hình ảnh vô đạo đức hay trái với trật tự công cộng.

- Nhãn hiệu không phải là một từ hoặc hình ảnh có khả năng gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa các bên thứ ba.

- Nhãn hiệu hàng hoá phải rõ ràng khác biệt và cho phép xác định một sản phẩm hay dịch vụ so với sản phẩm hay dịch vụ khác.

- Nhãn hiệu không phải là một từ hoặc một hình ảnh đã được thực hiện hoặc bảo vệ bởi những người khác.

Có thể thấy, sự không đồng nhất trong khái niệm về nhãn hiệu của các quốc gia thành viên sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo hộ nhãn hiệu của thị trường chung Châu Âu, vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh hài hoà ở cấp độ cộng đồng. Chỉ thị 104/89/EEC của Cộng đồng Châu Âu là chỉ thị đầu tiên quy định các vấn đề về nhãn hiệu ở cấp độ cộng đồng. Mục đích của Chỉ thị này là nhằm đảm bảo điều kiện đăng ký nhãn hiệu hài hoà ở tất cả các thành viên trong Cộng đồng Châu Âu. Sau đó, để đảm bảo hiệu lực cao hơn về sự hài hoà trong Cộng đồng, Quy chế 40/94 đã được thiết lập. Các vấn đề về nhãn hiệu trong Quy định này được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu.

Khái niệm về nhãn hiệu được quy định giống nhau ở Điều 2 Chỉ thị 104/89 và Điều 4 Quy định 40/94 như sau:

Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết, đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác [6].

Theo khái niệm này, nhãn hiệu phải đáp ứng ba điều kiện: thứ nhất: "là dấu hiệu"; thứ hai: "được trình bày rõ ràng và chi tiết" và thứ ba: "có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác".

Trong ba điều kiện này, điều kiện thứ nhất, "bất kỳ dấu hiệu nào" được hiểu rất rộng. Việc sử dụng từ "bất kỳ dấu hiệu" làm cho định nghĩa nhãn hiệu "mềm dẻo và không giới hạn". Mặc dù định nghĩa trên đưa ra một loạt các dấu hiệu như các từ bao gồm tên riêng, chữ cái, chữ số hoặc hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm nhưng chúng không phải là giới hạn. Đây chỉ là những dấu hiệu thường được sử dụng để các chủ thể chỉ ra hàng hoá, dịch vụ của mình. Trên thực tế, có rất nhiều các dấu hiệu khác biệt không nằm trong các dấu hiệu được liệt kê và vẫn được đăng ký. Tuy không được quy định cụ thể trong luật, nhưng trên thực tế những dấu hiệu có thể bao gồm cả khẩu hiệu, âm thanh, mùi vị… Tuy nhiên, để được đăng ký là nhãn hiệu, dấu hiệu phải "được trình bày rõ ràng và chi tiết".

Mục đích của điều kiện thứ nhất là nhằm chỉ ra nhãn hiệu là gì. Hay nói cách khác, nhãn hiệu được nhận thức như thế nào. Một nhãn hiệu có thể được nhận thức bởi một hay vài, thậm chí cả năm giác quan. Chẳng hạn như nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis, tiếng nhạc chuông của hãng

điện thoại Nokia, nhãn hiệu âm thanh là tiếng bíp bíp cho phương tiện truyền thanh ở Anh, nhãn hiệu là hình ảnh không gian ba chiều chai của Cocacola…‌

Có thể nói, việc xây dựng khái niệm và những quy chế về "Nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng" của EU có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng tại thị trường chung Châu Âu. Khái niệm này đã được các quốc gia thành viên thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh thương mại cũng như thực thi pháp luật về nhãn hiệu.


1.3. KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU, TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC KHÁC

1.3.1. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu

Mặc dù pháp luật Liên minh không đưa ra định nghĩa rõ ràng mà chỉ đưa ra các căn cứ xác định thế nào là NHNT. Tuy nhiên khái niệm NHNT của EU cũng có thể được hiểu dựa trên quy định của các Điều ước quốc tế, đặc biệt là Điều 6bis Công ước Paris.

Khái niệm NHNT của EU được đề cập đến trong "Quy chế 40/94/EC của Hội đồng Châu Âu về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng". Theo quy định điều 8(2)(c) của quy chế thì NHNT là "các nhãn hiệu có trước", mà vào ngày nộp đơn của đơn CTM đã nổi tiếng ở một nước thành viên của EU, theo nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại Điều 6bis của Công ước Paris.

Có thể hiểu "các nhãn hiệu có trước" trong quy định trên là các nhãn hiệu đã được bảo hộ trên cơ sở đăng ký hoặc tự động bảo hộ. "Các nhãn hiệu có trước" được xem là NHNT ở một nước thành viên của EU nếu nó được công nhận tại nước đó là nổi tiếng. Và căn cứ để công nhận "nổi tiếng" ở đây là theo nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại điều 6 bis Công ước Paris 1883.

Theo Điều 6bis thì "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu của các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên Công ước Paris; có thể đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ; được cơ quan có thẩm quyền ở nước đăng ký hoặc sử dụng công nhận". Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm các hoạt động: Từ chối việc đăng ký một nhãn hiệu tương tự cho người khác để sử dụng cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; huỷ bỏ đăng ký một nhãn hiệu tương tự đã cấp cho người khác cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, Công ước Paris cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể. Nhưng "nổi tiếng" theo nghĩa của Điều 6 bis của Công ước có thể hiểu là bao gồm loại quyền được bảo hộ và xác định đặc điểm nổi tiếng. Đặc điểm nổi tiếng ở đây là nổi tiếng tại nước thành viên Công ước trên cơ sở được cơ quan có thẩm quyền nước công nhận và nổi tiếng ngay cả khi chưa đăng ký.

Bên cạnh khái niệm NHNT, pháp luật EU còn có khái niệm nhãn hiệu danh tiếng và có cơ chế bảo hộ riêng đối với loại nhãn hiệu này. Khái niệm nhãn hiệu có danh tiếng được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm chí có thể thay thế khái niệm NHNT. "Danh tiếng" không được định nghĩa trong các văn bản luật về nhãn hiểu nhưng có thể hiểu danh tiếng là một yêu cầu về ngưỡng của sự hiểu biết. Nó cũng có đặc tính định lượng giống như "nổi tiếng". Đặc biệt, dù pháp luật không quy định nhưng thông qua các án lệ, khái niệm "nhãn hiệu danh tiếng" trong pháp luật EU có thể được xác định một cách cụ thể dựa trên những tiêu chí xác đáng.

Về tiêu chí đánh giá NHNT, pháp luật EU xác định các tiêu chí để đánh giá NHNT, bao gồm:

- Sự nổi tiếng hay danh tiếng của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng liên quan;

- Mức độ được nhận biết của nhãn hiệu trong công chúng;

- Mức độ và thời gian sử dụng nhãn hiệu;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022