Những Kết Quả Bước Đầu Và Nhận Xét

cho lao động nông nghiệp (nông dân) là yêu cầu cấp bách của Nhà nước để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nông dân. Hội nông dân Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện chế độ hưu trí cho nông dân nhưng do chưa có chủ trương, chính sách thống nhất nên việc hình thành quỹ, quy định mức thu chi ở mỗi địa phương cũng khác nhau. Qua khảo sát, có thể khái quát tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho nông dân ở một số tỉnh như sau: Chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện đối với nông dân là chế độ hưu trí được xây dựng theo hình thức gọi là quỹ hưu nông dân. Quỹ này do hội nông dân đứng ra tổ chức trên cơ sở kết hợp của hợp tác xã, chính quyền địa phương chủ yếu được xây dựng ở vùng có thu nhập khá, điển hình xã Vân Tảo (Thường Tín, Hà Tây) và nhiều xã ở Phú Xuyên, Hà Tây.

Nguồn quỹ hưu: Chủ yếu do nông dân tự nguyện tham gia xây dựng bằng cách những người trẻ thì đóng nhiều lần, nhưng tổng số thóc đóng góp của người trẻ và người già là bằng nhau. Hiện nay quỹ nông dân ở một số tỉnh là khá lớn, đủ để chi trả trợ cấp cho những người tuổi già ở địa phương, ví dụ quỹ hưu nông dân ở xã Vân Tảo đã có tới 200 triệu đồng, còn ở huyện Phú Xuyên đã có 1 tỷ đồng [19, tr.18-20].

Cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ hưu nông dân được quy định cụ thể như sau:

- Cơ chế hình thành quỹ: Quỹ hưu do hội viên đóng góp, mức đóng của một xã viên trong toàn bộ quá trình tham gia từ 80 kg thóc đến 100 kg thóc tùy theo từng địa phương.

Hợp tác hỗ trợ bằng cách giao diện tích đất sử dụng để nông dân, Hội nông dân sử dụng. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, số dư được nhập vào quỹ Bảo hiểm xã hội.

Ngân sách hỗ trợ trích sang ủng hộ quỹ hưu nông dân mỗi năm 1% (mỗi xã trách 4-5 triệu một năm cho quỹ, tiền lãi suất gửi tiết kiệm từ 3 nguồn

trên nhập vào quỹ. Điều kiện để được hưởng: Đóng đủ số theo quy định và nếu đủ tuổi đời (60 tuổi) cho cả nam và nữ thì được hưởng, mức hưởng của người hưu trí giao động từ 10.000 đồng đến 18.000 đồng/tháng.

Chế độ quản lý quỹ: Hội nông đân Việt Nam dựa hẳn vào bộ máy có sẵn của mình và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các chi hội nông dân (mỗi chi hội có từ 30 đến 50 chủ hộ gia đình).

Tính đến nay, Hội nông dân 4 tỉnh: Hà Tây, Hà Bắc, Nghệ An, Hà Tĩnh đã xây dựng được quỹ hưu nông dân ở 482 xã, 28 huyện với 121.254 người tham gia. Trong đó có 20.765 người đã được cấp sổ hưu với mức cấp bình quân 10 kg gạo/một người/tháng [19, tr. 20]. Kết quả thực hiện hưu trí nông dân một mặt đảm bảo một phần đời sống cho người nghỉ hưu, huy động được nhiều tiền nhàn rỗi tạo ra nguồn vốn để nhà nước vay đầu tư cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bước đầu làm cho nông dân phấn khởi yên tâm và tin tưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội.

* Tình hình thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số địa phương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đối với nông dân và người lao động làm việc ở khu nông nghiệp, xuất phát từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng chính đáng của nông dân, tổ chức Hội nông dân đã đề cập với cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo thí điểm quỹ "Hưu nông dân". Năm 1978 xã Đại Hóa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành tổ chức quỹ "Hưu nông dân".

Năm 1986 các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tiến hành xây dựng quỹ "Hưu nông dân" hoặc quỹ "hỗ trợ tuổi già". Đặc biệt tỉnh Nghệ An, từ năm 1985 đến năm 1997 có 172 Hội nông dân cơ sở xây dựng quỹ "Hưu nông dân", với số tiền 6 tỷ đồng. Loại quỹ này được hình thành do Hợp tác xã Nông nghiệp trích một phần quỹ phúc lợi chuyển sang và nông dân đóng góp bằng thóc gạo hoặc bằng tiền. Khi hết tuổi lao động (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) mỗi tháng được hưởng từ 5 kg đến 10 kg

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 9

thóc, tùy theo mức đóng góp của nông dân và tăng trưởng của quỹ [32]. Nhưng ở thời kỳ này, nền kinh tế nước ta chậm phát triển, tỷ lệ lạm phát cao, tiền gửi vào ngân hàng và quỹ tín dụng của nhân dân luôn bị mất giá, không cân đối được giữa thu và chi nên một số nơi quỹ đổ vỡ, không tiếp tục thực hiện được.

Kể từ khi pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội ra đời, đời sống của một bộ phận người lao động và gia đình họ đã được ổn định hơn, được đảm bảo khi người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, chết. Có thể nói, bảo hiểm xã hội là một chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước ta.

Chính sách bảo hiểm xã hội càng phát huy tác dụng khi hoạt động bảo hiểm xã hội được đổi mới theo Bộ luật Lao động (hiệu lực từ 1/1/1995) và có sự ra đời của cơ quan bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến địa phương. Qua 7 năm thực hiện Bộ luật Lao động và Điều lệ Bảo hiểm xã hội hoạt động bảo hiểm xã hội trên cả nước đã dần đi vào nề nếp và gặt hái được những kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên, nhận thấy vài trò của chính sách bảo hiểm xã hội đối với nông dân, sau khi nghiên cứu tổng kết thực tiễn, Trung ương Hội nông dân Việt Nam đã tổng kết rút kinh nghiệm việc xây dựng quỹ "Hưu nông dân" ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An để báo cáo thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cho làm thí điểm Bảo hiểm xã hội nông dân.

Ngày 28 tháng 4 năm 1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ra quyết định về việc thành lập Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh. Bản Điều lệ gồm 7 chương, 27 điều với nội dung cơ bản [16]. Khi đó tỉnh có số dân gần 3 triệu người, tổng số lao động là 1.351.823 người, trong đó lao động trong khu vực nông thôn là 1.171.298 người, chiếm trên 90% lao động toàn tỉnh [32]. Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nông dân, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Hội nông dân thí điểm tổ chức

bảo hiểm xã hội cho nông dân vào ngày 20 tháng 8 năm 1998, Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chính thức ra đời. Đến nay, bảo hiểm xã hội đối với nông dân Nghệ An đang được thực hiện theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội nông dân sửa đổi năm 2001 thay thế Bảo hiểm xã hội nông dân tạm thời năm 1998.

* Thực hiện Bảo hiểm xã hội nông dân và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ở Nghệ An:

Điều lệ Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, có đóng có hưởng, đảm bảo công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ [16].

- Đối tượng bảo hiểm xã hội nông dân là những công dân trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thường trú tại Nghệ An, tự nguyện tham gia.

- Về chế độ: Trước mắt do điều kiện kinh tế, quản lý nên chưa thực hiện cả 5 chế độ như bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mới thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng hay còn gọi là chế độ "hưu", đây là chế độ cần thiết nhất của mọi người lao động, trợ cấp 1 lần và tử tuất. Các chế độ khác của người lao động được mở rộng dần khi thu nhập của người lao động được tăng hơn.

- Mức đóng tối thiểu hiện nay là 20.000 đ/tháng, phù hợp với sự phát triển kinh tế và đời sống của số đông người lao động. Đời sống được nâng lên thì mức tối thiểu cũng được điều chỉnh tăng lên, khuyến khích đơn vị kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ chức chính trị xã hội đóng góp thêm cho xã viên, hội viên của mình.

- Điều kiện hưởng chế độ hưu trí: Người tham gia khi đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, có ít nhất 240 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội nông dân thì được nhận "lương hưu" cho đến khi qua đời. Những người có độ tuổi từ 41 tuổi trở lên đối với nữ và 46 tuổi trở lên đối với nam nếu đóng mức cao tương ứng thì khi đủ 55-60 tuổi vẫn đủ điều kiện hưởng

lương hưu. Tiền "lương hưu" hàng tháng tùy thuộc vào số tiền thực đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội nông dân.

Lương hưu được tính bằng cách lấy tổng số tiền thực đóng cộng lãi ròng trong thời gian đóng chia 120. Khi nhận lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện do Bảo hiểm xã hội nông dân chi trả.

Khi người đang hưởng lương hưu qua đời gia đình còn được nhận tiền tuất (tiền lương hưu chưa nhận hết) và được chi trả 1 phần mai táng phí (200.000 đồng) thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Nếu người lao động không đủ điều kiện nhận lương hưu thì được hưởng trợ cấp một lần được tính như sau: Có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 1 đến 4 năm thì hưởng 100% số tiền đã đóng; nếu có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 4-11 năm thì hưởng 110% số tiền đã đóng; nếu có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 11 đến 16 năm thì hưởng 125% số tiền đã đóng; nếu có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 16 năm trở lên thì hưởng 145% số tiền đã đóng.

Nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chủ yếu do người lao động đóng góp, dùng để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nông dân, tiền nhàn rỗi được đầu tư sinh lời. Quỹ Bảo hiểm xã hội nông dân được Ủy ban nhân dân tỉnh bảo hộ trong quá trình hoạt động, Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ thể quản lý, định ra những chế độ chính sách, định hướng cho mọi hoạt động bảo hiểm xã hội nông dân.

Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được hình thành ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Ở cấp tỉnh còn có Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội nông dân bao gồm các thành viên: đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Hội nông dân, Liên minh hợp tác xã và Giám đốc bảo hiểm xã hội nông dân tỉnh để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các hoạt động bảo hiểm xã hội nông dân.

Ở cấp huyện, cấp xã có Ban quản lý Bảo hiểm xã hội nông dân.

Ban quản lý Bảo hiểm xã hội nông dân huyện, thành thị (cấp huyện) gồm 01 trưởng ban do trưởng phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm, 1 phó ban chuyên trách trực, 1 phó ban là đại diện Hội nông dân kiêm nhiệm, 1 cán bộ chuyên trách và một số ủy viên kiêm nhiệm khác là đại diện lãnh đạo phòng Tài chính kế toán và Văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện. Trực tiếp tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội nông dân là phó ban chuyên trách trực và một số cán bộ chuyên trách.

Ban quản lý Bảo hiểm xã hội nông dân xã, phương, thị trấn (cấp xã) gồm có 1 trưởng ban do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã kiêm nhiệm, 1 cán bộ chuyên trách và một số ủy viên kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Ban Quản lý cấp huyện quyết định.

Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An:

Quá trình hoạt động bảo hiểm xã hội nông dân khó khăn và thuận lợi đan xen nhau, nhưng đã được đông đảo người lao động hưởng ứng, mang lại những được những kết quả cụ thể: Tính đến 31.12.2006 đã có 314 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành thị cấp sổ bảo hiểm xã hội nông dân với 86.891 người tham gia, trong đó mức 10.000 đồng/tháng là 25.503 người, mức 20.000 đồng/tháng là 34.892 người, thu quỹ gần 70 tỷ trong đó có 10 tỷ đồng từ đầu tư sinh lời. Đặc biệt đã có 37 nông dân được nhận "lương hưu". Nhiều huyện như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, thị xã Xửa Lò có trên dưới 1 vạn người tham gia, đã cấp sổ bảo hiểm xã hội cho 100% số xã, phường, thị trấn, nhất là huyện Nghĩa Đàn, huyện trung du miền núi có 32 xã trong đó có 9 xã vùng sâu vùng xa thì 100% số xã đã thực hiện bảo hiểm xã hội nông dân. Hoạt động bảo hiểm xã hội nông dân trong những năm qua chủ yếu là thu, nhưng đã kịp thời giải quyết chế độ cho

1.030 người với số tiền là 796 triệu đồng trong đó có 188 người chết, số còn lại chuyển sang bảo hiểm xã hội bắt buộc và chuyển vùng nơi không có bảo

hiểm xã hội nông dân. Hiện nay Văn phòng Bảo hiểm xã hội nông dân tỉnh được thành lập 3 phòng (Phòng Quản lý cơ sở, Phòng Kế toán tài chính và Phòng tổ chức hành chính), với 19 cán bộ trong đó có 15 biên chế do ngân sách đảm bảo và 6 hợp đồng do quỹ bảo hiểm xã hội nông dân chi trả, có trụ sở 3 tầng, 600m2. bảo hiểm xã hội nông dân huyện có từ 3-5 cán bộ chuyên trách trong đó có 1 biên chế do ngân sách đảm bảo, số còn lại do quỹ bảo hiểm xã hội nông dân chi trả, ở xã có 1 cán bộ chuyên trách hưởng theo chế độ phụ cấp. Nét mới của hoạt động bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An từ năm 2003 đến nay có gần 2 vạn người tham gia từ 20.000 đồng trở lên, mức bình quân là 35.000 đồng. Số người tham gia trước đây ở mức 10.000 đồng đã tự giác nâng lên trên 20.000 đồng [18].

Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được quản lý tập trung thống nhất, được gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp. Quỹ này được đầu tư tăng trưởng qua các nguồn: lãi tiền gửi ngân hàng, mua trái phiếu, kỳ phiếu. Tính đến ngày 31/12/2006 số thu quỹ hơn 97 tỷ đồng, tiền đầu tư sinh trưởng khoảng 20 tỷ đồng [18].

Theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội nông dân, Bảo hiểm xã hội nông dân tỉnh quản lý thống nhất việc chi quỹ trên toàn tỉnh. Nội dung chi gồm: Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nông dân, chi phí quản lý, chi khác (nếu có). Mỗi huyện được mở một tài khoản chuyên chi, bảo hiểm xã hội nông dân cấp xã nên nhận tiền trực tiếp ở Ban quản lý cấp huyện và trả cho người tham gia tối đa không quá 3 ngày kể từ khi nhận tiền [16].

Hiện nay, việc thực hiện bảo hiểm xã hội nông dân ở Nghệ An đang trong gia đoạn tuyên truyền vận động, chưa có nhiều người được hưởng chế độ. Tính đến 31/12/2006, đã chi trả trợ cấp cho 96 người và trợ cấp một lần cho 3.252 người [18].

Qua hơn 8 năm thực hiện bảo hiểm xã hội đối với nông dân tại Nghệ An, kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội nông dân ở Nghệ An chưa phải là cao,

còn nhiều việc phải làm, nhưng đã chứng minh đầy đủ cả về lý luận cũng như thực tiễn là một chính sách xã hội phù hợp với xu thế phát triển tất yếu bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị trường, quan trọng hơn cả là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân, bảo đảm quyền bình đẳng của lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau trong việc thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, đã khẳng định chủ trương triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng nguyện vọng người lao động, góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển và ngược lại kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên thì sự nghiệp bảo hiểm xã hội nông dân càng phát triển bền vững. Những cơ sở làm tốt công tác bảo hiểm xã hội nông dân thì phong trào hoạt động xã hội ở đó sôi động hơn, hoạt động của các đoàn thể có chất lượng cao hơn, nhất là tổ chức Hội nông dân được củng cố, hoạt động thiết thực hơn, tạo nguồn sinh khí mới ở nông thôn, nông dân yên tâm lao động sản xuất. Tuổi trẻ yên tâm lập nghiệp trên quê hương của mình.

Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An là một loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động nông thôn Nghệ An nhằm tạo điều kiện để người lao động tiết kiệm một phần thu nhập để ổn định đời sống khi tuổi già. Nhưng việc tổ chức thí điểm này chưa được tổng kết tính khả thi theo các chính sách của tỉnh quy định, đặc biệt là về khả năng cân đối tài chính của quỹ. Quỹ Bảo hiểm xã hội cũng không thể tăng trưởng được vì chỉ gửi vào Ngân hàng theo lãi suất tiết kiệm, trong khi lạm phát tăng làm cho giá trị thực tế của Quỹ bị giảm.

2.3.2. Những kết quả bước đầu và nhận xét

Từ thực tiễn hoạt động bảo hiểm xã hội đối với lao động nông nghiệp và lao động khu vực ngoài quốc doanh, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí