ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ THU HƯƠNG
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2007
MỤC LỤC
Trang bìa phụ Trang
Lời cam đoan Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ 7
NGUYỆN
1.1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm xã hội tự nguyện 7
1.1.1. Định nghĩa về bảo hiểm xã hội tự nguyện 7
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội tự nguyện 11
1.1.3. Thực trạng khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 17
1.2. Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện 23
1.2.1. Những nguyên tắc chung 23
1.2.1.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội 23
1.2.1.2. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động 24
1.2.1.3. Nguyên tắc phải thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng 24
lao động và cho mọi người lao động
1.2.2. Những nguyên tắc đặc thù 25
1.2.2.1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, mức hưởng bảo 25
hiểm xã hội tùy thuộc vào mức đóng góp và thời gian đóng bảo hiểm xã hội
1.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do ý chí của người tham gia bảo hiểm 26
1.2.2.3. Nguyên tắc hỗ trợ cho bảo hiểm xã hội bắt buộc và tận dụng kinh nghiệm của bảo 26
hiểm xã hội bắt buộc
1.3. Chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 27
1.3.1 Người thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 27
1.3.2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 28
1.3.3. Người được bảo hiểm xã hội tự nguyện 31
1.4. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 32
1.4.1. Khái quát chung về quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 32
1.4.2. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 32
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ 37
THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Quy định của ILO và một số nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện 37
2.1.1. Quy định của ILO về bảo hiểm xã hội tự nguyện 37
2.1.2. Quy định của một số nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện 38
2.2.2.1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Pháp 38
2.2.2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước Đông Âu 40
2.1.2.3. Bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Indonesia 42
2.1.2.4. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Trung Quốc 43
2.1.2.5. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Thổ Nhĩ Kỳ 47
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện 50
2.2.1. Trước khi có Bộ luật Lao động (1986 - 1994) 50
2.2.2. Từ khi có Bộ luật Lao động (từ năm 1994) đến nay 51
2.3. Thực tế thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 55
2.3.1. Thực tế thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay 55
2.3.2. Những kết quả bước đầu và nhận xét 66
2.4. Quy định về tổ chức thực hiện về bảo hiểm xã hội tự nguyện 69
2.4.1. Quy định về thủ tục hồ sơ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 69
2.4.2. Quy định về trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội tự nguyện 69
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ 69
TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
3.1. Dự báo xu hướng phát triển của bảo hiểm xã hội tự nguyện 71
3.2. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã 81
hội tự nguyện
Về hình thức, phạm vi áp dụng | 81 | |
3.2.1.1. | Về hình thức | 81 |
3.2.1.2. | Về phạm vi áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện | 82 |
3.2.2. | Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện | 86 |
3.2.3. | Quy định về việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện | 89 |
3.3. | Một số biện pháp đảm bảo thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện | 93 |
3.3.1. | Về công tác tuyên truyền, phổ biến | 93 |
3.2.2. | Các biện pháp kinh tế bảo đảm cho việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động ngoài quốc doanh | 98 |
2.3.3. | Giải pháp về tổ chức thực hiện | 100 |
KẾT LUẬN | 103 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 105 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 2
- Thực Trạng Khả Năng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
- Các Nguyên Tắc Của Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề bức xúc, nổi cộm vì có sự chi phối của các quy luật của nền kinh tế thị trường, ở đó luôn diễn ra những biến động và có sự cạnh tranh gay gắt, xã hội đang diễn ra sự phân tầng, phân cực với một ranh giới rò ràng giữa người chủ và người lao động. Hơn bao giờ hết, người lao động cần có sự tương trợ trong cuộc sống do các rủi ro mang lại. Vì vậy mà việc xác định đúng đắn vị trí của bảo hiểm xã hội trong cuộc sống, sự tác động của nó đối với người lao động còn là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.
Là hạt nhân của chính sách bảo đảm xã hội, chính sách an sinh xã hội, hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là sự cụ thể hóa những đường lối chủ trương của Đảng, là các quy định chi tiết mà chúng ta có thể vận dụng vào những quan hệ bảo hiểm xã hội cụ thể. Từ khi thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội đến nay, Nhà nước ta đã nhiều lần thay đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo giữ gìn truyền thống đạo lý, bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa của nhân loại, vừa mang tính hiện đại, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với mọi người lao động là thực hiện sự công bằng giữa mọi người thuộc các thành phần kinh tế. Mục tiêu chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước ta là: Phấn đấu để mọi người lao động đều sống và làm việc trong môi trường có bảo hiểm, thực hiện sự công bằng, dân chủ giữa các thành phần kinh tế. Trong quá trình tham gia lao động sản xuất, người lao động khu vực ngoài quốc doanh nói chung, đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, ngoài những hiệu quả to lớn và thiết thực đó, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu chung về bảo hiểm của người lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang có những thay đổi quan trọng để hội nhập theo xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ lao động ngày càng được mở rộng nhưng các quan hệ này cũng hết sức phức tạp và nó còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như: lợi nhuận, cạnh tranh v.v., Từ đó để đối phó, con người đã đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa, né tránh, hạn chế rủi ro thường được con người đặt ra dưới dạng các quy định cụ thể mang tính mệnh lệnh trong từng lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt xã hội.
Mục đích của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho mọi người, mọi tổ chức, đơn vị có tham gia bảo hiểm, đảm bảo an toàn, an sinh xã hội, đồng thời tạo nguồn vốn quan trọng để tham gia đầu tư phát triển kinh tế, cung cấp tài chính nhằm khắc phục những tổn thất rủi ro xảy ra đối với họ.
Vì vậy mà việc phân tích, đánh giá quá trình thực hiện những mục tiêu, phương hướng đã đề ra là một trong những vấn đề cần làm ngay của tất cả mọi hoạt động chứ không chỉ riêng trong việc thi hành chính sách bảo hiểm xã hội.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã và đang đạt được những kết khả quan nhất định. Trong những năm qua, nhịp độ tăng trưởng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm là 7%, thu nhập của người lao động đã nâng lên một bước đáng kể. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2004 thì mức thu nhập của các hộ dân cư ở các vùng đều tăng so với năm 1997. Thu nhập bình quân chung đầu người tăng 3,1 lần, ở thành thị 5 lần và ở nông thôn 2,7 lần [25]. Việc mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Có thể nói, việc xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất cần thiết, nhằm áp dụng cho đối tượng không thuộc diện làm công ăn lương, không được bảo vệ bằng bảo hiểm xã hội bắt buộc, những đối tượng làm nghề tự do, những người nông dân v.v. mà trong nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay, đối tượng này rất rộng lớn.
Từ những phân tích trên cho thấy việc ban hành loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện là một vấn đề cấp thiết và phù hợp với nguyện vọng của đa số người lao động. Nguyện vọng, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được xem như là những yếu tố quyết định đến việc cho ra đời một loại hình bảo hiểm xã hội mới, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ở nước ta, nhu cầu bảo hiểm xã hội thực sự là nhu cầu thiết thân của người lao động. Cũng như nhu cầu việc làm, nhu cầu bảo hiểm xã hội trở thành quyền cơ bản của người lao động. Nhu cầu nguyện vọng chính đáng đó đã được phản ánh trong đời sống thực tại của mỗi người dân, qua các phương tiện thông tin đại chúng và ở nhiều hội thảo, hội nghị các cấp, các ngành.
Ngoài ra, bảo hiểm xã hội tự nguyện còn là một đề tài rất mới vì bảo hiểm xã hội tự nguyện mới được áp dụng thí điểm ở một số địa phương và hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu để thực hiện trong phạm vi cả nước. Dó đó, ngoài những kiến thức tổng hợp về bảo hiểm xã hội, khi nghiên cứu đề tài này cần có một khả năng nhạy bén và phân tích chính xác để đánh giá một cách toàn diện và đưa ra được những giải pháp thích hợp. Do vậy, việc đi sâu vào tìm hiểu đề tài là một vấn đề không đơn giản, luận văn này chắc không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn.
Xuất phát từ nhận thức trên, với mong muốn góp một phần tri thức nhỏ của mình vào việc tìm ra những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội
tự nguyện, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô, bạn bè, tác giả đã chọn đề tài "Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng" để làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tà i được nghiên cứu trong bối cảnh nước ta đang tiến hà nh một loạt các biện pháp an sinh xã hội nhằm đảm bảo cho đời sống, chế độ chính sách xã hội ngà y cà ng được đổi mới và nâng cao hơn, phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và tiến tới gần hơn với các nước phát triển trên thế giới.
Một số biện pháp về bảo hiểm xã hội mà chúng ta đã áp dụng mang lại sự đổi mới nhất định trong bộ mặt của xã hội, nhằm ổn định an sinh xã hội nhưng vẫn chỉ ở mức độ hạn chế.
Một số đề tà i đã được các tác giả viết về bảo hiểm xã hội như:
- "Pháp luật về bảo đảm xã hội ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng" của Nguyễn Hiền Phương, do tiến sĩ Nguyễn Huy Ban hướng dẫn.
- "Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm tự nguyện ở nước ta" của Nguyễn Thị Thúy Nga, do tiến sĩ Đinh Dũng Sĩ hướng dẫn.
Nhưng nhìn chung các tác giả mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề lý luận chứ chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn áp dụng và những giải pháp. Tác giả sẽ tiếp tục bổ sung phần thực trạng áp dụng và bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số tỉnh thà nh trong cả nước và đặc biệt là của một số nước trên thế giới để có thể rút ra được những bà i học kinh nghiệm trong thực tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tà i