Quá Trình Hình Thành Hệ Thống Tổ Chức Quản Lý Bảo Hiểm Xã Hội Thanh



Hoá

2.1.2. Quá trình hình thành hệ thống tổ chức quản lý Bảo hiểm xã hội Thanh


Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH trong cả nước, BHXH Thanh Hóa được

thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-BHXH ngày 15/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Sở Lao động Thương binh & xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh và Sở Tài chính.

Ngày 24/01/2002, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam về BHXH Việt Nam, BHXH Thanh Hoá tiếp tục tiếp nhận bàn giao tài chính, tài sản và công chức, viên chức của BHYT tỉnh.

Theo Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Thanh Hoá là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. BHXH cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, đặt tại huyện nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân huyện.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa có 375 cán bộ công chức, viên chức làm việc tại văn phòng BHXH tỉnh và các đơn vị trực thuộc.

BHXH tỉnh có 9 phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức Hành chính; phòng Kế hoạch Tài chính; phòng Thu; phòng Bảo hiểm tự nguyện; phòng Giám định chi; phòng Chế độ chính sách; phòng Quản lý Hồ sơ; phòng Công nghệ thông tin và phòng Kiểm tra. Ngoài ra còn có 27 đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh đó là Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Thanh Hóa



Giám đốc


Trực tiếp Báo cáo Phối hợp

2.2. Thực trạng quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

2.2.1. Thực trạng quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

2.2.1.1. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội

Trước 01/9/1995, quản lý thu BHXH ở tỉnh Thanh Hoá do Sở Tài chính Vật giá và Cục Thuế Thanh Hoá thực hiện theo Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ.

Từ 01/9/1995 đến nay, BHXH Thanh Hoá là cơ quan duy nhất thực hiện quản lý thu BHXH theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và hiện nay thực hiện quản lý thu BHXH theo Luật BHXH.

Trong thời kỳ đầu, quản lý thu BHXH ở Thanh Hoá còn nhiều khó khăn, chưa ổn định. Việc thu chưa đầy đủ, đúng kỳ hạn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tổ chức bộ


máy của cơ quan quản lý BHXH mới được thành lập. Việc quản lý điều hành của bộ máy chưa ổn định, cơ sở vật chất còn thiếu, trụ sở làm việc chưa có. Đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lý thu BHXH. Mặt khác, chủ sử dụng lao động và người lao động còn mang nặng tư tưởng bao cấp, chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH. Hơn nữa, trong thời kỳ đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ (ví dụ các nông, lâm trường......), người lao động nhận khoán công việc theo mùa vụ.

Tuy nhiên, trong hơn mười năm qua, quản lý thu BHXH ở Thanh Hoá đã có nhiều tiến bộ và dần dần đi vào ổn định. Đặc biệt từ năm 2003 đến nay, quản lý thu BHXH ở Thanh Hoá đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Công tác tổ chức quản lý thu BHXH có nhiều đổi mới, cải tiến, chương trình phần mềm tin học đã được triển khai và áp dụng có hiệu quả trong quản lý thu nộp BHXH. Công tác kiểm tra việc thực hiện thu nộp BHXH ở các đơn vị được thực hiện có kết quả; chất lượng các cuộc kiểm tra về quản lý thu BHXH được thực hiện tốt hơn. Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH để nâng cao nhận thức cho chủ sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu.

Với những đổi mới quản lý thu BHXH đó đã mang lại những kết quả tích cực. Đối tượng quản lý thu BHXH đã liên tục tăng lên về số lượng. Quỹ lương trích nộp BHXH cũng liên tục tăng. Nếu như năm 1995, BHXH Thanh Hoá mới chỉ quản lý được 711 đơn vị sử dụng lao động tham gia đăng ký đóng BHXH với 86.723 người, đến 31/12/2007, con số đó đã tăng lên 4.934 đơn vị với 147.170 người tham gia BHXH (xem thêm phụ lục 1, phụ lục 2).

Số tiền thu BHXH của các đơn vị tham gia BHXH trong toàn tỉnh cũng không ngừng tăng lên (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Kết quả thu BHXH của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2003 đến năm 2007

ĐVT: Triệu đồng


T

Loại hình đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 5



T


2003

2004

2005

2006

2007

1

Hành chính sự nghiệp

120.898,6

124.889,6

147.133,8

203.931,6

249.553,6

2

Doanh nghiệp nhà nước

60.293

54.812

59.705,8

58.084,4

58.353,6

3

Doanh nghiệp liên doanh

3.389

4.035,8

4.465,6

5.337,2

5.928

4

DN ngoài quốc doanh

10.846,8

16.645,6

30.584,6

60.306

83.035,2

5

Xã, phường

12.943

12.898,2

14.216,2

20.162,4

25.045

6

Ngoài công lập

3.662,8

4.327,4

6.190,8

9.279

12.747

7

Hợp tác xã

147,3

619,4

1.217,4

2.084,6

2.938

8

Hộ SXKD cá thể

0

35,9

256,8

767,2

1.156,6


Tổng số

212.180,5

218.263,9

263.771

359.952,4

438.757

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá [2]

Cơ quan BHXH tỉnh, huyện thực hiện quản lý số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Do đó, quản lý thu BHXH ở Thanh Hoá đã không để xảy ra tình trạng mất tiền thu BHXH, sử dụng tiền thu BHXH sai mục đích hoặc tồn đọng tiền thu BHXH ở các địa phương. Hàng năm, BHXH Thanh Hoá đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu được giao về thu BHXH. Năm 2003 và 2004 toàn ngành thu BHXH so với kế hoạch được giao vượt 1%, năm 2005 và 2006 thu vượt 7 %, năm 2007 thu vượt 4%.

Cùng với tổ chức việc thu nộp BHXH, công tác kiểm tra, kiểm soát thu BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động cũng đạt được những kết quả nhất định. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, những sai phạm chủ yếu của các đơn vị sử dụng lao động như kê khai không đầy đủ số lao động bắt buộc tham gia BHXH, né tránh việc tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng dưới ba tháng, kê khai mức lương thấp để giảm mức đóng BHXH, nộp chậm BHXH, dây dưa nợ đọng BHXH; cấp và quản lý sổ BHXH chưa chặt chẽ, không đủ


các căn cứ pháp lý về tuổi đời và thời gian công tác đã từng bước chấn chỉnh. Những năm qua, BHXH tỉnh đã thu hồi hàng tỷ đồng số tiền BHXH mà các đơn vị còn nợ đọng. Chỉ tính riêng từ năm 2005 đến nay, đã thu hồi 184 triệu đồng tiền sai phạm; yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh 405 sổ BHXH thiếu căn cứ pháp lý về tuổi đời và thời gian công tác.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, quản lý thu BHXH ở Thanh Hoá còn có ba hạn chế chính.

Thứ nhất, việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH đối với chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiệu quả, còn dàn trải, chưa đi vào chiều sâu, thiếu trọng tâm trọng điểm.

Thứ hai, việc kiểm tra của cơ quan quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động còn rất ít và chưa thường xuyên. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thu BHXH và các cơ quan chức năng trong kiểm tra, thanh tra các đơn vị sử dụng lao động cũng rất khiêm tốn. Từ năm 2003 đến năm 2007, trong số 196 cuộc kiểm tra, chỉ có 89 cuộc kiểm tra tại đơn vị sử dụng lao động; 08 cuộc kiểm tra liên ngành.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị, cá nhân có sai phạm về chính sách BHXH theo quy định chưa được thực hiện. Từ năm 2003 đến nay, toàn tỉnh chưa xử lý vi phạm hành chính đối với một đơn vị hay cá nhân nào vi phạm về BHXH.

Những hạn chế trong quản lý thu BHXH cùng một số lý do khách quan đã dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thu BHXH ở tỉnh Thanh Hoá.

Một là, số đơn vị và lao động chưa tham gia BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư, tính đến 31/12/2007, toàn tỉnh có 4615 doanh nghiệp, trong khi đó chỉ có 1132 doanh nghiệp đóng BHXH (đạt 24,52 %). Số lao động khu vực ngoài quốc doanh được tham gia BHXH mới chỉ chiếm khoảng 70 % trên tổng số lao động đang làm việc tại đơn vị.

Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể tham gia BHXH chiếm tỷ trọng rất thấp. Đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 440 hộ trên tổng số 12.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể có đăng ký tham gia BHXH, chiếm khoảng 3,6 %.


Hai là, việc kê khai đăng ký quỹ lương tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động chưa đầy đủ, thiếu chính xác. Mức lương đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế của các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa vụ, các nông lâm trường và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động làm nghề nặng nhọc độc hại, nhưng cũng chỉ đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu.

Ba là, còn nhiều đơn vị nợ tiền đóng BHXH với số tiền khá lớn, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp địa phương. Tính đến 31/12/2007, trên địa bàn tỉnh còn 22 đơn vị nợ BHXH, với số tiền trên 9,669 tỷ đồng. Các đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH với số lượng lớn là: Nông trường Yên Mỹ: nợ 2 tỷ đồng; Công ty Mía đường Nông Cống: nợ 173 triệu đồng; Công ty Sản xuất xây dựng công nghiệp và xuất nhập khẩu: nợ 127 triệu đồng; Công ty Hoàng Long: 233,7 triệu đồng; Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản: 255 triệu đồng; Công ty cổ phần tàu thuỷ Hoàng Linh: 826 triệu đồng; Công ty cổ phần du lịch: 339 triệu đồng.

Thứ ba, việc quản lý hồ sơ lý lịch gốc của người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Cơ quan quản lý thu BHXH chậm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ BHXH của người lao động.

Hệ quả của hạn chế này là việc cấp sổ BHXH và bổ sung những thay đổi của người lao động vào sổ BHXH của người lao động còn nhiều thiếu sót. Sổ BHXH là cơ sở pháp lý quan trọng ghi nhận quá trình đóng BHXH của người lao động, đồng thời là cơ sở pháp lý để giải quyết các quyền lợi cho người lao động khi có nhu cầu. Tuy vậy, việc cấp sổ BHXH và ghi bổ sung sổ BHXH cho người lao động chưa được các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc. Hiện nay, toàn tỉnh mới có 95 % số lao động tham gia BHXH được cấp sổ BHXH. Nhiều sổ BHXH còn sai sót như ghi không đúng chức danh nghề, sai mức lương, tuổi đời và thời gian công tác.

2.2.1.2. Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội

Cũng như quản lý thu BHXH, từ 01/9/1995 đến nay, việc quản lý chi BHXH do một cơ quan thực hiện là BHXH Thanh Hoá.


Quản lý chi BHXH gồm có hai phần: quản lý chi chế độ BHXH ngắn hạn (chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ) và quản lý chi chế độ BHXH dài hạn (chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp).

Về quản lý chi BHXH ngắn hạn. Trước 31/12/2006 (trước khi thực hiện Luật BHXH), định kỳ hàng quý, cơ quan BHXH cấp ứng 2% quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động để họ trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ ngắn hạn ở đơn vị mình. Từ ngày 01/01/2007 (từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành), đơn vị sử dụng lao động được chủ động giữ lại 2% quỹ lương trích nộp BHXH để trực tiếp chi trả các chế độ ngắn hạn cho người lao động trong đơn vị, nếu thiếu sẽ được cơ quan BHXH cấp bổ sung sau khi xét duyệt quyết toán.

Trong cả hai phương thức trên, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tập hợp các chứng từ (như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khai sinh...) để quyết toán với cơ quan BHXH sau khi đã chi trả chế độ BHXH cho người lao động.

Thời gian đầu, việc quản lý chi các chế độ ngắn hạn gặp một số hạn chế do các đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa thích ứng với cơ chế mới là thực thanh, thực chi trên cơ sở có đóng, có hưởng. Các đơn vị sử dụng lao động chưa làm quen với việc quản lý ngày công ốm đau, thai sản và lập các hồ sơ thủ tục để được cơ quan quản lý BHXH giải quyết xét hưởng BHXH. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, những vướng mắc, hạn chế trong nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về cơ chế quản lý mới về quản lý BHXH đã được tháo gỡ. Đặc biệt từ những năm 2003 đến nay, BHXH tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực như tuyên truyền, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ; thực hiện phân cấp chi chế độ BHXH ngắn hạn gắn với phân cấp quản lý thu BHXH; tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cán bộ giám định thường trú tại các cơ sở khám chữa bệnh trong việc xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nghỉ ốm đau, thai sản; tổ chức kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động có số chi tăng đột biến hoặc có nghi vấn khi thụ lý hồ sơ chứng từ nên đã mang lại nhiều thành công trong việc thực hiện chế độ ngắn hạn cho người lao động. Hàng năm, đã có hàng ngàn lao động được nhận trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức với tổng số tiền bình quân là

32.392 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2007 đã có 26.054 lượt người nghỉ ốm, với số ngày


nghỉ 270.430 ngày, được nhận tổng số tiền 12,247 tỷ đồng; 6.254 người nghỉ hưởng thai sản, số ngày nghỉ 578.079 ngày được nhận số tiền số tiền 25,879 tỷ đồng; hàng ngàn lượt người được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ với số tiền là 4,314 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc quản lý chi chế độ ngắn hạn cho người lao động tại các đơn vị còn có hạn chế là tình trạng hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ không hợp lệ vẫn còn; tình trạng người lao động vẫn đi làm hưởng lương nhưng lại được chủ sử dụng lao động chứng nhận nghỉ ốm để thanh toán trợ cấp ốm đau với cơ quan BHXH; cá biệt có trường hợp còn lập khống chứng từ để thanh toán chi hai chế độ.

Về quản lý chi chế độ dài hạn. Từ 01/9/1995, việc quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn do cơ quan BHXH thực hiện. Số đối tượng hưởng BHXH liên tục tăng qua các năm. Tại thời điểm tháng 9/1995 số đối tượng đang hưởng BHXH dài hạn do các ngành bàn giao là 117.694 người, đến 31/12/2007, số đối tượng này đã là 129.635 người. Trong đó, hiện đang hưởng trợ cấp tại các huyện miền núi là 11,47%; ở các huyện vùng biển 27,68%; các huyện vùng trung du 16,14%; các huyện đồng bằng 23,18% và tại thị xã, thành phố là 21,53%. Kinh phí chi trả cho các đối tượng ở các huyện miền núi chiếm 11,54%; ở các huyện ven biển 36,3%; các thị xã, thành phố 19,7% trên tổng kinh phí toàn tỉnh. Số còn lại ở các huyện đồng bằng, trung du.

Trước năm 1995, việc chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH dài hạn thông qua 630 Ban đại diện chi trả xã, thị trấn. Nguồn kinh phí để cấp phát chi trả cho đối tượng chủ yếu do Sở Tài chính-Vật giá cân đối từ ngân sách của tỉnh. Chính vì vậy, việc chi trả rất chậm trễ và không kịp thời. Có thời kỳ do không làm tốt công tác lập dự toán, quản lý đối tượng không chặt chẽ, nhất là các đối tượng đã chết hoặc hết hạn hưởng nên tình trạng tham ô, lạm dụng nguồn quỹ đã xảy ra gây bất bình trong xã hội.

Từ ngày 01/9/1995, do cơ chế quản lý BHXH thay đổi, nguồn kinh phí để chi trả các chế độ BHXH được BHXH Việt Nam đảm bảo đầy đủ, kịp thời, bên cạnh đó, BHXH Thanh Hoá đã có nhiều đổi mới trong tổ chức quản lý chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là chỉ đạo BHXH cấp huyện linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức chi trả trực tiếp, gián tiếp; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập danh sách chi trả; thực hiện tốt công tác lập dự toán, công tác quản lý đối tượng tăng giảm; kiểm soát chặt chẽ từ khâu quản lý đối tượng, quản lý kinh phí, đến khâu vận chuyển tiền mặt từ Ngân hàng Nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024