Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 8


phường. Đây là hình thức chi trả đã được ngành Lao động TB&XH và ngành Tài chính áp dụng thực hiện ở Thanh Hoá từ trước khi chưa thành lập hệ thống BHXH đến nay.

Thời gian qua việc thực hiện chi trả thông qua các Ban đại diện chi trả xã, phường đã đạt được một số kết quả.

i) Đảm bảo chi trả đồng loạt, đầy đủ cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Năm 2007, số tiền chi trả bình quân hàng tháng trên 141 tỷ đồng.

ii) Ban đại diện chi trả là cầu nối cho sự phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền địa phương và cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng, kinh phí và xác lập thủ tục hồ sơ để giải quyết chế độ tử tuất cho đối tượng hưởng BHXH qua đời. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng gian lận của một số đối tượng hưởng chế độ BHXH. Chẳng hạn tình trạng hưởng BHXH ở hai nơi cư trú, hoặc chuyển hồ sơ hưởng chế độ đến những nơi có hệ số phụ cấp khu vực cao mặc dù đối tượng không sinh sống ở đó, hoặc chậm kê khai giảm đối tượng hưởng BHXH.

iii) Ban đại diện chi trả tham gia giải thích chế độ chính sách BHXH đối với các đối tượng hưởng BHXH ở xã, phường. Điều đó làm giảm đáng kể các trường hợp thắc mắc, khiếu nại về chính sách BHXH ở các cơ quan BHXH.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, thực tế chi trả và các số liệu điều tra năm 1999 và năm 2000, cho thấy công tác quản lý cấp phát chi trả BHXH ở các Ban đại diện chi trả xã, phường thị trấn còn bộc lộ một số hạn chế.

Một là, công tác bảo quản tiền mặt chưa an toàn. Năm 1998, tại huyện Hậu Lộc, Ban đại diện chi trả của một xã đã để xảy ra việc mất tiền trên đường vận chuyển. Phương tiện dùng để vận chuyển tiền chủ yếu bằng xe đạp. ở các huyện đồng bằng và ven biển, có tới 55% số xã vận chuyển tiền bằng xe đạp. Con số đó ở vùng trung du là 72,2% và ở vùng miền núi là 29,3%. Có 8,6% số xã dùng xe công cộng, 5 % số xã phải đi bộ để vận chuyển tiền. Tiền mặt sau khi lĩnh về, chỉ có 15% các Ban đại diện chi trả ở các huyện vùng biển; 8,6% Ban đại diện chi trả ở các huyện miền núi để tại UBND xã và tiến hành chi trả, còn phần lớn các Ban đại diện chi trả mang về nhà riêng, sau đó mới chi trả cho các đối tượng. Số này chiếm 62,5% ở khu vực thành thị; 79,3% ở các huyện miền núi; 85% ở các huyện đồng bằng và ven biển; 100% ở các huyện vùng trung du. Trong khi đó, hầu hết các Ban


đại diện chi trả của xã, phường đều không có két sắt để bảo quản tiền mặt. Theo kết quả điều tra năm 1999, trong 20 xã được điều tra chỉ có 01 xã có két sắt. Phương tiện để bảo quản tiền mặt của các Ban đại diện chi trả xã, phường chủ yếu là tủ gỗ, thùng sắt hoặc các vật dụng khác. Số này chiếm tới 43,75% ở khu vực thành thị; 75% ở các huyện đồng bằng và ven biển; 48,3% ở các huyện miền núi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Hai là, hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán chi trả thiếu chặt chẽ, không đảm bảo các yêu cầu quy định. Thực tế cho thấy, việc chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng ở một số Ban đại diện chi trả còn qua nhiều khâu trung gian. Từ Ban đại diện chi trả xã, phường, tiền được chia xuống các tổ rồi từ các tổ mới cấp phát cho đối tượng. Việc chi trả như vậy gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Chứng từ chi BHXH lưu trữ qua nhiều khâu, danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH do cơ quan BHXH lập chi tiết cho từng đối tượng ký nhận nhưng thực tế trên danh sách lại chủ yếu là các Ban đại diện chi trả xã, phường hoặc các tổ chi trả ký nhận. Đối tượng hưởng BHXH lại ký nhận vào danh sách chi trả do các tổ lập ra hoặc Ban đại diện lập cho các tổ và ký vào phiếu lĩnh lương hưu hoặc trợ cấp BHXH. Tình trạng nhận thay cho đối tượng đi vắng lâu ngày vẫn còn khá phổ biến.

Ba là, việc thực hiện chế độ báo cáo tăng, giảm số đối tượng hưởng BHXH, thanh quyết toán kinh phí BHXH giữa các Ban đại diện chi trả với BHXH cấp huyện chưa kịp thời, thường còn rất chậm. Phần lớn các Ban đại diện chi trả xã, phường thường kết hợp đi lấy lương hưu, trợ cấp BHXH và tiền trợ cấp người có công của ngành Lao động TBXH để cấp cho đối tượng cùng một lúc. Do đó, thời gian chi trả cho đối tượng hưởng BHXH bị kéo dài. Theo đó, công tác thanh quyết toán chi BHXH của các Ban đại diện chi trả xã, phường với cơ quan BHXH cấp huyện càng chậm hơn. Công tác báo giảm số đối tượng hưởng BHXH thực hiện chưa tốt. Hiện tại, vẫn còn một vài Ban đại diện chi trả chậm báo cắt giảm những trường hợp đối tượng hưởng BHXH đã chết do cảm tình cá nhân. Một số trường hợp đối tượng vắng mặt lâu ngày đã quá thời gian uỷ quyền nhưng Ban đaị diện chi trả vẫn chi trả cho gia đình.

Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 8


Bốn là, trình độ nghiệp vụ của những người làm công tác chi trả tại các Ban đại diện chi trả xã, phường còn nhiều bất cập, không đáp ứng yêu cầu. Những người làm công tác chi trả tại các Ban đại diện chi trả xã, phường phần lớn không được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Theo kết quả điều tra năm 2000, trong số 1383 người làm công tác chi trả tại 608 Ban đại diện chi trả xã, phường, có đến 56% không được đào tạo cơ bản, chỉ có 3,9% có trình độ đại học, 35% có trình độ trung cấp các loại, 6,4% có trình độ sơ cấp. Phần lớn những người làm việc này đã cao tuổi. Có đến 33,8% số người có độ tuổi 50 đến 60; 15,1% số người trên 60 tuổi. Do vậy, phần lớn thao tác nghiệp vụ chậm, báo cáo chậm, sổ sách biểu mẫu tẩy xoá, sửa chữa không đúng quy định.

Năm là, mức thù lao cho những người làm công tác chi trả ở khu vực miền núi còn rất thấp vì đối tượng, kinh phí rất ít. Mặc dù BHXH tỉnh đã điều chỉnh tỷ lệ chi lệ phí chi trả với mức cao nhất, song cũng chưa phù hợp với thực tế khó khăn ở cơ sở, chưa bù đắp được những chi phí tối thiểu của họ trong quá trình làm nhiệm vụ.



Hoá

2.3. Đánh giá chung về phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh


2.3.1. Những thành công

Việc phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hoá thời gian qua đã đóng góp

quan trọng trong việc hình thành nguồn quỹ tập trung, thống nhất, ổn định, đảm bảo thực hiện kịp thời các chế độ chính sách BHXH cho người lao động khi có yêu cầu. Kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Có bốn thành công chính sau đây:

Một là, phân cấp quản lý đã làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan BHXH các cấp và các đơn vị sử dụng lao động, người hưởng chế độ, chính sách BHXH, nhất là các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi trong quản lý thu, chi BHXH. Điều đó tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và người lao động.

Việc phân cấp quản lý chi BHXH đã phân định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị trong việc quản lý quỹ BHXH. Trong đó cấp Trung ương có nhiệm vụ ban hành các


quy định quản lý và đảm bảo đủ nguồn kinh phí. Cấp tỉnh, huyện có nhiệm vụ tiếp nhận kinh phí và phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức chi trả. Các Ban đại diện chi trả xã, phường có nhiệm vụ chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn (gần 13 vạn) trên một địa bàn rộng (634 xã, phường thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố).

Hai là, phân cấp quản lý thu, chi BHXH đã góp phần thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình công tác ở từng cấp. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bằng sổ BHXH và phân cấp việc quản lý sổ BHXH cho các đơn vị gắn với phân cấp quản lý thu là một biện pháp rất khoa học. Điều đó, giúp cho cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ, tránh được sai sót, nhầm lẫn, kiểm soát được diễn biến tiền lương, ngành nghề, công việc của người lao động, làm cơ sở cho việc giải quyết các chế độ BHXH. Người lao động tham gia BHXH được ghi nhận kịp thời quá trình đóng BHXH vào sổ BHXH cũng rất phấn khởi, thuận lợi khi chuyển địa điểm làm việc hoặc địa bàn công tác.

Ba là, việc phân cấp thẩm quyền quản lý thu, chi BHXH về cơ bản phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BHXH. Điều đó góp phần nâng cao hiệu lực và năng lực quản lý, hạn chế được những chồng chéo trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời phát huy được hiệu lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát và khai thác, quản lý đối tượng tham gia và hưởng BHXH. Phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở Thanh Hoá đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi BHXH, tránh được những sai sót hoặc thất thoát nguồn quỹ BHXH như trước đây.

Bốn là, việc phân cấp quản lý thu BHXH đã thúc đẩy khai thác tối đa đối tượng người lao động làm việc tại các đơn vị, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, các lĩnh vực tham gia BHXH. Theo đó, hình thành được nguồn quỹ tập trung, thống nhất tại cấp Trung ương, tạo ra nguồn tài chính vững chắc để đảm bảo phục vụ chi trả cho các đối tượng tham gia BHXH khi có nhu cầu hưởng BHXH. ở Thanh Hoá, mặc dù địa bàn rộng, đối tượng tham gia BHXH phân tán, nhưng việc thực hiện phân cấp quản lý đã giúp BHXH tỉnh Thanh Hóa quản lý được hầu hết các đơn vị ở các lĩnh vực hoạt động và quản lý từng người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, việc phân cấp quản lý


cũng tạo điều kiện cho các đối tượng tự nguyện được tham gia BHXH. Số đơn vị và người lao động đăng ký tham gia BHXH ngày càng tăng.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công quan trọng, phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở Thanh Hoá trong thời gian qua còn có những hạn chế đáng quan tâm.

Một là, phân cấp quản lý thu, chi BHXH hiện nay ở Thanh Hoá mới được thực hiện đến cấp huyện. Điều đó đã tạo ra tình trạng quá tải trong quản lý thu, chi BHXH ở cấp huyện. ở cấp xã, phường hiện chưa có cơ quan quản lý thu, chi BHXH. Quản lý thu BHXH của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn huyện do BHXH huyện thực hiện. Với khối lượng công việc quá lớn, các đầu mối thu BHXH không tập trung, BHXH huyện rất khó quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Do đó, tình trạng trốn tránh đóng BHXH và nợ đọng tiền BHXH của các đơn vị sử dụng lao động vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa được tham gia vẫn còn. Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể tham gia BHXH còn quá thấp so với thực tế. Công tác quản lý thu BHXH đối với cán bộ xã ở các xã, phường chưa vững chắc. Công tác cấp phát sổ BHXH chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Công tác quản lý quỹ lương trích nộp BHXH chưa tốt, công tác chỉ đạo chưa đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.

Hai là, việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH do Ban đại diện chi trả xã, phường thực hiện cũng làm cho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH kém hiệu quả. Với số đối tượng hưởng BHXH quá lớn, địa bàn rộng, chi trả bằng tiền mặt, việc chi trả của Ban đại diện chi trả xã, phường rất khó được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện cho đối tượng hưởng BHXH. Nguy cơ mất an toàn trong quá trình chi trả rất lớn...

Ba là, phân cấp quản lý thu, chi BHXH chưa đảm bảo thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý. Điều đó hạn chế hiệu quả quản lý thu, chi BHXH ở các cấp. Đây là một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng gian lận, vi phạm chế độ chính sách BHXH chậm được xử lý và khắc phục.

Bốn là, phân cấp quản lý cán bộ hiện nay còn chưa hợp lý hạn chế đến việc nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ BHXH. Việc phân bổ biên chế còn chưa phù hợp với yêu cầu


nhiệm vụ và đặc điểm về địa giới, địa lý của từng địa phương. Mặt khác, do việc tiếp nhận bàn giao nguyên trạng đội ngũ cán bộ từ các ngành, đồng thời việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thuyên chuyển cán bộ trong hệ thống BHXH tỉnh do Giám đốc BHXH tỉnh đảm nhiệm nên việc tuyển chọn, đào tạo khó chính xác, chậm trễ. Các đơn vị BHXH cấp huyện thường bị động trong khâu bố trí, sử dụng cán bộ.

2.3.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội

* Nguyên nhân của những thành công.

Một là, chế độ chính sách BHXH được Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển về BHXH của các quốc gia trên thế giới. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định để chính sách BHXH đi vào cuộc sống.

Hai là, trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh, BHXH Thanh Hoá luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các ban, ngành có liên quan; đặc biệt là sự chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên và toàn diện của BHXH Việt Nam. Đó là ngoại lực quan trọng để BHXH Thanh Hoá hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Ba là, BHXH Thanh Hoá đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Đó là giải pháp tích cực ứng dụng công nghệ tin học trong các hoạt động nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi BHXH; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BHXH. Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả việc phân cấp thu, chi BHXH.

* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

Một là, nhận thức và tư duy về cơ chế quản lý mới về BHXH của chủ sử dụng lao động, người lao động chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn. Mặt khác, Thanh Hoá có địa bàn rộng, dân số đông, với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đa phần đồng bào dân tộc


sống tập trung ở khu vực miền núi, có nhiều khó khăn, vì vậy nhận thức về BHXH rất hạn chế. Chính vì vậy, tính tự giác, tích cực và ý thức chấp hành Luật BHXH chưa cao.

Hai là, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá phát triển còn chậm so với cả nước. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cơ chế mới còn yếu, thu nhập bình quân của người lao động thấp, sức ép về việc làm quá lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ như các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất hàng giày da, may mặc, xây dựng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh đang trong giai đoạn chuyển đổi, sắp xếp lại. Do đó khó có điều kiện để thực hiện chế độ, chính sách BHXH một cách đầy đủ, nghiêm túc.

Ba là, do địa bàn quá rộng, đối tượng quản lý khá lớn, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm được đổi mới. Nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách BHXH của các bộ, ngành có liên quan còn chậm và còn nhiều điểm bất hợp lý.

Bốn là, BHXH tỉnh chưa được chủ động trong việc phân cấp quản lý thu, chi BHXH trên một số mặt. Chẳng hạn, BHXH tỉnh chưa có quyền phân cấp thẩm quyền giải quyết chế độ chính sách, phân cấp kiểm tra, kiểm soát thu, chi BHXH cho cấp huyện.

Những hạn chế trong phân cấp quản lý thu, chi BHXH với những nguyên nhân đã được chỉ ra trên đây là những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.


Chương 3


Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa


3.1. Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới

3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tới

3.1.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nền kinh tế nước ta trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO sẽ có sự tác động trực tiếp, toàn diện vào các thị trường hàng hoá, tiền tệ và thị trường lao động trong nước. Sự tác động này sẽ tạo ra một động lực mới, một không gian mới cho sự cạnh tranh và phát triển, thúc đẩy nhanh chóng cho mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động dân cư, thị trường lao động và quan hệ lao động phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên. Đây chính là cơ sở để mở rộng thu hút hơn nữa các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của quá trình này cũng đồng thời xuất hiện. Sự cạnh tranh sẽ kéo theo sự thua lỗ, phá sản của một số doanh nghiệp làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp, sức ép và cường độ việc làm ngày càng lớn. Chính vì vậy BHXH trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế lại càng có một vai trò rất quan trọng. Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [19]. Tuy nhiên, sự phát triển của BHXH phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc xác định mục

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí