Kinh Nghiệm Bảo Hiểm Xã Hội Của Một Số Tỉnh


nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Định hướng phát triển BHXH khi Việt Nam gia nhập WTO đã được Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X nêu rõ: Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp… Phát triển và nâng cao chất lượng BHYT, xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân; phát triển mạnh loại hình BHYT tự nguyện, BHYT cộng đồng. Mở rộng toàn diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám chữa bệnh theo BHYT. Hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Đổi mới phương thức thanh toán viện phí qua quỹ BHYT.

Quán triệt định hướng của Đảng, những nhiệm vụ cần phải đạt được của hệ thống BHXH trong những năm tới là: Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH, trong đó cần chú trọng triển khai chế độ BHXH tự nguyện và chế độ BHXH thất nghiệp; triển khai đa dạng và linh hoạt cả loại hình BHXH, BHYT bắt buộc và BHXH, BHYT tự nguyện cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT. Tăng nhanh nguồn thu của quỹ từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, BHYT. Thực hiện chi trả đúng, chi đủ và chi kịp thời các chế độ BHXH hiện hành. Không ngừng nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT, đảm bảo mức sống của người về hưu gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Sự hội nhập kinh tế thế giới sẽ kéo theo sự di chuyển nguồn lao động từ trong nước ra nước ngoài cũng như dòng lao động từ nước ngoài vào nước ta. Tương ứng như vậy, việc đóng góp tham gia BHXH cũng như quyền lợi về BHXH của người lao động Việt Nam tại nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải được đảm bảo theo hướng phù hợp với


chính sách BHXH của nước sở tại: cụ thể các chế độ ngắn hạn như: chế độ khám chữa bệnh khi ốm đau, khi bị tai nạn lao động... và chế độ dài hạn như: hưu trí, tử tuất. Điều đó đã đặt ra trách nhiệm cho Nhà nước ta phải ký kết các hiệp định khung về BHXH với các nước có yếu tố về sử dụng lao động đồng thời với các quy định về luật pháp lao động khác.

Hoạt động BHXH là điều tiết thu nhập từ lao động của những người lao động trong một khoảng nhất định. Vì vậy, trong Luật BHXH ban hành đã quy định mức giới hạn trên làm căn cứ tham gia BHXH là không quá 20 lần mức lương tối thiểu chung (được hiểu là mức lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước). Vậy những người có mức thu nhập vượt mức kể trên thì có thể tiếp tục tham gia BHXH theo hình thức nào nữa không? Đây là vấn đề cần đặt ra vì trong quá trình hội nhập, số người có thu nhập cao vượt giới hạn trên làm căn cứ đóng BHXH không phải là ít. Và ở các nước công nghiệp phát triển người ta đã có lời giải cho bài toán này bằng loại hình BHXH tự nguyện mà chúng ta có thể tham khảo và vận dụng.

Tác động của thị trường y tế cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người tham gia BHYT. Khi thị trường hàng hoá mở rộng, nguồn thuốc cung cấp cũng dồi dào và phong phú, đó là cơ hội để chúng ta chống độc quyền trong việc cung cấp thuốc và loại trừ các đợt sốt giá thuốc như trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng thuốc cũng như quản lý việc xuất nhập khẩu thuốc cũng cần tiến hành thường xuyên mới đảm bảo được quyền lợi cho người bệnh. Chúng ta cũng tính đến những khả năng đầu tư nước ngoài trong việc lập ra các bệnh viện, phòng khám trong nước nhằm giảm sự căng thẳng về cung cầu, chỗ khám chữa bệnh hiện nay.

Điều đáng quan tâm nữa là phải nâng cao công nghệ quản lý của bộ máy BHXH Việt Nam theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính, sử dụng công nghệ thông tin ngay từ các khâu thu và chi trả các chế độ BHXH, hạn chế sử


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

dụng bằng tiền mặt, cần chuyển khoản thông qua hệ thống ngân hàng. Việc gia nhập WTO sẽ là cú hích cho chúng ta sớm thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, một mặt là đảm bảo cuộc sống ổn định của cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động, mặt khác cũng chính là nhằm mở rộng phạm vi điều tiết xã hội của Nhà nước trong tiến trình xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.3. Kinh nghiệm Bảo hiểm xã hội của một số tỉnh

Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 6

1.3.1. Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc của Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông á, Đông Nam á và thế giới. Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.

Với các tỉnh bạn trong nước, Quảng Ninh có hơn 300 km giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18 đi qua địa bàn của tỉnh.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Quảng Ninh, với chính sách

phát triển các thành phần kinh tế, những năm của thời kỳ đổi mới lực lượng


lao động tham gia các loại hình kinh tế ngày càng đông đảo, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong ngành dịch vụ, du lịch và kinh tế nhà nước trong ngành khai thác, chế biến xuất khẩu than. Đây chính là thị trường lớn cho hoạt động BHXH phát triển.

Để thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cơ quan BHXH tỉnh đã quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản hướng dẫn của ngành BHXH. Đồng thời, xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức đơn vị trên địa bàn có kế hạch công tác phù hợp. Cụ thể, phân công chuyên trách cán bộ theo dõi các mảng công tác. Ngoài nhiệm vụ chi trả BHXH hàng tháng, BHXH phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hôi phụ nữ...cử người phối hợp theo dõi, động viên đóng BHXH đúng chế độ và thời gian. Có chế độ khen thưởng kịp thời, đồng thời phát hiện và thông báo những cơ quan, đơn vị chậm nộp bảo hiểm hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm. Việc làm công khai minh bạch, kịp thời được dư luận ủng hộ. Do đó liên tục qua các năm, BHXH Quảng Ninh hoàn thành và vượt mức kế hoạch.

Năm 2008 BHXH tỉnh Quảng Ninh được BHXH Việt Nam giao kế hoạch thu là 903 tỷ đồng, tăng 233 tỷ đồng so với năm 2007. Xác định công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành cho nên ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã thực hiện giao kế hoạch cụ thể cho từng cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố và thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc công tác thu, nộp BHXH. Tính đến ngày 15/6/2008 toàn tỉnh đã thu được 334 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch năm. Ước đến 30/6/2008 thu được 406 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch năm, tăng 63 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Cách thức thực hiện về công tác chi trả cụ thể như sau: các phường có số đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH lớn, địa bàn rộng được chia thành nhiều điểm chi để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đến lĩnh tiền và giúp cho


công tác quản lý chi trả chặt chẽ và an toàn. Sự phối kết hợp giữa phường, xã, với cơ quan BHXH trong công tác quản lý chi trả ngày càng tốt hơn.

Với công tác mở rộng đối tượng, duy trì thường xuyên chuyên mục “Bảo hiểm xã hội với cuộc sống” trên sóng của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, mỗi tháng một lần với nội dung tuyên truyền về: Luật BHXH, BHYT tự nguyện, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết chế độ chính sách của ngành. Phối hợp với LĐLĐ tỉnh xuất bản cuốn Sổ tay tuyên truyền Bộ luật lao động và Luật BHXH.

1.3.2. Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa là tỉnh Bắc trung bộ, có diện tích tự nhiên rộng lớn 11.106.09 km2, là tỉnh có cả vùng núi miền cao biên giới, vùng đồng bằng và miền biển, xếp thứ năm về diện tích cả nước. Dân số Thanh Hóa đến năm 2006 là

3.701.297 người, xếp thứ 2 trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ dân số trung bình 328 người/km2. Về tổ chức hành chính, gồm 27 đơn vị hành chính cấp huyện (24 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã), với 637 đơn vị hành chính cấp xã. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ gia tăng cao.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh, ngành BHXH căn cứ vào điều kiện cụ thể để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác. Trong đó tập trung ngay từ khâu tổ chức, bố trí cán bộ theo hệ thống mạng lưới, đặc biệt chú ý đến địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Ngoài việc tổ chức dịch vụ chi trả BHXH theo tuyến huyện, xã, ngành còn phân theo khu vực cụ thể để có chính sách cho phù hợp. Đối với thành phố, thị xã, những khu vực đối tượng tham gia BHXH đông, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu suất công tác. Đối với vùng núi, đi lại


khó khăn, ngành BHXH kết hợp cơ chế ba bên: cán bộ của ngành, cán bộ chuyên trách cơ sở và cán bộ địa phương để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Điểm đáng lưu ý ở Thanh Hóa là công tác tuyên truyền hướng dẫn và phổ biến kiến thức. Ngành trích quỹ thường xuyên để tổ chức các ấn phẩm, các trang tin cũng như công tác tuyên truyền qua đài phát thanh, vô tuyến truyền hình thành bản tin cố định có mở rộng. Ngoài việc tuyên truyền phổ biến, còn bổ sung thêm, đưa thông tin những đơn vị có nhiều thành tích thực hiện công tác này. Đồng thời nhắc nhở những cá nhân, tổ chức chưa có ý thức chấp hành tốt công tác BHXH.

Kết quả là, BHXH Thanh Hóa đảm bảo chỉ tiêu cấp phát và chỉ tiêu tăng trưởng nguồn thu BHXH trong điều kịên thu nhập của dân cư còn thấp và địa bàn công tác gặp nhiều khó khăn. Từ đó, gây được niềm tin tưởng trong nhân dân, góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Từ kinh nghiệm thực tế ở Thanh Hóa và Quảng Ninh về những thành tích

đạt được trong công tác BHXH có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, công tác tổ chức, ngoài tổ chức biên chế theo quy định của ngành nói chung, tỉnh phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể để bố trí lực lượng cán bộ thực hiện công tác BHXH cho phù hợp. Đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn cần có cán bộ chuyên trách giải quyết công việc theo định kỳ.

Hai là, công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và đề cao ý nghĩa, tác dụng của việc tham gia BHXH, coi đó như quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, giúp cho nhân dân hiểu được, không chỉ là cán bộ công chức nhà nước mà công dân trong mọi thành phần kinh tế đều được hưởng quyền bình đẳng về BHXH nếu chấp hành đúng pháp luật và


tuân thủ nguyên tắc về BHXH. Góp phần nâng cao ý thức cộng đồng và ổn định xã hội.

Ba là, hiện đại hóa phương tiện làm việc của ngành. ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại để nâng cao hiệu suất công tác, giải quyết nhanh chóng các thủ tục phát sinh, từng bước cải cách thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho dân khi giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm nói chung.

Bốn là, phối hợp tốt với các tổ chức quần chúng, đoàn thể để thực hiện BHXH nhằm phát hiện nhanh chóng những bất cập trong quá trình cấp phát và mở rộng đối tượng, đặc biệt quản lý đối tượng thu đúng, đủ và kịp thời. Đồng thời có chế độ khen thưởng bằng vật chất thỏa đáng để động viên khuyến khích và sử phạt theo chế tài đối với hành vi cố tình không đóng hoặc trốn tránh nghĩa vụ BHXH.

Kết luận chương 1

Xuất phát từ việc nghiên cứu BHXH, vị trí, vai trò của BHXH trong nền sản xuất - xã hội nói chung. Đồng thời phân tích những đặc trưng cơ bản của BHXH, những vấn đề về bản chất nhân văn của BHXH nói chung, của BHXH Việt Nam nói riêng. Từ đó, khẳng định BHXH là lĩnh vực kinh tế cần thiết nhằm bảo đảm sự vận động và phát triển xã hội bình ổn. Chương này đi sâu phân tích thêm những nhân tố ảnh hưởng và tác động đến hoạt động BHXH dưới các cách tiếp cận khác nhau. Mục đích để chỉ ra BHXH thuộc lĩnh vực tài chính nhà nước khác với chính sách xã hội nhưng có nét tương đồng. Hoạt động BHXH phát triển sẽ có tác dụng lan tỏa góp phần thực hiện mục tiêu chung của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện mục tiêu tổng quát trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm về BHXH của hai tỉnh có nét tương đồng và đạt được nhiều thành tích về hoạt động BHXH trong những năm qua để rút ra những bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động BHXH ở Ninh Bình tốt hơn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí