Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 12


điều trị, đồng thời việc xác định để thanh toán gặp nhiều khó khăn và dễ bị

lạm dụng cũng được đưa vào quyền lợi để quĩ BHYT thanh toán.

Khoản chi phí thuốc trong KCB BHYT với cách quản lý như hiện nay là giao tất cả cho cơ sở KCB BHYT thì chất lượng thuốc và giá thuốc không thể kiểm soát được. Do vậy, đã có tình trạng giá thuốc thanh toán BHYT cao hơn 30% so với giá thị trường trong cùng thời điểm (như BV Bạch Mai, BV Bình Định). Để khắc phục tình trạng trên, trong khi Nhà nước chưa có cơ chế quản lý giá thuốc chung toàn quốc, BHXH Việt Nam muốn được phép quản lý và cung ứng thuốc BHYT để các loại thuốc đều được đấu thầu, giá thuốc thống nhất trong toàn quốc, đảm bảo sự công bằng về giá thuốc giữa các vùng miền, có sự chọn lọc ưu tiên sử dụng thuốc nội, chi phí thuốc BHYT được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Đối với tỉnh Ninh Bình, tính đến thời điểm hiện nay, trên điạ bàn tỉnh có khoảng trên 400.000 thẻ BHYT, tăng so với năm 2005 là 30%, chiếm tỷ lệ 45% dân số cả tỉnh. Tổng chi phí quỹ BHYT (bao gồm cả chi phí đa tuyến Trung ương, khám chữa bệnh tự chọn) là trên 11,1 tỷ đồng, bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT 2,2 tỷ. Đặc biệt trong số các cơ sở vượt quỹ có bệnh viện đa khoa tỉnh vượt trên 1,4 tỷ đồng, bệnh viện thị xã Tam Điệp, bệnh viện Quân Y 5 mỗi cơ sở đều vượt khoảng trên dưới 30 triệu đồng…chiều hướng chi khám chưã bệnh BHYT ngày càng tăng nhanh, nhất là sau khi chính phủ ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về BHYT [6, tr.6].

Nguyên nhân khách quan và quan trọng nhất dẫn tới việc bội chi quĩ BHYT đó là việc năm 2005, chính phủ ban hành nghị định mới về BHYT trong đó có việc mở rộng tối đa quyền lợi cho người tham gia BHYT. Hai nội dung mở rộng quyền lợi có ảnh hưởng tới việc gia tăng mạnh chi phí khám chữa bệnh là việc bỏ cùng chi trả 20% và bỏ trần thanh toán nội trú ở các cơ sở khám chữa bệnh. Người bệnh không cần phải kiểm soát các dịch vụ kỹ thuật, chi phí khám chữa bệnh. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác tham gia vào việc


gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT là cơ sở KCB tăng cường trang thiết bị y tế hiện đại chi phí cao, danh mục sử dụng thuốc do Bộ y tế ban hành quá rộng rãi. Nhiều dịch vụ và dịch vụ kỹ thuật cao theo phân tuyến của Bộ y tế chưa được triển khai thực hiện tại các bệnh viện trong tỉnh. Vì thế, bệnh nhân được chuyển lên điều trị tại tuyến Trung ương nhiều, chi phí lớn. Số lượng thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao, trên 52.000 thẻ, bình quân đơn và bệnh án cao hơn tuyến dưới dẫn đến chi phí lớn. Đồng thời, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH chưa chặt chẽ, có tình trạng người lao động ở các đơn vị không có việc làm ổn định, đi khám chữa bệnh ngoại trú tràn lan để được lĩnh thuốc BHYT tại cơ sở KCB. Và vừa có chứng từ thanh toán nghỉ ốm với cơ quan BHXH cũng là một nguyên nhân gây nên việc bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT. Như trường hợp công ty may xuất khẩu Ninh Bình, cơ quan BHXH kiểm tra có hiện tượng công nhân có giấy nghỉ ốm bệnh viện đa khoa tỉnh để nghỉ hưởng BHXH nhưng vẫn đi làm, bảng chấm công hàng ngày bị tẩy xóa, sửa chữa để hợp lý hóa việc nghỉ ốm tràn lan của công nhân. Có một thực tế là nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, nhưng mức thẻ BHYT với mệnh giá thấp, trong khi giá các dịch vụ kỹ thuật, giá thuốc, vật tư có chiều hướng tăng, cũng là một nguyên nhân dẫn tới nguy cơ không đảm bảo nguồn quỹ BHYT.

Bốn là, mô hình tổ chức bộ máy quản lý đang bộc lộ những bất cập.

Mặc dù ngành đã nỗ lực nhiều trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH và đạt được những kết quả khả quan, nhưng hoạt động quản lý BHXH vẫn còn một số bất cập cần tìm giải pháp khắc phục. Trong đó, có những bất cập khách quan cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Thứ nhất, mô hình Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương tương ứng với tổ chức hành chính. Hoạt động quản lý chủ yếu dựa vào phương thức quản lý


Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 12

hành chính thủ công truyền thống. Nhận thức được những hạn chế của mô hình tổ chức, ngành BHXH đã có những nỗ lực để hạn chế tình trạng hành chính hoá trong quản lý BHXH như giảm thủ tục hành chính, thực hiện một cửa trong tiếp nhận, giải quyết các chế độ BHXH. Đồng thời đưa CNTT vào quản lý đối tượng hưởng BHXH hàng tháng, chuyển đổi tác phong hành chính sang tác phong phục vụ v.v..., nhưng hiệu quả quản lý vẫn còn thấp. Điều đó là tất yếu và tự nhiên đối với một tổ chức vừa mới được hình thành trong điều kiện các cơ chế, chính sách nhất là các chính sách an sinh xã hội, các thể chế của nền kinh tế thị trường đang từng bước định hình như nước ta hiện nay.

Phương thức quản lý BHXH thủ công nên đã chi phối hầu hết các quy

trình, tác nghiệp quản lý.

Các mối quan hệ (bao gồm cả quan hệ ngang và dọc) trong quá trình quản lý đều chưa được liên kết, liên thông một cách chặt chẽ để trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của tổ chức Bảo hiểm xã hội các cấp.

Phương thức quản lý thủ công là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên các lĩnh vực công tác của ngành như: Quản lý thu BHXH, quản lý đối tượng tham gia BHXH; quản lý chế độ chính sách BHXH; quản lý chi BHXH; quản lý phiếu khám chữa bệnh (KCB) và chi phí KCB, quản lý tài chính BHXH v.v…

Thứ hai, đối tượng, phạm vi BHXH đang được mở rộng theo Luật BHXH. Đối tượng tham gia BHYT cũng đang được Chính phủ nghiên cứu sửa đổi theo hướng đồng bộ với đối tượng tham gia BHXH và từng bước mở rộng phạm vi nhằm thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Sự gia tăng về đối tượng đã mở ra hướng phát triển mới đầy triển vọng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách


thức khi mở rộng đối tượng, phạm vi BHXH. áp lực của sự gia tăng về đối tượng tham gia BHXH sẽ làm cho bộ máy quản lý vận hành gặp nhiều khó khăn, nặng nề nếu không có sự chuyển đổi thích ứng.

Thứ ba, dưới tác động của xu thế hội nhập, cơ chế thị trường và hiệu ứng lan toả của những dịch vụ công, đối tượng đang tham gia và hưởng BHXH đòi hỏi sự cung cấp, bảo đảm những dịch vụ tốt nhất từ phía tổ chức BHXH. Đó là đòi hỏi khách quan, phù hợp thời đại.

Từ mô hình tổ chức bộ máy theo ngành dọc như trên của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Ninh Bình áp dụng nguyên mẫu, trong thực tế nảy sinh những bất cập, đặc biệt là sự không đồng đều về dân số, điều kiện vật chất - kỹ thuật và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giữa các đầu mối. Đối với vùng xa, vùng khó khăn thì sự phối hợp càng phức tạp và tính liên kết thiếu chặt chẽ. Do đó, hàng năm khi tổng kết có sự khác biệt nhau về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung mà ngành BHXH giao cho.

2.2.3.1. Nguyên nhân

Thực trạng về kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đối với BHXH Ninh Bình ngoài những nguyên nhân trực tiếp đã trình bày trên, khái quát hơn có những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Về chủ quan:

Đầu tiên là, nhận thức của đối tượng. Có một số người lao động nhận thức chưa được đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi và lợi ích của họ khi họ tham gia BHXH. Đặc biệt có một bộ phận người lao động vẫn còn thói quen, nếp sống thời bao cấp muốn ỷ lại ngân sách Nhà nước, muốn hưởng BHXH nhưng lại không muốn đóng góp. Một số trường hợp khác lại do tâm lý sợ mất việc làm nên không giám đấu tranh đòi quyền lợi, buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho mình. Bên cạnh đó có một số người lao động lại


muốn tham gia BHXH, được chủ sử dụng cho phép nhưng lại không có ý định tham gia vì mức thu nhập hiện tại của họ quá thấp, không đủ cho họ trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Thực ra, có nhiều người lao động nghĩ rằng đóng BHXH là một quá trình tích lũy của họ trong suốt quá trình lao động nhưng đến khi rủi ro xảy ra hay khi nghỉ hưu thì khoản tiền họ thu về được lại ít hơn nhiều so với số tiền họ đã đóng. Chính vì vậy họ không mặn mà với BHXH.

Hai là, xuất phát từ người sử dụng lao động. Có rất nhiều cơ quan đơn vị, doanh nghiệp không muốn đóng BHXH cho người lao động nhằm tận dụng nguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, họ luôn tìm mọi cách né tránh như: Thuê mướn công nhân, lao động theo tính thời vụ, thuê lao động làm việc dưới 3 tháng hoặc trên 3 tháng nhưng lại cố tình chậm trễ trong việc ký kết Hợp đồng với lý do đó là thời gian thử việc. Lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động về các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, lợi dụng việc không có chế tài quy định chặt chẽ buộc họ phải tham gia BHXH. Một số doanh nghiệp vẫn tuyên truyền với người lao động là họ sẽ đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH cho người lao động nhưng thực tế là họ lại tham gia loại hình bảo hiểm khác có số chi phí ít hơn như mua bảo hiểm sinh mạng có thời hạnBên cạnh những đơn vị cố tình không đóng BHXH thì cũng có nhiều đơn vị mong muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng lại không thực hiện được do tình hình sản xuất kinh doanh trên những lĩnh vực gặp đầy rủi ro nên khả năng tài chính thường không ổn định, nguồn vốn kinh doanh không đủ đóng BHXH liên tục cho người lao động.

Ba là, về vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể. Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng ở các doanh


nghiệp trốn, nợ BHXH, đặc biệt trong khu vực ngoài quốc doanh, các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ vừa thiếu, vừa yếu, thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Tiếng nói của cán bộ công đoàn kiêm nhiệm hưởng lương chưa đủ sức mạnh buộc doanh nghiệp thực hiện đúng luật, chưa kể nhiều công đoàn cơ sở hoạt động lơ là, tắc trách, mặc kệ doanh nghiệp làm trái luật.

Bốn là, do quản lí kém. Đó chính là việc đề ra cơ chế, chính sách, các chế độ ban hành chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế, quá trình triển khai chậm chạp, và còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ví dụ, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các cơ quan Nhà nước chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng cuả thành phần kinh tế này, nên còn thiếu sự phối kết hợp trong chỉ đạo quản lí. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí người lao động, và chính bản thân họ cũng tìm cách tránh né tham gia BHXH. Bên cạnh đó, chức năng kiểm tra, giám sát, xử lí của cơ quan BHXH đối với những đơn vị vi phạm chính sách còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều doanh nghiệp trốn tránh, dây dưa nộp chậm và nợ đọng trong thời gian dài với số tiền rất lớn mà không bị xử lí. Đồng thời, sự phối kết hợp giữa các ban ngành trong việc giải quyết vấn đề nợ đọng và trốn nộp BHXH chưa cao, việc xử còn chậm và qua nhiều khâu, nhiều cấp, chưa có một cơ chế cụ thể. Ngành bảo hiểm vẫn chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các ngân hàng mặc dù đã có Quyết định 02 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép cơ quan BHXH có quyền đề nghị kho bạc, ngân hàng trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để đóng BHXH cho người lao động. Cuối cùng, BHXH là cơ quan quản lí trực tiếp việc thực hiện chính sách BHXH nhưng lại không có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt các đơn vị trốn hoặc nợ kéo dài.


Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với rất nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít hạn chế, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là chính sách BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, như đã phân tích, tình trạng trốn, nợ BHXH đã tái diễn nhiều năm và ngày càng phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của quỹ BHXH.

Hiện nay, một số vấn đề BHXH và nội dung của Luật lao động chưa được thực hiện tốt ở Ninh Bình. Điều đó ngoài trách nhiệm của các đơn vị quản lý sử dụng lao động, cơ quan thực hiện sự nghiệp là BHXH, còn thấy sự yếu kém bất cập của các đơn vị có chức năng quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn.

Cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về BHXH trên địa bàn là Sở lao động thương binh xã hội còn lúng túng trong việc xử lý vi phạm cũng như xây dựng các chế tài buộc các đơn vị quản lý lao động tuân thủ pháp luật lao động. Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH, Liên đoàn lao động, Thanh tra lao động để kiểm tra giám sát doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thường xuyên.

Thống kê, qua các đợt thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Lao động nói chung và BHXH nói riêng trong các năm gần đây của liên ngành: Lao động, thương binh xã hội - BHXH tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh cho thấy: Tình trạng vi phạm các qui định về pháp luật lao động còn khá phổ biến. Các dạng sai phạm thường gặp là:

Tuyển dụng lao động còn tuỳ tiện, không thự hiện kí kết hợp đồng lao động hoặc kí kết hợp đồng không rõ ràng, ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Không khai trình việc sử dụng lao động, không tham gia BHXH cho người lao động.

Kê khai mức đóng BHXH không đầy đủ, thấp hơn mức lương phải đóng BHXH.


Kéo dài thời gian thử việc quá qui định, người lao động được tham gia BHXH thường chậm hơn so với qui định.

Có thể nói, việc thực hiện các qui định pháp luật về lao động trên địa bàn còn nhiều bất cập ở nhiều đơn vị sử dụng lao động. Lý do chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ sử dụng lao động chưa cao, vai trò giám sát của tổ chức công đoàn cơ sở chưa đạt yêu cầu, lực lượng thanh tra viên về lao động còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, việc xử lý các hành vi vi phạm chưa được triệt để, kiên quyết, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong kiểm tra, giám sát doanh nghiệp chưa tốt…

Về khách quan:

BHXH là đơn vị được giao thực hiện các chế độ chính sách về BHXH tại các cơ quan, đơn vị nhưng BHXH không có chức năng thanh tra xử lý vi phạm. Không có các thông tin đầu vào về việc sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, rất khó khăn trong kiểm tra để thu đúng, thu đủ cũng như thực hiện đầy đủ quyền lợi BHXH cho mọi người lao động trong các cơ quan đơn vị.

Tác dụng của Luật BHXH và việc tổ chức thực hiện đã đem lại một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức thực hiện Luật BHXH vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét:

Về mở rộng đối tượng tham gia BHXH, đã được quy định rõ trong Luật BHXH và các văn bản dưới luật nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa tự giác tham gia BHXH cho người lao động. Tình trạng này còn phổ biến ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế hợp tác xã. Nguyên nhân là do mức phạt quy định còn quá nhẹ, tối đa là 20 triệu đồng, cơ chế phối hợp để có thể xử phạt phức tạp, kéo dài, nhưng thực tế rất ít khi thực hiện được. Lao động ở khu vực này biến động thường xuyên liên tục, không thực hiện giao kết hợp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024