Trong điều kiện như vậy, để làm tốt công tác quản lý đối tượng, BHXH
Ninh Bình đã thực hiện nhiều biện pháp sau:
- Phân cấp cụ thể, rõ ràng cho BHXH các huyện, thị, các phòng trực thuộc trong từng khâu quản lý. Ví dụ, trong việc phân cấp quản lý đối tượng đóng BHXH, giao trách nhiệm quản lý đơn vị cho từng cán bộ thu cụ thể. Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đối chiếu, ghi xác nhận sổ BHXH đến từng người lao động. Đối với đối tượng hưởng lương hưu trên địa bàn, UBND xã, phường có trách nhiệm báo giảm khi đối tượng di chuyển, chết. BHXH huyện, thị tổng hợp danh sách tăng, giảm hàng háng để BHXH tỉnh điều chỉnh danh sách chi trả. Hồ sơ đối tượng thực hiện lưu trữ 2 cấp cả ở tỉnh và huyện đề phòng mất mát thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Qua kinh nghiệm quản lý, xác định các thời điểm có phát sinh khối lượng công việc lớn để tăng cường bố trí cán bộ. Ví dụ, với đối tượng đóng BHXH, cuối các quý, cuối năm thường phát sinh nhiều công việc đối chiếu, ghi chép sổ biểu theo dõi quản lý đối tượng. Đối với đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng, thường có sự gia tăng đột biến… trong các thời gian phát sinh khối lượng công việc nhiều, cơ quan BHXH phải tập trung lực lượng và hỗ trợ cán bộ từ các phòng ban khác để kịp thời giải quyết các thủ tục, phục vụ tốt đối tượng và quản lý chặt chẽ sự di biến động.
- Khai thác sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng. Ninh Bình đã triển khai từng bước các phần mềm quản lý thu, chi BHXH nhắm theo dõi chính xác các thông tin của đối tượng đóng và hưởng BHXH trên máy tính. Thực hiện nối mạng giữa BHXH thành phố và quận huyện để phối hợp trong quản lý đối tượng.
- Có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động trong việc theo dõi di biến động đối tượng đóng BHXH. UBND các xã, phường, thị trấn thông qua các ban chi trả, các tổ hưu trí thực hiện giám sát chặt chẽ đối tượng
lĩnh lương hưu, trợ cấp. BHXH các quận huyện đã bố trí cán bộ theo dõi, kiểm tra công tác chi trả ở xã, phường trong các đợt chi trả hàng tháng. Tiếp nhận và xử lý nghiêm túc các thông tin phản hồi từ cơ sở đối với các trường hợp có dấu hiệu tiêu cực.
Kết quả là, Ninh Bình được BHXH Việt Nam đánh giá là một đơn vị làm tốt công tác quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH. Với số lượng đối tượng phải phục vụ lớn, hàng tháng tăng cao như vậy nhưng các dịch vụ quản lý vẫn đảm bảo kịp thời, chính xác, không ứ đọng hồ sơ, được đối tượng đồng tình. Bảo đảm trợ cấp đủ, đúng, kịp thời với các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Đặc biệt, với các đối tượng là lão thành cách mạng, thương binh, hưu trí… Vì đây là các đối tượng có công cho đất nước và rất nhạy cảm tâm lý. Nếu để xảy ra sơ suất một việc nhỏ cũng có thể gây dư luận lớn. Điều này càng thể hiện rõ hơn tính chất nhân văn của BHXH.
2.2.3. Vấn đề đặt ra và nguyên nhân
2.2.3.1. Những vấn đề đặt ra
Một là, tỷ lệ thu BHXH còn đạt thấp so với khả năng hiện có.
Theo số liệu thống kê công tác thu hàng năm của BHXH tỉnh Ninh Bình còn thấp so với thực tế, tình trạng nợ đọng BHXH trong những năm gần đây là khá phổ biến và có xu hướng gia tăng số nợ đọng BHXH từ năm 2003 đến năm 2007 thể hiện trong biểu 2.5.
Biểu 2.5: Số dư nợ BHXH trong các năm từ 2003 đến 2007
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Số nợ BHXH cuối năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) | 5,178 | 1,726 | 8,205 | 8,766 | 11,600 |
Tỷ lệ so với số đã thu trong năm (%) | 6,7 | 2,08 | 7,87 | 7,21 | 7,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
- Đối Với Công Tác Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội (Đặc Biệt Đối Với Bảo Hiểm Y Tế)
- Về Công Tác Mở Rộng Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội (Đối
- Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 12
- Những Phương Hướng Cơ Bản Đảng Và Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội
- Giải Pháp Về Tổ Chức Quản Lý, Cơ Chế Chính Sách
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ BHXH Ninh Bình.
Từ số liệu trên cho thấy, số dư nợ năm 2004 giảm từ 5.178 tỷ đồng năm 2003 xuống còn 1.726 tỷ đồng là do: trong năm tham gia với UBND tỉnh ban hành 02 văn bản chỉ đạo thực hiện công tác thu BHXH - BHYT bắt buộc, 04 văn bản chỉ đạo công tác thu làm căn cứ mở rộng đối tượng và thu nợ tiền BHXH. Vì vậy, đã vận động được 118 đơn vị ngoài Nhà nước với 2.026 lao động tham gia BHXH, nâng số lao động tăng 5.05% so với năm 2003. Mặt khác là do tiến tới năm 2005 các công ty sẽ chuyển sang cổ phần nên các công ty này cũng giải quyết tối đa vấn đề nợ đọng. Năm 2005 tăng đột biến vì từ năm 2005 đến nay, do Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 290.000đ lên 350.000đ và hiện nay là 540.000đ kèm theo là thay đổi hệ số lương trong thang bảng lương, nên tỷ lệ này có tăng cao hơn [3, tr.2].
Quỹ lương có xu hướng tăng qua các năm. Quỹ lương thay đổi là do các yếu tố như: đối tượng tham gia tăng, mức lương trích nộp tăng thông qua các quyết định tăng lương của Chính phủ, khai báo của chủ sử dụng lao động… Quỹ lương tăng là điều đáng mừng thể hiện đời sống của người lao động được nâng lên. Nhưng thực tế cơ quan BHXH chỉ có thể nắm tới tiền lương trên giấy tờ mà các cơ quan đơn vị tham gia BHXH thường không thể khai chính xác quỹ lương thực tế. Điều này gây nhiều khó khăn cho cơ quan BHXH.
Công tác thu nộp BHXH còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng nợ đọng,
trốn tránh trích nộp BHXH, gây thất thoát nguồn thu:
Theo số liệu thống kê công tác thu hàng năm của BHXH tỉnh Ninh Bình, tình trạng nợ đọng BHXH có xu hướng tăng lên.
Bảng số liệu nợ đọng BHXH, cho thấy số dư nợ BHXH hàng năm ở tỉnh Ninh Bình còn rất lớn, chiếm từ 2.08% đến 7.87% tổng số tiền đã thu trong các năm 2003 đến 2007. Tính bình quân, số nợ BHXH ở tỉnh Ninh Bình cuối
năm khoảng 4.9% số thu trong năm [3]. Nếu so với số phải nộp của tháng
cuối năm (tháng 12) số nợ này chiếm khoảng 0.6 số phải nộp.
So với bình quân chung của cả nước năm 2007 là 0,45, trong đó có hơn 50 địa phương số nợ và chậm nộp BHXH chỉ còn từ 0,1- 0,3 tháng lương.
Qua đó, các chế tài xử phạt hành vi vi phạm các quy định của Luật BHXH cần phát huy tác dụng hơn nữa cùng với việc thực hiện thường xuyên, quyết liệt các biện pháp truy thu tiền đóng BHXH sẽ khắc phục được tình trạng chây ỳ, chậm nộp BHXH.
Năm 2007 do có nhiều doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ
phần nên tình trạng nợ đọng có cao hơn.
Tình trạng nợ đọng BHXH thường xảy ra dưới dạng chậm nộp. Theo luật BHXH các đơn vị phải trích nộp BHXH hàng tháng ngay sau khi trả lương cho người lao động.
Đa số các đơn vị đều chấp hành nghiêm việc trích nộp BHXH, chỉ còn các công ty cổ phần còn để dư nợ đến 6 tháng.
Theo số liệu báo cáo công tác thu quý II/2007 của BHXH tỉnh Ninh Bình, tính đến ngày 30/6/2007, trên địa bàn còn nhiều đơn vị nợ đọng, điển hình như: Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi: 1.223.816.000 đồng. Tương đương 6 tháng đóng BHXH. Công ty cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình: 869.203.163 đồng. Tương đương 6 tháng đóng BHXH. Công ty cổ phần cơ khí lắp máy Ninh Bình: 984.786.327 đồng. Tương đương 6 háng đóng BHXH. Công ty cổ phần vận tải thuỷ Ninh Bình: 335.991.404 đồng. Tương đương 9 tháng đóng BHXH [3].
Nguyên nhân chủ yếu, do các công ty nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần nên về cơ cấu tổ chức phải sắp xếp lại, tình trạng sản xuất, kinh doanh chưa ổn định dẫn đến nợ BHXH lớn.
Về phía người lao động trong các công ty cổ phần đa số đều là công nhân mới vào nghề, chưa hiểu rõ quyền lợi của mình được hưởng các dịch vụ BHXH, các chế độ BHXH đối với họ còn rất xa vời, họ nghĩ chỉ có trong cơ quan nhà nước mới được hưởng.
Về phía doanh nghiệp, trước hết phải kể đến số doanh nghiệp do không hiểu biết hoặc chưa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH nên dẫn đến những tranh chấp. Ngoài ra, đó là những doanh nghiệp mặc dù hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, nhưng do nhiều nhân tố, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ. Chẳng hạn, việc trượt giá và điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay xở kịp. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thích nghi kịp với cơ chế thị trường, tính cạnh tranh của các mặt hàng còn kém (giá thành cao, tiêu thụ chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Hay đối với phần lớn các doanh nghiệp nợ đọng trong ngành xây dựng, dệt may, giầy da và giao thông vận tải thì nguyên nhân chủ yếu là do làm ăn thua lỗ, người lao động nghỉ việc không lương kéo dài nên không có khả năng đóng BHXH. Đối với ngành xây dựng, một thực tế nhiều công trình thi công xong, đã bàn giao nhưng nhà đầu tư chưa thanh toán lại nên họ không có khả năng trả lương và đóng BHXH cho người lao động. Đôi khi do việc hoàn tất thủ tục thanh quyết toán của các dự án còn chậm nên doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc đóng BHXH. Số còn lại, dù nắm vững luật nhưng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm các chi phí cho công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp đã cố tình thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hưởng lợi từ việc không phải mất
15% tổng quỹ lương đơn vị để đóng tiền BHXH cho người lao động hay cố
tình trây ỳ để chiếm dụng vốn.
Từ khi Luật BHXH ra đời, đã có nhiều chế tài xử phạt việc chậm nộp BHXH nhưng vai trò các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH còn yếu dẫn đến nhiều doanh nghiệp né tránh trích nộp BHXH.
Việc nợ đọng BHXH gây ảnh hưởng xấu đến tính bền vững của quỹ BHXH và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Điều đó gây nên tâm lý hoang mang cho người lao động khi họ không nhận được kịp thời các khoản trợ cấp BHXH trong trường hợp đơn vị nợ đọng.
Trong đơn vị tham gia BHXH nếu để tình trạng nợ đọng kéo dài sẽ gây nên sự mất uy tín của đơn vị đối với người lao động. Đã có nhiều trường hợp người lao động không được hưởng chế độ hưu trí trong nhiều năm do họ đến tuổi nghỉ hưu mà đơn vị không đóng hết BHXH do tình trạng nợ đọng kéo dài, điều này gây thiệt thòi về quyền lợi hưởng bảo hiểm của người lao động.
Hiện nay việc thu nộp BHXH còn làm thủ công, mối liên hệ giữa BHXH với người lao động chủ yếu qua đơn vị tham gia BHXH nên tình trạng khai báo không đầy đủ lao động, khai giảm quỹ tiền lương tham gia BHXH còn xảy ra ở nhiều đơn vị nhất là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Hai là, chi trả BHXH chưa đúng và chưa đủ đối tượng.
Chi BHXH là một mặt hoạt động thường xuyên và liên tục của các cơ quan BHXH, chi BHXH là một hoạt động dạng phức tạp và có tính nhạy cảm xã hội cao vì người nghỉ hưu, mất sức thì lương hưu là khoản thu nhập để chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chi trả chậm đã khó khăn, chi trả không đúng hay thất lạc lại càng khó khăn hơn. Có thể hiểu hoạt động chi quỹ BHXH như sau: chi BHXH là các khoản chi phí cần thiết để thực hiện hoạt động của BHXH và các hoạt động khác có liên quan tới công tác BHXH. Chi
BHXH là hoạt động quan trọng trong công tác BHXH, là một hoạt động không thể thiếu công tác thực hiện chế độ BHXH.
Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cũng như việc quản lý đối tượng hưởng BHXH ở Ninh Bình hiện tại cũng còn rất nhiều khó khăn, bất cập cần kịp thời khắc phục, cụ thể:
Do việc quản lý lương hưu, trợ cấp phải gắn liền với việc quản lý hồ sơ đối tượng, số lượng hồ sơ hưởng các chế độ BHXH nhiều chủng loại như : hồ sơ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cán bộ xã, phường, tiền tuất. Ngoài ra còn có loại hồ sơ chờ hưởng chế độ BHXH, hồ sơ một lần… Việc xác nhận hồ sơ công tác trước năm 1995 rất khó khăn. Nguyên nhân là do quá trình quản lý hồ sơ gốc của các đơn vị để thất lạc nhiều. Do việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH được thực hiện tại nơi đối tượng có hộ khẩu thường trú vì vậy khi thực hiện đăng ký quản lý cho đối tượng nhất thiết phải kiểm tra hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên có nhiều trường hợp hồ sơ và hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân sai lệch họ tên, năm sinh… nhưng do quản lý không chặt chẽ nên vẫn được chi trả. Có trường hợp đối tượng được giải quyết chính sách căn cứ theo hồ sơ gốc tại đơn vị cũng vẫn có một số sai lệch giữa các thông tin cá nhân. Vì vậy, cần có quy định thống nhất để khắc phục tình trạng này.
Do một vài quy định về chi trả còn bất cập với thực tế, gây khó khăn, phiền hà trong chi trả lương hưu và trợ cấp. Ví dụ, như đối tượng sống ở một nơi, đăng ký hộ khẩu một nơi, gia đình muốn lĩnh hộ lương hưu cũng phải có giấy ủy quyền. Trong khi đó việc xin giấy ủy quyền cũng rất khó khăn do ngành tư pháp quy định chỉ cấp huyện mới có thẩm quyền xác nhận ủy quyền. Do đó, các quy định về chi trả lương hưu trợ cấp cũng phải tính đến những khó khăn này.
Do các đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp BHXH cũng đồng thời là đối tượng người có công với cách mạng. Trong khi đó, việc chi trả lương hưu và
trợ cấp BHXH do ngành BHXH thực hiện, còn chi trả trợ cấp người có công do ngành Lao động thương bình và xã hội thực hiện và đều chi trả thông qua Ban chi trả của các phường, xã. Nhưng nguồn kinh phí chuyển về không đồng thời nên hàng tháng các Ban chi trả phải tổ chức chi trả 2 lần và đối tượng cũng phải đi lĩnh tiền 2 lần. Đây cũng chỉ là một bất cập cần khắc phục để không làm mất thời gian, công sức của các Ban chi trả và đối tượng thụ hưởng.
Ba là, chi trả cho bảo hiểm y tế vượt quá khả năng quỹ BHXH.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, số lượt khám, chữa bệnh (KCB) BHYT và chi phí KCB ngày càng tăng. Nếu như năm 2006 có 60 triệu lượt người KCB BHYT (bằng 164% so với năm 2005) thì năm 2007, ước tính sẽ có trên 83 triệu lượt người tham gia, bằng 128% so với năm ngoái. Năm 2007, tổng thu BHYT khoảng 5.821 tỷ đồng, trong đó quĩ KCB là 5.477 tỷ đồng, tổng số chi KCB BHYT là 7.684 tỷ, như vậy số bội chi lên đến 2.207 tỷ đồng, và bội chi theo số thu là 1.863 tỷ đồng. Như vậy, BHXH phải sử dụng hết số kết dư quĩ BHYT của hơn 10 năm trước để lại vẫn không có khả năng cân đối, thu không đủ chi. Đây là một thực trạng và khó khăn chung của toàn ngành BHXH Việt Nam hiện nay.
Một nguyên nhân khác nữa là, quyền lợi trong KCB của người tham gia BHYT được mở rộng quá mức, không tương xứng giữa phạm vi chi trả của BHYT với nguồn thu BHXH là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bội chi quĩ BHYT. Mức giá các dịch vụ kỹ thuật của khung giá quá cao so với chi phí thực tế đang được thực hiện thu của các bệnh viện tư nhân, sự chênh lệch giữa giá tối đa và tối thiểu trên một dịch vụ kỹ thuật quá cao, có loại gấp 10 lần. Ngoài ra, một loạt các quyền lợi khác đúng ra không thuộc phạm vi chi trả của quĩ BHYT như thanh toán chi phí điều trị tai nạn giao thông, chi phí cho các bệnh bẩm sinh... là những bệnh có chi phí rất lớn trong