đồng lao động, tiền lương vẫn còn diễn ra nên việc quản lý lao động rất khó khăn, việc khai thác thu BHXH lại càng khó khăn hơn.
Việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động: Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 1-1-2007 nhưng các văn bản hướng dẫn chậm và chưa rõ ràng dẫn đến sự lúng túng, cứng nhắc trong việc tiếp nhận và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Trong quá trình giải quyết chế độ cho người lao động còn có những nội dung vướng mắc như: Quy định người về hưu không được hưởng trợ cấp khu vực, mức chi trả trợ cấp BHXH một lần của người lao động nghỉ việc, hay người chết đã cao hơn 1,5 lần so với trước đây; chế độ này vừa gây ra sự mất tương quan trong chính sách vừa có tình trạng đóng ít hưởng nhiều là nguyên nhân gây mất cân đối quỹ. Bên cạnh đó còn có một số nội dung chưa được hướng dẫn thí dụ như: Trường hợp người lao động nghỉ việc đi khám, chữa bệnh tại nước ngoài; hạng doanh nghiệp làm căn cứ để tính hưởng BHXH đối với doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành công ty cổ phần; công ty TNHH.
Kết luận chương 2
Toàn bộ nội dung chương hai tập trung làm rõ thực trạng phát triển BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thông qua trình bày khái quát hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến BHXH và giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các điều kiện đặc trưng khác để khẳng định Ninh Bình có tiềm năng to lớn để mở rộng đối tượng tham gia BHXH và khả năng hoạt động có hiệu quả công tác này.
Từ các số liệu thống kê, tổng kết, đánh giá một cách khái quát những đóng góp của BHXH vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua dưới góc độ thu, chi, quản lý...
Một mặt phân tích các mặt tổ chức, bộ máy quản lý BHXH ở Ninh Bình. Mặt khác phân tích cụ thể các nguyên nhân của những vấn đề đã nêu và đưa ra bản nhận xét về thực trạng BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Phân tích và đưa ra những đánh giá về những kết quả và những tồn tại
Có thể bạn quan tâm!
- Về Công Tác Mở Rộng Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội (Đối
- Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 11
- Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 12
- Giải Pháp Về Tổ Chức Quản Lý, Cơ Chế Chính Sách
- Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 15
- Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
của BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua.
Toàn bộ nội dung về thực trạng BHXH Ninh Bình được trình bày là căn cứ nêu ra quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trong nhưng năm của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thực hiện đường lối định hướng XHCN của Đảng.
Chương 3
phương hướng và những giải pháp chủ yếu đối với bảo hiểm xã hội Ninh Bình phát triển trong thời gian tới
3.1. Những phương hướng cơ bản Đảng và Nhà nước về bảo hiểm xã hội
3.1.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước
Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đồng thời phải thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để kết hợp mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước (2006 - 2010) Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định: “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước, phát triển mới, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”... Trong đó “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” là mục tiêu trực tiếp của Đại hội X. Đây là điều mong ước thiết tha và đòi hỏi bức xúc của toàn Đảng, toàn dân ta, thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc, khách quan về tình hình đất nước hiện nay, đồng thời cổ vũ nhân dân ta vươn lên với tinh thần tự tin dân dân tộc và quyết tâm cao để đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển không chỉ ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp mà còn ở những lĩnh vực khác như hạ tầng kinh tế - xã hội, các chỉ số phát triển con người HDI. Mục tiêu ấy đã hàm chứa nội dung cơ bản vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, vừa thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu phải đồng thời thực hiện nhiều chính sách, trong đó chính sách tài chính quốc gia là chính sách hàng đầu. BHXH là một trong những chính sách
thuộc tài chính quốc gia phải được quan tâm, có phương hướng phát triển đồng bộ và toàn diện. Từ đó, chính sách bảo hiểm xã hội trong những năm gần đây đã tạo cơ hội mở rộng cho nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với các hình thức phù hợp. Tuy nhiên, việc hỗ trợ người nghèo tham gia BHXH vẫn đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới năm1986, Đảng ta đã chủ trương “Thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế” (Chỉ thị 68-CT/TW ngày 24/5/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng). Chủ trương đó đã được thể chế hoá trong Bộ luật lao động năm 1994 và ngày 26-1 năm 1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ban hành Điều lệ BHXH. Sự phát triển tư tưởng lãnh đạo của Đảng về BHXH đối với người lao động đã được thể hiên tại Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 06 năm 2006 được quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, Luật BHXH không chỉ quy định các chế độ chính sách BHXH bắt buộc mà điều chỉnh cả những loại hình mới là BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp. BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Có thể nói, BHXH tự nguyện ra đời là một buớc phát triển mới, tất yếu của chính sách BHXH của nước ta trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN, là điều kiện để mở rộng hơn nữa đối tuợng tham gia BHXH.
3.1.2. Phương hướng chỉ đạo của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phương hướng chỉ đạo của BHXH Việt Nam được nêu trong “Chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010” thể hiện ở một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước ủng hộ. Không thành lập các quỹ thành phần, không chia tách nhỏ quỹ theo các loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp. Việc tạo lập một quỹ BHXH tập trung thống nhất sẽ tạo
ra một quỹ tài chính mạnh, tăng khả năng chi trả và cân đối quỹ trong mọi trường hợp.
Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tiến tới mọi người lao động đều được hưởng BHXH là mục tiêu chiến lược của ngành. Trước mắt cần tập trung làm tốt công tác khai thác phát triển đối tượng theo Nghị định 01/2003 ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ. Theo nghị định này, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng đến mọi người lao động làm công hưởng lương theo hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh…thuộc các thành phần kinh tế (không hạn chế số lao động sử dụng).
Quỹ BHXH chủ yếu được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động, từ lãi hoạt động đầu tư tăng trưởng. Được Nhà nước bảo hộ trong trường hợp cần thiết. Quỹ BHXH được tồn tích và chuyển giao qua các thế hệ. Các mức hưởng BHXH được xây dựng theo nguyên tắc điều tiết phân phối lại, có lợi cho những cá nhân có thu nhập thấp.
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ và điều kiện làm việc, đổi mới tác phong phục vụ, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH.
Thứ tư, cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH. Nguồn quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi được đầu tư và tăng trưởng nguồn quỹ, vừa bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Do việc đầu tư phải bảo đảm khả năng an toàn cao nên hình thức đầu tư cần thận trọng. Trước mắt chủ yếu thông qua mua trái phiếu Chính phủ. Trong tương lai, có thể mở rộng sang các hình thức đầu tư khác nhưng phải đảm bảo an toàn theo đúng quy định của Chính phủ.
Thứ năm, BHXH các địa phương thông qua quá trình thực hiện các quy định pháp luật về BHXH trên địa bàn, tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm. Mạnh dạn tìm kiếm các mô hình hoạt động có hiệu quả. Kịp thời kiến nghị điều chỉnh những quy trình, chế độ chính sách bất hợp lý.
Về lộ trình triển khai:
- Năm 2008 triển khai BHXH tự nguyện.
- Năm 2009 triển khai BHXH thất nghiệp.
- Năm 2012 thực hiện luật BHYT, có thể chuyển BHYT học sinh sang
loại hình bắt buộc.
- Năm 2014 triển khai BHYT toàn dân.
3.1.3. Phương hướng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình
Quán triệt quan điểm, phương hướng chỉ đạo của Đảng, chính phủ đối với công tác BHXH. Đặc biệt và trực tiếp phương hướng chỉ đạo cuả ngành BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH đến toàn dân. Trực tiếp giao nhiệm vụ cho cơ quan BHXH tỉnh thực hiện.
Phát huy những kết quả, thành tích và những kinh nghiệm qua hơn 12 năm hoạt động và truởng thành, những năm tới Ninh Bình cần tập trung sự chỉ đạo, động viên cán bộ công chức trong toàn ngành thực hiện tốt mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động, tiến tới BHYT toàn dân” bằng những phương hướng chủ yếu sau đây:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn để mọi cấp, mọi ngành và các đơn vị nhận thức đúng đắn về chính sách BHXH. Thông qua công tác tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác BHXH. Đây là
nhiệm vụ thường xuyên lâu dài để tạo ra phong trào toàn xã hội tham gia công
tác BHXH.
Hai là, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị định của chính phủ về sửa đổi, bổ sung điều lệ BHYT, về chế độ tiền lương và trợ cấp BHXH.
Ba là, tích cực tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Thực hiện công bằng trong thụ hưởng các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước.
Bốn là, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào quản lý các hoạt động chuyên môn. Tập trung vào công tác xét duyệt, quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng hưởng BHXH, công tác thu BHXH - BHYT, công tác quản lý tài chính và giám định y tế.
Năm là, chăm lo công tác tổ chức cán bộ, đổi mới, sắp xếp bộ máy cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ công chức - viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
3.2. Các giải pháp chủ yếu
3.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy và cán bộ, mạng lưới nhân viên nghiệp vụ, hiện đại hoá nghiệp vụ quản lý ngành
Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam về việc triển khai cơ chế một cửa liên thông tại các đơn vị trực thuộc, từ ngày 15/11/2007 BHXH tỉnh Ninh Bình tổ chức thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo “cơ chế một cửa” thay cho việc bố trí giải quyết công việc theo từng phòng chức năng như trước đây. Vì vậy đã tiết kiệm được thời gian, đơn giản thủ tục khi giải quyết công việc của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ ở một số cán bộ công chức, viên chức trong ngành còn hạn chế, chưa nhiệt tình trong việc phục vụ đối tượng, giải quyết công việc đôi khi còn chưa thấu tình đạt lý để đối tượng còn thắc mắc. Khắc phục tồn tại trên, BHXH tỉnh Ninh Bình cần thực hiện biện pháp sau:
- Cần sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng chuyên sâu.
- Củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy BHXH từ thành phố Ninh Bình đến các huyện, thị xã. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Các cấp ủy Đảng định kỳ nghe lãnh đạo cơ quan BHXH báo cáo việc thực hiện các chế độ BHXH để uấn nắn kịp thời những tồn tại, sai sót trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá công sở là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảm bảo thông tin kịp thời.
- Trong thời gian tới, để triển khai Luật Bảo hiểm xã hội được hiệu quả hơn, BHXH Ninh Bình thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, để làm tốt khâu ổn định tổ chức cần nghiên cứu, vận động làm tốt công tác tư tưởng điều động, bố trí cán bộ theo đúng năng lực, trình độ của mỗi cán bộ công chức. Đối với những trường hợp năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, có chính sách phù hợp hoặc thuyên chuyển công tác để tinh lọc đội ngũ. Đồng thời đề ra các tiêu chí để cán bộ ngành BHXH tỉnh làm căn cứ phấn đấu tự giác học tập rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu công việc.
Hai là, xây dựng quy trình giải quyết từng khâu công việc theo hướng ổn định có sự điều chỉnh một số quy trình chuẩn đã được công nhận cho phù hợp với yêu cầu cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng chức năng. Đồng thời xây dựng, ban hành quy định mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh để công việc được giải quyết trong thời