Bốn là, tăng cường nghiên cứu văn bản pháp luật và đề xuất cải cách thủ tục hành chính, bồi dưỡng cán bộ, khuyến khích sáng tạo trong công tác, áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành
Hiện nay, với hệ thống văn bản Luật, văn bản dưới luật và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, của BHXH Việt Nam đòi hỏi cán bộ BHXH thành phố Hà Nội phải không ngừng tiếp cận, nghiên cứu để triển khai thực hiện trên thực tiễn. BHXH thành phố Hà Nội cũng là cơ quan trực tiếp thực hiện giải quyết chế độ, chính sách cho NLĐ, do vậy, việc tiếp thu ý kiến đóng góp từ thực tiễn sẽ thấy rò những vướng mắc, bất cập trong công tác chuyên môn cũng như những vướng mắc về thủ tục hành chính. Từ đó, BHXH thành phố có phương án, ý kiến, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia BHXH tiết kiệm được thời gian do không phải đi lại nhiều và tâm lý ngại vì phải tiến hành nhiều thủ tục rườm rà, gây dựng được niềm tin từ phía người tham gia BHXH.
Để thực hiện công tác chuyên môn hiệu quả, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Hà Nội là yếu tố tiên quyết. BHXH Việt Nam, đặc biệt là BHXH thành phố Hà Nội cần thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của ngành. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũ, việc tuyển dụng cán bộ mới cũng cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan để tuyển dụng được những người thực sự có năng lực và tâm huyết với ngành BHXH. Bên cạnh đó, ngành BHXH cũng cần thường xuyên phát động phong trào thi đua, sáng tạo trong công tác, khuyến khích cán bộ thực hiện các đề tài nghiên cứu tìm ra những phương pháp có tính ứng dụng cao trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn.
Những năm gần đây, với việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành, BHXH thành phố Hà Nội cần nâng cấp, cài đặt các phần mềm liên thông để thực hiện giải quyết nghiệp vụ, khai thác sử dụng chung dữ liệu, tránh tình trạng lặp lại công việc giữa các bộ phận như hiện nay.
Qua thực tiễn công tác trong ngành BHXH, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với mong muốn cho ngành BHXH ngày càng phát triển, thực sự là một kênh ASXH hữu ích cho các bên tham gia vào quan hệ BHXH, tác giả hi vọng, những kiến nghị này sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới và đạt được những hiệu quả tích cực trong việc thực hiện BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ quốc gia nào, Bảo hiểm xã hội luôn là trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH. Tại Việt Nam, trải qua một quá trình lịch sử, cùng với thay đổi qua những thời kỳ khác nhau, việc ban hành Luật bảo hiểm xã hội đã tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, pháp điển hóa các quy định trước đây về BHXH, bổ sung các loại hình BHXH cho phù hợp với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng nguyện vọng của NLĐ, đảm bảo ASXH và hội nhập với kinh tế thế giới.
Quá trình thực hiện cho thấy, Luật bảo hiểm xã hội đã phù hợp với thực tiễn, được cuộc sống chấp nhận và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật BHXH cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế đặt ra nhu cầu khách quan về việc sửa đổi Luật BHXH một cách căn cơ nhằm thiết lập khung chính sách, pháp luật BHXH phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, đáp ứng được nguyện vọng của người lao động, đảm bảo ASXH và hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.
Với những lý do khách quan nêu trên, Quốc hội khóa XIII đã đưa Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh trong nhiệm kỳ XIII và Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm và dự kiến thông qua vào kỳ hợp cuối năm 2014. Với những sửa đổi lần này, chắc chắn Luật bảo hiểm xã hội sẽ phát huy được những giá trị tích cực trong nền ASXH của đất nước./.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Mức Lương Hưu Hàng Tháng Của Người Lao Động Đủ Điều Kiện Quy Định Tại Điều 55 Của Luật Này Được Tính Bằng 45% Mức Bình Quân Tiền Lương Tháng
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, tr.15, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Luật học, TrườngĐại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
2. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr.3, Hà Nội.
3. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr.3, Hà Nội.
4. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr.4, Hà Nội.
5. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr. 4,Hà Nội.
6. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Số liệu báo cáo công tác thu BHXH của BHXH thành phố Hà Nội, tr.1, Hà Nội.
7. BHXH trên toàn thế giới, ILO-1999 và 2006, tr.6
8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện BHXH, tr. 2, Hà Nội.
9. Mai Đức Chính (2014), “Một số ý kiến và phương án cải cách bảo hiểm hưu trí từ quan điểm đại diện người lao động”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02 tháng 01/2014, tr.13
10.Phạm Duy Đỉnh (2010), “Nhìn lại 15 năm công tác thu BHXH”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 06/2010, tr.18
11.TS. Phạm Thị Định (2013), “An sinh xã hội và xu hướng phát triển trên thế giới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, tháng 10/2013, tr. 20
12.TS. Bùi Thị Lâm Hà (2012), “Chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam – Những khó khăn, vướng mắc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01 tháng 6/2012, tr. 19.
13. Bùi Đức Hiên (2011), “Một số bất cập trong thi hành phát luật về BHTN”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số (20), tháng 4/2011, tr. 22.
14. ThS. Mai Thị Hường (2014), “Quản lý đầu tư quỹ BHXH ở Trung Quốc và Chilê”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 4/2014, tr. 23- 25.
15. Hồ Thị Kim Ngân (2014), “Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ BHXH ngắn hạn”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 4/2014, tr. 22.
16. TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 10/2009, tr. 13.
17. TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 10/2009, tr. 14.
18. TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiến áp dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 10/2009, tr. 13.
19. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình Bảo hiểm, tr.113, Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2010), Giáo trình Bảo hiểm xã hội (2010), tr.38, NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội.
21. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2009), Giáo trình Quản trị BHXH, tr. 180, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
22. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2010), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, tr. 52, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
23. Trường Đại học Lao động –Xã hội (2010), Giáo trình BHXH, tr.49, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật ASXH, tr. 399, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật ASXH, tr. 400, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật ASXH, tr. 401, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
27. Trường Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình luật lao độngViệt Nam, tr. 312,313, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
28. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr.351,352, Tập (1), NXB Tư pháp, Hà Nội.
29. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr.408, Tập (1), NXB Tư pháp, Hà Nội.
30. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr. 329, NXB Tư pháp, Hà Nội.
31. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr. 432-439, NXB Tư pháp, Hà Nội.
32. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr. 358-366, NXB Tư pháp, Hà Nội.
33.Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr. 360,361, NXB Tư pháp, Hà Nội.
34.Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr. 361, NXB Tư pháp, Hà Nội.
35.Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của một số nước trên thế giới, tr. 365, NXB Tư pháp, Hà Nội.
36.Vụ Bảo hiểm xã hội (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn đến 2020, tr.13, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
II. Tiếng Anh
37. “Social Securty” – ILO Geneve, 1992. III.Website
38.http://www.place.vn/dia-diem/bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi- 17633#ixzz3DIfLKqyC.
39. ThS Diệp Thành Nguyên, “Bảo hiểm xã hội” http: //sites.google.com
/site/ dtnguyen9/88136-Chương-10-Bao-hiem-xa-hoi-Ths-Di.
40.www.baohiemxahoi.gov.vn/newdetail/ansinh_xahoi/30123/hoanthien- phap-luat-bhxh-la-tuan-thu-muc-tieu-an-sinh-xa-hoi-toan-dan.htm.