Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh.

- Số hợp đồng, số danh sách.

- Điều kiện bảo hiểm.

- Thời gian xảy ra tai nạn .

Công việc này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ giúp được công ty bảo hiểm tránh được sai lầm trong khâu bồi thường, phát hiện được các hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

4. Công tác bồi thường.

Bồi thường và trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho các sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ nấu không may tổn thất xảy ra. Chính những lúc tổn thất xảy ra khách hàng thường bị những “cú sốc” tinh thần lớn và đặc biệt quan trọng trong những trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị, và tính nhân đạo của DNBH được thừa nhận qua cách xử sự của mình với các nạn nhân của sự kiện được bảo hiểm. Nếu giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy nếu có tổn thất xảy ra, cần thực hiện giải quyết bồi thường nhanh chóng cho khách hàng, thông thường công tác bồi thường được thực hiện theo quy trình sau:

● Mở hồ sơ khách hàng: Khi nhận được biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có liên quan, bộ phận giải quết bồi thường phải mở hồ sơ khách hàng và ghi lại theo thứ tự số hồ sơ và thời gian. Sau đó kiểm tra, đối chiếu với bản hợp đồng gốc về các thông tin có liên quan đến bản kê khai tổn thất. Tiếp theo phải thông báo cho khách hàng là đã nhận được đầy đủ các giấy tờ có liên quan, nếu thiếu loại giấy tờ nào thì phải thông báo nhanh chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ bồi thường.

Khi xảy ra rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng phải gửi cho công ty bảo hiểm một số giấy tờ cần thiết sau trong vòng một năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm:

- Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm có xác nhận của nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn (trường hợp bị tai nạn).

- Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc ban sao danh sách người tham gia bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Các chứng nhận y tế:Giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ (nếu phỉa mổ).

- Giấy chứng tử trong trường hợp người được bảo hiểm chết.

Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An - Thực trạng và giải pháp - 3

● Xác định số tiền bồi thường: STBT được căn cứ dựa vào:

- Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất.

- Điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm

- Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp.

● Thông báo bồi thường: sau khi STBT được xác định thì DNBH sẽ thông báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng.

Sau khi nhận được giấy tờ cần thiết mà người bị tai nạn cung cấp. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm :

+ Xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, hoặc người được uỷ quyền hợp pháp.

Trường hợp người được bảo hiểm và người thừa hưởng tiền bảo hiểm có hành động không trung thực trong việc khai báo, thu thập các chứng từ trong hồ sơ tai nạn , Bảo Việt có quyền xem xét lại hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết. Tuỳ theo mức độ vi phạm của người được bảo hiểm hoặc người thừa hưởng tiền bảo hiểm, Bảo Việt có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp đương sự có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bảo Việt có trách nhiệm đề nghị cơ quan pháp luật xem xét, giải quyết.

Bảo Việt có trách nhiệm xem xét , giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng 21 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ chứng từ hợp lệ .

IV. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh.

1. Kết quả kinh doanh.

1.1. Khái niệm.

Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ Bảo hiểm nói chung cũng như nghiệp vụ BHHS nói riêng được thể hiện chủ yếu ở hai chỉ tiêu là : Doanh thu và lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nó là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp

bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này gồm các bộ phận cấu thành: doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, thu nhập từ hoạt động đầu tư và các khoản thu nhập khác. Để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong kỳ tốt hay không ta có thể căn cứ vào doanh thu bao gồm doanh thu kế hoạch, doanh thu thực hiện... từ đó xác định chỉ tiêu phần trăm hoàn thành kế hoạch. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp hoàn thành vượt bao nhiêu phầm trăm kế hoạch đề ra. Từ đó phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ tốt hay không để sớm đưa ra các giải pháp phù hợp khắc phục nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


% hoàn thành

kế hoạch =

DT thực hiện - DT kế hoạch DT kế hoạch


Bên cạnh đó, để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta còn có thể căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận đạt được trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính thông qua doanh thu và chi phí. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bảo hiểm chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm.

Dựa vào các kết quả thu, chi sẽ tính được lợi nhuận trong kỳ mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được trong một năm. Có hai chỉ tiêu lợi nhuận:


Lợi nhuận trước thuế

Tổng

= -

doanh thu

Tổng chi phí


Lợi nhuận Sau thuế

Lợi nhuận

=

trước thuế

Thuế thu nhập

-

doanh nghiệp phải nộp


1.2. Phân tích kết quả kinh doanh nghiệp vụ.

Khi phân tích kết quả kinh doanh nghiệp vụ của doanh nghiệp có thể phân theo các hướng sau:

+ Phân tích theo cơ cấu doanh thu chi phí. Theo cách này, kết quả kinh doanh thể hiện ở sự chênh lệch giữa mức thu và mức chi. Nếu thu vượt chi thì kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đạt hiệu quả và ngược lại. Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính, dễ hiểu nhất để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh

+ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu, lợi nhuận thực tế đạt được trong kỳ vượt mức kế hoạch đề ra thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả và ngược lại.

+ Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian. Theo hướng phân tích này, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xem là có hiệu quả nếu doanh thu, lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp tăng theo thời gian còn chi phí bỏ ra giảm theo thời gian trong điều kiện quy mô doanh nghiệp và cạnh tranh trên thị trường ít biến động.

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Các yếu tố này bao gồẩncạnh tranh trên thị trường, thị phần mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ, quy mô doanh nghiệp, các hoạt động quảng bá hình ảnh...

2. Hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp .

2.1. Khái niệm.

Hiệu quả kinh doanh của DNBH là thước đo sự phát triển của DNBH và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Với tư cách là thước đo sự phát triển của DNBH, hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Hiệu quả kinh doanh của DNBH luôn gắn với các mục tiêu kinh tế- xã hội. Trước hết là những mục tiêu của doanh nghiệp, sau đó là của ngành bảo hiểm và toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Bởi kinh doanh bảo hiểm mà đặc biệt là kinh doanh BHHS không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội. Cho nên khi đánh giá hiệu quả của một DNBH không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội .

2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Xét trên phương diện thống kê, để biểu hiện và đo lường hiệu quả kinh doanh của DNBH không thể dùng một chỉ tiêu mà phải có hệ thống các chỉ tiêu. Bởi vì nội dung của phạm trù hiệu quả kinh doanh rất rộng và rất phức tạp nên phải dùng hệ thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt, một quá trình kinh tế nào đó.

Nếu kí hiệu một chỉ tiêu chi phí nào đó là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó là K thì chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh được tính theo hai chỉ tiêu trên là :

H=K/C hoặc H= C/K

Do đó về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tính theo chiều thuận hoặc chiều nghịch. Nếu có n chỉ tiêu kết quả và m chỉ tiêu chi phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2*m*n.

A.Nếu đứng trên góc độ kinh tế:

Hiệu quả kinh doanh của DNBH được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ :

1) Hd=D/C

2) He=L/C.

Trong đó :

D: Doanh thu của doanh nghiệo bảo hiểm. C: Chi phí bỏ ra kinh doanh

Hd, He: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm theo chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận .

B.Nếu xét trên góc độ xã hội.

Hiệu quả kinh tế xã hội của DNBH thể hiện ở hai chỉ tiêu sau:

HX1= KTG/CBH HX2= KBT/CBH

Trong đó :

HX: Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm. CBH: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh.

KTG: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ KBT: Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.

2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu công việc đối với BHHS.

Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác quá trình triển khai nghiệp vụ BHHS bao gồm các khâu công việc: khâu khai thác, khâu đề phòng hạn chế tổn thất, khâu giám định, khâu bồi thường tổn thất... để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu. Sau đó đánh giá xem xét xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

2.3.1.Hiệu quả khâu khai thác.


Kết quả khai thác trong kỳ Hiệu quả khai thác trong kỳ ═ ————————————

Chi phí khai thác trong kỳ

Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ BHHS cũng có thể là số học sinh tham gia bảo hiểm trong kỳ ... còn chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc là tổng số đại lý khai thác trong kỳ.

2.3.2. Hiệu qủa hoạt động giám định.

Kết quả giám định trong kỳ Hiệu quả giám định bảo hiểm ═ —————————————

Chi phí giám định trong kỳ

Tử số của chỉ tiêu này có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc số học sinh đã được bồi thường trong kỳ. Mẫu só là tổng chi phí giám định.

2.3.3.Hiệu quả công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Hiệu quả công tác đề Lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ phòng hạn chế tổn thất ═ —————————————————

Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất

Hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất phản ánh cứ một đồng chi phí đề phòng hạn chế tổn thất bỏ ra trong kỳ thì sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho nghiệp vụ này. Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn khi đưa ra phân tích một số nghiệp vụ bảo hiểm như BHHS, bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Như vậy, thông qua các chỉ tiêu này có thể đánh giá được toàn bộ kết quả và hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHHS của doanh nghiệp. Từ đó thấy được các ưu, nhược điểm và tìm ra các giải pháp nhanh chóng khắc phục nhằm đưa hoạt động kinh doanh của DNBH nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHHS nói riêng ngày càng phát triển.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ

BẢO HIỂM HỌC SINH TẠI BẢO VIỆT NGHỆ AN.


I. Cơ sở pháp lý để thực hiện bảo hiểm học sinh.

Cơ sở pháp lý của BHHS là những văn bản chỉ dạo của Chính phủ và các Bộ quản lý nhà nước:

1. Quyết định số 115-HĐBT ngày 29/9/1986 của Hội đồng bộ trưởng về một số chế độ đảm bảo đời sống và học tập của học sinh tại các trường đào tạo.

Trong thời kỳ giữa những năm 80 của thế kỷ 20 việc bảo đảm đời sống và học tập của học sinh một phần dựa vào ngân sách đào tạo của Nhà nước, một phần dựa vào kết quả lao động sản xuất của học sinh trong nhà trường và sự đóng góp của gia đình học sinh. Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nước ta lúc đó gọi là Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 115-HĐBT ngày 29/9/1986 về một số chế độ bảo đảm đời sống và học tập của học sinh tại các trường đào tạo.

Nội dung của Quyết định này chủ y nhằm giải quyết chế độ bảo đảm đời sống và học tập của học sinh các trường đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế và tài chính của Nhà nước thời kỳ đó. Trong quyết định này tại điều 9 đã quy định rằng: Công ty Bảo hiểm Việt Nam ra các thể lệ bảo hiểm đối với học sinh các trường và thu lệ phí hàng năm của học sinh theo quy định”.Quyết dịnh này có hiệu lực thi hành kể từ năm học 1986-1987.

2. Quyết định số 241/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí.

Nội dung chủ yếu của Quyết định này gồm có các phần thu học phí, thu tiền đóng góp để xây dựng trường học, thu lệ phí thi và lệ phí tuyển sinh, thu tiền ở ký túc xá và đặc biệt là “tất cả các trường đều thu tiền bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh”. Bộ giáo dục và đào tạo cùng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu và sử dụng học phí như phần ngân sách bổ sung cho giáo dục và đào tạo, không trừ vào ngân sách giáo dục và đào tạo hằng năm.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí