+ Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (Trừ những người được bảo hiểm ở tuổi vị thành niên).
+ Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả, răng giả...
+ Chiến tranh, phóng xạ...
3.Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. a.Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trong hợp đồng bảo hiểm của người được bảo hiểm trên cơ sở lợi ích bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chẳng những phải có đối tượng bảo hiểm rõ ràng, mà còn phải đánh giá về đối tượng bảo hiểm đó và dựa vào sự đánh giá đó để quyết định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc bồi thường tổn thất hoặc trả tiền bảo hiểm và cũng là cơ sở để tính phí bảo hiểm. Như vậy số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm của các công ty bảo hiểm. Đây là cơ sở quan trọng để xác định số tiền bồi thường. Đối với nghiệp vụ BHHS hiện nay số tiền bảo hiểm dao động trong khoảng 1.000.000 đến 10.000.000đồng/người. Trong thực tế hạn mức trách nhiệm mà học sinh tham gia phổ biến hiện nay khoảng từ
4.000.000 đến 6.000.000 đồng/người.
b. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản chi phí của người tham gia bảo hiểm trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để trả giá việc doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đảm bảo bằng hình thức bảo hiểm theo sự thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Do đó phí bảo hiểm là khoản tiền của người tham gia bảo hiểm chi ra để đổi lấy trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí bảo hiểm phải nộp nhiều hay ít là do số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm quyết định. Phí bảo hiểm có thể nộp một lần cũng có thể nộp nhiều lần theo định kỳ.
Việc xác định mức phí bảo hiểm hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của công ty bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm phải được xác định để có thể vừa đảm bảo đủ để chi trả bồi thường, lại vừa đem lại một phần lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm. Nếu để mức phí quá thấp thì có thể dẫn đến hiện tượng thu không đủ bù chi, làm ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận của công ty. Ngược lại nếu mức phí qúa cao lại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty bảo hiểm trên thị trường đồng thời khó thu hút khách hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An - Thực trạng và giải pháp - 1
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh.
- Thông Tư Của Liên Bộ Tài Chính- Giáo Dục Và Đào Tạo Số 35/tt-Lb Ngày 25/4/1995 Hướng Dẫn Về Bảo Hiểm Toàn Diện Đối Với Học Sinh, Sinh Viên.
- Tình Hình Khai Thác Bảo Hiểm Toàn Diện Học Sinh Tại Bảo Việt Nghệ An Giai Đoạn (2005-2006).
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm: xác suất rủi ro, tỷ lệ bồi thường, chi phí quản lý, chi hoa hồng... Do đó khi tính phí bảo hiểm cần phải tính đến đầy đủ các yếu tố trên.
Để tính toán hợp lý phí bảo hiểm người ta sử dụng các cách sau:
* Phí bảo hiểm được xác định bởi hai nhân tố là phụ phí và phí thuần:
P=d+f
Trong đó : P: phí bảo hiểm
d:phụ phí f: phí thuần
Phí thuần f được xác định theo công thức sau:
∑Ci +∑Ti
f = ——————
∑Li
Trong đó:
Ci: Số tiền trả cho người bị tai nạn và sau đó bị chết năm thứ i Ti: Số tiền trả cho những người bị thương tật năm thứ i
Li: Số người tham gia bảo hiểm học sinh Phụ phí d bao gồm:
-Chi cho hoạt động quản lý của công ty bảo hiểm, thông thường từ 5% - 15%
-Chi trích quỹ dự trữ, đề phòng hạn chế tổn thất
-Khoản thuế mà công ty phải nộp
-Các khoản khác
* Phí bảo hiểm được xác định dựa trên số tiền bảo hiểm:
Phí bảo hiểm= Tỷ lệ phí * Số tiền bảo hiểm
Trong thực tế triển khai bảo hiểm học sinh, hầu hết các công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Việt thường áp dụng cách tính phí theo tỷ lệ và số tiền bảo hiểm.
4. Hợp đồng bảo hiểm.
4.1. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ có trong hợp đồng đó. Nội dung của tất cả các loại hợp đồng đều là mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể hợp đồng, hợp đồng BHHS cũng không ngoại lệ đó. Khi có yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thông qua nhà trường đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm trên cơ sở danh sách học sinh đã đóng phí bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho học sinh.
4.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm học sinh được quy định tuỳ theo từng loại điều kiện bảo hiểm cụ thể như sau:
- Điều kiện bảo hiểm A: hợp đồng bảo hiểm theo loại này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày đóng phí bảo hiểm. Những hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho thời hạn tiếp theo.
- Điều kiện bảo hiểm B: Hợp đồng bảo hiểm loại này có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm hoàn thành thủ tục đóng phí bảo hiểm theo quy định.
- Điều kiện bảo hiểm C: Hợp đồng bảo hiểm loại này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định.
- Điều kiện bảo hiểm D: Hợp đồng bảo hiểm loại này có hiệu lực ngay sau khi đóng phí bảo hiểm đối với trường hợp tai nạn hoặc hợp đồng tái tục liên tục.
4.3. Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp hai bên đề nghị huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, bên yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước 30 ngày kể từ ngày định huỷ bỏ. Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận huỷ bỏ, Bảo Việt sẽ hoàn trả 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm này chưa có lần nào được Bảo Việt chấp nhận trả tiền bảo hiểm.
5. Thời hạn bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm là một năm, trừ trường hợp có thoả thuận khác với công ty bảo hiểm.
6. Trách nhiệm của các bên khi tham gia bảo hiểm.
a. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ BHHS, trên cơ sở nghiêm chỉnh tuân theo Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm cụ thể như sau:
- Triển khai tới các trường và các cơ quan khác có liên quan những quy định của Nhà nước về nội dung, phạm vi BHHS, quyền lợi của người mua bảo hiểm, thủ tục bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.
- Cung cấp cho các trường những văn bản pháp lý và quy tắc bảo hiểm có liêb quan đến chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.
- Tổ chức mạng lưới đại lý rộng rãi, thuận tiện cho việc thu và chuyển phí bảo hiểm.
- Thanh toán tiền hoa hồng cho các trường hoặc đại lý theo quy định của Bộ Tài chính ngay sau khi nhận được phí bảo hiểm.
- Trả tiền bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn cho học sinh, sinh viên khi xảy ra trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
- Phối hợp cùng với nhà trường tuyên truyền phổ biến rộng rãi quyền lợi của người được bảo hiểm.
- Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác đề phòng hạn chế rủi ro tai nạn.
b.Trách nhiệm của bên tham gia bảo hiểm.
Khi tham gia BHHS, người tham gia bảo hiểm cần có trách nhiệm sau:
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia BHHS, trên cơ sở tuân theo luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định trên đây, người tham gia bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp cần thiết và có thể thực hiện để cứu chữa nạn nhân trong trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải trung thực trong việc khai báo và cung cấp các chững từ chính xác về rủi ro được bảo hiểm.
Đối với các trường học cần có trách nhiệm cụ thể như sau:
- Phối hợp với các công ty bảo hiểm phổ biến chế độ BHHS cho các em và phụ huynh học sinh của trường; vận động học sinh, sinh viên và gia đình họ tích cực tham gia BHHS.
- Giới thiệu cán bộ làm đại lý cho công ty bảo hiểm. Đại lý có trách nhiệm lập danh sách học sinh, sinh viên và thu phí bảo hiểm của học sinh, sinh viên theo những thoả thuận của công ty bảo hiểm.
- Chỉ đạo các bộ phận chức năng và đại lý hướng dẫn cho học sinh, sinh viên kê khai trung thực và đầy đủ các khoản mục quy định trong giấy yêu cầu bảo hiểm, ký hợp đồng bảo hiểm và chuyển phí bảo hiểm thu được cho công ty bảo hiểm theo đúng quy định.
- Khi học sinh, sinh viên của trường bị tai nạn, ốm đau, nằm viện điều trị, phẫu thuật, chết ... thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, nhà trường cần đôn đốc các bộ phận chức năng và đại lý nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết theo mẫu hướng dẫn của công ty bảo hiểm để giúp học sinh, sinh viên hoặc gia đình các em sớm nhận được tiền bảo hiểm.
IV. Quy trình khai thác Bảo hiểm học sinh.
1. Công tác khai thác.
Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, trong bảo hiểm toàn diện học sinh công tác khai thác là công tác quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Một nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là hoạt đông theo nguyên tắc số đông, phí bảo hiểm từ rất nhiều người tham gia sẽ được tập hợp lại tạo nên quỹ tiền tệ tập trung. Từ quỹ này mới đem bồi thường cho một số ít những người không may gặp rủi ro. Công tác khai thác quyết định số khách hàng tham gia bảo hiểm, càng thực hiện tốt công tác này thì số lượng khách hàng tham gia càng lớn. Từ đó sẽ tạo nên quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để đảm bảo vừu chi trả bồi thường, chi đề pjhòng hạn chế tổn thất, ch quản lý... lại vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có khoản lợi nhuận hợp lý. Bởi vậy trong công tác khai thác doanh nghiệp
bảo hiểm cần phải có các giải pháp hợp lý để từ đó thu hút được số lượng đông đảo học sinh, sinh viên tham gia boả hiểm.
Thông thường công tác khai thác được tiến hành theo các bước:
+Lập kế hoạch khai thác trong kỳ. Vì bất cứ công việc nào muốn có được kết quả tốt thì cần có kế hoạch từ trước, kế hoạch khai thhác đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong kỳ, đồng thời nó còn là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện của công tác sau này.
+ Xây dựng các biện pháp khai thác. Để có thể thực hiện được các mục tiêu đặt ra thì cần phải có các biện pháp thích hợp, muốn vậy công ty cần nghiên cứu đưa ra các biện pháp từ trước.
+ Thực hiện các biện pháp khai thác: là quá trình đưa ra các biện pháp ở trên vào thực tế triển khai.
+ Đánh giá kết quả thực hiện được: đựa vào kết quả khai thác này, công ty bảo hiểm sẽ đối chiếu với các kế hoạch từ đầu kỳ, từ đó thấy được mặt tích cực cũng như những tồn tại làm cơ sở hoạch định kế hoạch khai thác kì sau.
BHHS thường được tiến hành vào đầu năm học. Do vậy cứ vào thời điểm này thì hầu hết các công ty đều dốc hết nguồn lực của mình tập trung vào khâu khai thác để đạt được kết qủa cao.
Cũng giống như các nghiệp vụ khác, để công tác khai thác của bảo hiểm học sinh đạt kết quả tốt, các công ty bảo hiểm đều phải xây dựng cho mình một quy trình khai thác riêng. Quy trình khai thác đó có thể thực hiện như sau:
● Nhận thông tin từ phía khách hàng.
● Đánh giá rủi ro.
● Xem xét hợp đồng.
● Đàm phán chào phí.
● Chấp nhận bảo hiểm.
● Cấp đơn thu phí bảo hiểm.
● Theo dõi thu phí và tiếp nhận giải quyết mới.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Do dặc thù riêng của ngành bảo hiểm, công tác đề phòng hạn chế tổn thất có vai trò rất quan trọng, càng làm tốt công tác này thì chi phí lớn nhất của ngành bảo hiểm là chi bồi
thường sẽ càng ít. Do đó lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao. Mặc dù chỉ bảo hiểm cho những rủi ro mang tính bất ngờ, ngẫu nhiên, nhưng chúng ta cũng có thể tác động làm giảm khả năng xảy ra những rủi ro đó. Đối với BHHS thì biện pháp đề phòng giáo dục tốt nhất là làm sao để các em tự nhận thức được các mối nguy hiểm, ý thức được hành động của mình. Để làm được điều đó công ty bảo hiểm cần phối hợp hoạt động tốt với gia đình và nhà trường, thường xuyên nhắc nhở các em phải chú ý chăm sóc sức khoẻ của mình, từ đó hạn chế được nguy cơ xảy ra rủi ro.
Vì vậy để đề phòng kiểm soát tổn thất các doanh nghiệp bảo hiểm thường thực hiện theo các bước:
● Khảo sát điều tra thực tế, thu thập các thông tin có liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đến đặc điểm các loại rủi ro. Đánh giá các cam kết của khách hàng tham gia bảo hiểm. Sau đó lập thành văn bản chi tiết mô tả các thông tin qua điều tra khảo sát để báo cáo lên cấp trên. Như vậy DNBH mới có thể đưa ra các khuyến nghị, đề xuất giúp khách hàng loại trừ được các rủi ro có thể gây tổn thất.
● Phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro.
●Thực hiện chương trình quản lý rủi ro .
Để thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất, các doanh nghiệp bảo hiểm thường phối hợp với các cơ quan chức năng, các trường học, các tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm cho học sinh, sinh viên; thực hiện các chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích mọi thành viên tham gia vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm thường:
+ Phối hợp gia đình, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô hướng dẫn các em học sinh tham gia những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, đề ra thời gian biểu cho các em học tập, vui chơi ở nhà và trường học. Nghiêm cấm chơi các trò nguy hiểm như đua xe, trèo cây cao, chơi bóng ở vỉa hè hay lòng đường...
+ Phổ biến cho các em học sinh kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, luạt lệ an toàn giao thông, cấp kinh phí cho nhà trường dùng để mua thuốc men, sách báo về chăm sóc sức khoẻ, khuyến khích các trường thành lập hội chữ thập đỏ hướng dẫn học sinh phòng bệnh và chữa bệnh.
+ Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh vào các dịp thích hợp để kết hợp giữa gia đình, nhà trường, công ty tìm ra các biện pháp phòng ngừa hạn chế tai nạn.
+ Phối hợp với cảnh sát giao thông công cộng, cac cơ quan truyền hình báo chí tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông cho các em, xây dựng biển báo, áp phích ... ở cổng trường hay các đoạn đường dễ xảy ra tai nạn nhằm nhắc nhở các em chú ý khi tham gia giao thông. Tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông, hình thành ý thức cho các em học sinh biết cách tự bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho bản thân mình.
+ Khuyến khích khen thưởng kịp thời cho những đơn vị nào làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
3. Công tác giám định.
Giám định tổn thất là một trong những công việc cơ bản của công ty bảo hiểm. Thông qua giám định người ta nắm được mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra, từ đó làm cơ sở để xác định số tiền bồi thường. Đồng thời thông qua giám định công ty bảo hiểm còn phát hiện được hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm để có biện pháp xử lý. Làm tốt công tác giám định giúp doanh nghiệp bảo hiểm dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo là bồi thường tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm .Vì mặc dù trong BHHS việc giám định tổn thất không khó khăn như các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhưng cũng không thể xem nhẹ, bỏ qua
. Bởi trong thực tế những trường hợp gian lận trục lợi bảo hiểm vẫn xảy ra.
Thông thường quy trình giám định tổn thất thường được thực hiện như sau:
+ Sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ bảo hiểm sẽ đối chiếu với giấy chứng nhận bảo hiểm và danh sách tham gia bảo hiểm từ đó xác định mức độ và loại hình bảo hiểm.
+ Kiểm tra biên bản tai nạn trong trường hợp xảy ra tai nạn xem xét các chứng từ y tế để xác định tình trạng xảy ra tai nạn: có nằm viện hoặc phẫu thuật không? Thời gian nằm viện... trong trường hợp có nghi vấn phải đi xác minh lại tại bệnh viện.
Lập xác minh theo mẫu của công ty, sau khi lập xong cán bộ xác minh phải ghi rõ họ tên, nội dung chủ yếu của biên bản xác minh bao gồm:
- Họ tên người bị tai nạn .
- Địa chỉ.
- Số tiền bảo hiểm.