3. Thông tư của Liên Bộ Tài chính- Giáo dục và đào tạo số 35/TT-LB ngày 25/4/1995 hướng dẫn về bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên.
Trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh theo Quyết định số 115/HĐBT ngày 29/9/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, phạm vi bảo hiểm chỉ mới giới hạn ở những rủi ro tai nạn bất ngờ, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm lo sức khoẻ toàn iện cho học sinh, sinh viên, cũng như trợ giúp cho gia đình học sinh trong trường hợp con em họ bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc giải phẫu tại bệnh viện.
Nhằm khắc phục những hạn chế kể trên , tạo điều kiện tăng cường công tác chăm lo sức khoẻ cho học sinh, sinh viên và để thực hiện Quyết định số 241/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí trong đó cho phép tất cả các trường đều được thu tiền bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh: Liên bộ tài chính, Giáo dục và đào tạo hướng dẫn một số nội dung làm cơ sở mở rộng phạm vi bảo hiểm và thực hiện một số chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh. Ngoài phần quy định chung ra, Thông tư này còn quy định cụ thể trách nhiệm của các công ty bảo hiểm và trường học, đồng thời nêu rõ biện pháp tổ chức thực hiện bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên.
4. Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh.
Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24 giò ngày đêm là tên gọi đầy đủ của quy tắc này được ban hành theo quy định số 256/TC/BH ngày 22/7/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nội dung chủ yếu của quy tắc này nhằm quy định nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh. Trên cơ sở đó quy định cụ thể phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm. Một trong những nội dung quan trọng của quy tắc này là quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của người được bảo hiểm, thủ tục trả tiền bảo hiểm. Phần cuối cung quy định việc giải quyết tranh chấp có liên quan tới quy tắc này dựa trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật hiện hành của Nhà nước. Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh có hiệu lực thi hành từ năm học 1991-1992.
5. Điều khoản bảo hiểm toàn diện đối với học sinh.
Điều khoản bảo hiểm toàn diện đối với học sinh được ban hành theo quy định số 1035/PHH ngày 8/7/1994 của Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Điều khoản bảo hiểm này được xây dựng trên cơ sở các quy tắc bảo hiểm có liên quan đã được Bộ Tài
chính ban hành như “Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh”, “quy tắc bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật”. Điều khoản bảo hiểm toàn diện đối với học sinh sử dụng các khái niệm chuyên môn theo đúng nghĩa đã được giải thích trong các quy tắc bảo hiểm có liên quan kể trên.
Điều khoản bảo hiểm này gồm có 16 điều. Nội dung chủ yếu của điều khoản bảo hiểm này cũng có những phần quy định pháp lý về các mặt nghiệp vụ có liên quan như quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh. Điều khác nhau cơ bản là “Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh” chỉ giới hạn trong phạm vi bảo hiểm những rủi ro tai nạn bất ngờ. Điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh đã mở rộng phạm vi bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu góp phần chăm lo sức khoẻ toàn diện cho học sinh, sinh viên, cũng như trợ giúp cho gia đình trong trường hợp con em họ chẳng may bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc giải phẫu tại bệnh viện.
Kể từ năm 1994 cho tới năm đầu thế kỷ 21 này, nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh, sinh viên khi không may bị rủi ro tai nạn bất ngờ. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm học sinh này, hàng năm Bảo Việt đều có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết, nhưng trên thực tế cũng còn nhiều điều chưa được giải quyết triệt để. Theo đà phát triển kinh tế ngày càng đổi mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống của nhân dân ta, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để thực hiện triệt để nghiệp vụ bảo hiểm học sinh và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người được bảo hiểm ngày 27/3/2002. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quyết định đưa ra quyết định số 744/2002/QĐ/TGĐ về viêch ban hành điều khoản sửa đổi, bổ sung bảo hiểm toàn diện học sinh.
Điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh đã được sửa đổi, bổ sung này có tên gọi chính thức là “Điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2002 và thay thế “Điều khoản bảo hiểm toàn diện đối với học sinh” đã ban hành ngày 8/7/1994.
“Điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh”gồm có 18 điều so với “Điều khoản bảo hiểm toàn diện đối với học sinh” đã ban hành trước đây có những sửa đối, bổ sung như sau:
5.1.Quy định rõ những khái niệm chuyên môn áp dụng trong điều khoản này.
5.2.Về đối tượng bảo hiểm bổ sung thêm hai đối tượng bảo hiểm là: tiểu học , cao đẳng.
5.3.Về phạm vi bảo hiểm quy định rõ những điều kiện bảo hiểm cụ thể như sau:
-Điều kiện bảo hiểm A: tức là điều kiện bảop hiểm rủi ro chết do ốm đau, bệnh tật.
-Điều kiện bảo hiểm B: là điều kiện bảo hiểm rủi ro chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn.
-Điều kiện bảo hiểm C: là điều kiện bảo hiểm rủi ro phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật.
-Điều kiện bảo hiểm D: là điều kiện bảo hiểm rủi ro nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn.
5.4. Về việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm .
Trong phần này có sự sửa đổi, bổ sung quan trọng chủ yếu nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm. Cụ thể là: “Khi có yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thông qua nhà trường đóng phí bảo hiểm cho Bảo Việt, Boả Việt nhận bảo hiểm trên cơ sở danh sách học sinh đã đóng phí bảo hiểm, đồng thời cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng học sinh.
5.5. Về số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
-Số tiền bảo hiểm trước đây quy định từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/người/vụ nay được bổ sung từ 1 triệu đến 20 triệu đồng/người/vụ.
-Phí bảo hiểm trước đây quy định mức bình quân là 0.9%/STBH/người/năm nay bổ sung quy định tuỳ theo điêuù kiện bảo hiểm cụ thể, mức phí bảo hiểm cao nhất là 0.4% mức phí thấp nhất là 0.1% /STBH/người/năm.
5.6. Về thời hạn gửi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trước đây quy định chỉ giới hạn trong vòng 30 ngày nay mở rộng trong vòng 1 năm.
5.7. Về thời hạn chi trả tiền bảo hiểm.
Thời hạn xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trước đây quy định trong vòng 21 ngày nay giảm xuống chỉ còn 15 ngày.
II. Một vài nét về Bảo Việt Nghệ An. 1.Giới thiệu chung về Bảo Việt Nghệ An.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính có phạm vi hoạt động rộng liên quan đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Đặc điểm tạo nên sự khác biệt của ngành bảo hiểm so với các ngành khác là bảo hiểm cung cấp một cơ chế tài chính tốt nhất cho cá nhân và tổ chức - một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Thực tế trên thị trường thế giới, bảo hiểm đã được ra đời từ rất lâu nhưng do điều kiện kinh tế nước ta còn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nên thị trường bảo hiểm nước ta được hình thành khá muộn. Ngày 17/12/1964 Chính phủ mới quyết định thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam và ngày 15/1/1965 Bảo Việt mới chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 18/4/1981, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh ra quyết định thành lập Phòng Bảo hiểm Nghệ Tĩnh là tiền thân của Bảo Việt Nghệ An ngày nay.Trong những năm đầu mới thành lập, phòng bảo hiểm Nghệ Tĩnh chủ yếu thực hiện một số nghiệp vụ bảo hiểm hành khách, bảo hiểm tàu biển viễn dương, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Năm 1986, với sự đổi mới của Đảng, hoạt động bảo hiểm trên địa bàn ngày càng phát triển, ngoài việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới đượ triển khai và phát triển như bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm tai nạn học sinh, bảo hiểm tàu thuyền đánh cá, bảo hiểm thí điểm vật nuôi và cây trồng.
Năm 1987, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nhiều nghiệp vụ mới như bảo hiểm tai nạn học sinh, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm nông nghiệp và nhằm đáp ứng cho sự phát triển đó, Bộ Tài Chính đã quyết định chuyển phòng bảo hiểm thành chi nhánh bảo hiểm Nghệ Tĩnh, điều này thể hiện sự lớn mạnh về cơ cấu tổ chức cũng như sự lớn mạnh của Bảo Việt trên địa bàn.
Năm 1989, với quy mô phát triển lớn mạnh của Bảo Việt, thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động bảo hiểm trong giai đoạn mới, Bộ Tài Chính đã quyết định thành lập lại Bảo Việt, chuyển Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, các chi nhánh tại các Tỉnh, thành phố được chuyển thành công ty. Công ty Bảo hiểm Nghệ Tĩnh ra đời từ đây.
Năm 1991, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Nghệ Tĩnh được tách làm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển bảo hiểm trên địa bàn sau khi chuyển một bộ phận cán bộ vào thành lập Công ty Bảo hiểm Hà Tĩnh, Công ty bảo hiểm Nghệ Tĩnh được đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Nghệ An ( tên gọi tắt là Bảo Việt Nghệ An).
Từ năm 1996, thị trường bảo hiểm bắt đầu có thay đổi với sự tham gia hoạt động của các Doanh nghiệp bảo hiểm tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt. Nhưng với sự đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy, phong cách phục vụ . Xác định yếu tố con người là quyết định, Công ty tổ chức phân loại cán bộ cán bộ, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ theo phong cách làm việc hiện đại. Được sự giúp đỡ của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Công ty mở rộng mạng lưới phục vụ xuống tận các huyện, xã bằng việc thành lâp các phòng bảo hiểm khu vực 2, 3, 4, 5 tại các huyện Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, tuyển dụng và đào tạo hàng trăm đại lí chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Bên cạnh những sản phảm bảo hiểm truyền thống như bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm hàng háo XNK, bảo hiểm xe ô tô, xe máy...Công ty đã triển khai nhiều sản phẩm bảo hiểm mới như: bảo hiểm con người,học sinh, bảo hiểm xây dựng- lắp đặt... Đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được công ty bắt đầu triển khai từ năm 1996 và đã phát triển với tốc độ rất nhanh.
Tính đến năm 2000, công ty đã triển khai và thực hiện hơn 30 loại sản phẩm bảo hiểm. Hoạt động của Công ty phát triển với tốc độ cao, mức tăng trưởng bình quân hằng năm đạt từ 20% đến 25%.
Năm 2000, thực hiện Luật kinh doanh Bảo hiểm do Quốc hội khoá X thông qua và nhằm đáp ứng nhu cầu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận cán bộ của Bảo Việt Nghệ An được tách ra thành lập Công ty bảo hiểm nhân thọ Nghệ An. Đánh dấu một mốc quan trọng là từ năm 2000, trên địa bàn Nghệ An có hai đơn vị thành viên của Bảo Việt cùng hoạt động, trong đó Bảo Việt nhân thọ Nghệ An chuyên kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt Nghệ An chuyên kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
Năm 2000-2005 mức độ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt, quyết liệt. Thực hiện chiến lược phát triển của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam “đổi
mới, hiệu quả và phát triển bền vững” với phương châm hoạt động là “phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”, Bảo Việt Nghệ An xác định hướng hành động là “Lấy khách hàng làm trung tâm hoạt động”. Công ty đã thực hiện đổi mới phong cách phục vụ, mở rộng mạng lưới phục vụ khách tới tận vùng dan cư, tới tận địa chỉ khách hàng. Đưa đến cho khách hàng nhiều tiện ích như: Tổ chức trực hỗ trợ giải quyết tai nạn 24/24 giờ; thành lập Trung tâm cứu hộ miễn phí xe cơ giới; đơn giản hoá thủ tục hồ sơ và rút ngắn thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm... Những cải tiến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng phục vụ của công ty được khách hàng đánh giá cao. Nhờ đó, khách hàng truyền thống của công ty ổn định và càng có nhều khách hàng mới đến với công ty.
2. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Nghệ An.
Theo báo cáo thống kê của Bảo Việt Nghệ An, từ năm 2000 – 2005 tốc độ tăng trưởng của Công ty luôn ở mức cao, mức tăng trưởng bình quân hằng năm từ 19%- 25% so với năm trước ( doanh thu năm 2000 là 17.137 triệu dồng ,năm 2005 là 45.344 triệu đồng
Tổng doanh thu của Bảo Việt NghệAn
50000
40000
30000
20000
10000
0
2001
2002
2003
2004
2005
triệu đồn
); thực hiện nghĩa vụ ngân sách luôn vượt mức kế hoạch hằng năm từ 40% đến 78% so với chỉ tiêu của tỉnh giao; công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng được thực hiện nhanh chóng kịp thời, đảm bảo đúng quy định; các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo được công ty chú trọng. Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ không ngừng được cải thiện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được tổ chức thực hiện và duy trì đều đặn, tạo môi trường văn hoá lành mạnh trong Công ty và địa bàn nơi Công ty hoạt động.
Nguồn: Bảo Việt Nghệ An.
Nộp ngân sá ch Nhà nư ớ c
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2001 2002 2003 2004 2005
Triệu đồng
Nguồn: Bảo Việt Nghệ An.
Tốc độ tăng trưởng của Bảo Việt Nghệ An năm 2005 đạt 25% nhưng sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng này đã có xu hướng giảm xuống. Tổng doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2005 đạt 45,344 tỷ đồng, sang năm 2006 đạt 50,01 tỷ đồng tăng 10,29%.
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BVNA giai đoạn 2005-2006
NGHIỆP VỤ | DOANH THU (triệu đ) | Tốc độ phát triển (%) | ||
NĂM 2005 | NĂM 2006 | |||
1 | BHTNDS ôtô | 8.624 | 9.792 | 113,54 |
2 | BH TNDS môtô | 8.195 | 8.023 | 97,9 |
3 | BH vật chất xe ôtô | 14.920 | 16.750 | 112,26 |
4 | BH vật chất xe môtô | 39 | 45 | 115,38 |
5 | BH tai nạn hành khách | 652 | 639 | 98 |
6 | BH tai nạn lái phụ ôtô | 898 | 1.012 | 112,69 |
7 | BH TNạn lái phụ xe môtô | 1.482 | 1.375 | 92,78 |
8 | Bh kết hợp con người | 5.272 | 5.930 | 112,48 |
9 | BH kết hợp học sinh | 4.265 | 4.634 | 108,65 |
10 | BH khách du lịch | 79 | 91 | 115,19 |
11 | BH các nghiệp vụ còn lại | 914 | 1.719 | 188,07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An - Thực trạng và giải pháp - 1
- Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An - Thực trạng và giải pháp - 2
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh.
- Tình Hình Khai Thác Bảo Hiểm Toàn Diện Học Sinh Tại Bảo Việt Nghệ An Giai Đoạn (2005-2006).
- Tình Hình Giám Định Của Bảo Việt Nghệ An Giai Đoạn 2005-2006.
- Hiệu Quả Xã Hội Của Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Học Sinh Tại Bảo Việt Nghệ An Giai Đoạn 2005-2006.
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
45.344 | 50.010 | 110,3 |
Nguồn: Bảo Việt Nghệ An Trong năm nay, các nghiệp vụ bảo hiểm hầu như có tăng nhưng chậm hơn so với các năm trước. Thậm chí còn có một số nghiệp vụ có xu hướng giảm như : BHTNDS môtô, BH tai nạn hành khách, BH tai nạn lái phụ xe môtô. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của biến động thị trường bảo hiểm. Sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn đã làm cho Bảo Việt phải chia sẻ thị phần một số nghiệp vụ bảo hiểm. Điều này đã dẫn đến mức tăng trưởng phí mà Bảo Việt đạt được trong năm 2006 vừa qua giảm xuống còn 10,29% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu không tốt mà Bảo Việt Nghệ An cần
phải có các biện pháp khắc phục.
II.Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An.
Kết thúc năm 2006 với những kết quả kinh doanh khả quan, Bảo Việt Việt Nam bước vào năm 2007 với những ưu tiên, thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2006 -2010, đó là : Bảo Việt Việt Nam tiếp tục thực hiện phương châm "Đổi mới tăng trưởng hiệu quả để phát triển bền vững". Phương châm hoạt động đã cho thấy Bảo Việt Việt Nam ưu tiên mục tiêu đổi mới bao gồm đổi mới về tư duy, về cơ chế hoạt động và tổ chức. Sự đổi mới này được thể hiện trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhằm giữ vững vị trí tiên phong, dẫn đầu thị trường. Cùng với đổi mới là ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng nhằm khai thác tối đa tốc độ tăng trường cao của thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Cùng với xu thế đó, thị trường bảo hiểm Nghệ An nói chung cũng như thị trường Bảo hiểm học sinh nói riêng đang càng được mở rộng và ngày càng lớn mạnh. Kết quả khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh có sự biến chuyển rõ rệt.
Bảo hiểm toàn diện học sinh đã được Bảo Việt Nghệ An triển khai từ năm 1986. Lúc mới triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện này trên địa bàn Nghệ An là rất khó khăn bởi vì đây là nghiệp vụ mới mẻ nên việc tuyên truyền quảng bá đòi hỏi phải cụ thể rõ ràng và nhất là quyền lợi mà nó mang lại thì chưa có thực tế để chứng minh. Vì vậy việc triển khai nghiệp vụ này vào các trường học và được các trường tiếp nhận là không nhiều. Nhưng cùng với thời gian và có sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo Bảo Việt Nghệ An, Công ty coi đây là một nghiệp vụ bảo hiểm chủ lực và có sự phân công trách nhiệm cho từng cán bộ công nhân viên xuống tiếp cận nhà trường, phụ huynh học sinh để tuyên truyền hướng dẫn