Khái Quát Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Hồi Giáo Tại Đông Nam Á

Không chỉ vậy, Đông Nam Á là xứ sở hiếm hoi mà Hồi giáo không cần dùng đến bạo lực để giành lấy sự ảnh hưởng. Vốn mang tồn tại màu sắc của chủ nghĩa thần bí có sẵn trong truyền thông văn hóa của các cư dân vùng bán đảo Ả rập, Hồi giáo vì thế đi lại rất tự nhiên trong cuộc sống tâm linh và thần bí phương Đông [22].

Trong thế kỉ XV, Malacca được xem là điểm dừng chân, nơi án ngữ tuyến đường chính trong giao thương hàng hóa từ phương Tây đến Đông Nam Á [1]. Để có thể giao tiếp và buôn bán với nhau, những thương nhân đến từ những vùng đất khác nhau cần một ngôn ngữ chung. Ngôn ngữ duy nhất đáp ứng được yêu cầu lúc bấy giờ chính là tiếng Melayu của người Malaya ở Malacca. Việc sử dụng rộng rãi và chung một ngôn ngữ cũng khiến Hồi giáo phát triển mạnh mẽ hơn. Hầu hết người dân ở Malacca đều theo Hồi giáo. Bên cạnh việc khuyến khích làm giàu, quan niệm về con người bình đẳng với nhau trước thánh Allah của Hồi giáo khiến người dân khu vực các quốc gia Hồi giáo Đông Nam Á nhìn nhận tôn giáo này hoàn toàn khác so với sự phân chia đẳng cấp trong xã hội vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc Hinđu giáo. Cảm thấy bản thân được tôn trọng, điều mà chưa bao giờ cảm nhận có lẽ là một trong những lý do khiến người dân không chống đối mà

đón nhận Hồi giáo trong sự hân hoan [1].

1.1.3. Khái quát những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo tại Đông Nam Á

Với những đặc điểm riêng, Hồi giáo tại các nước trong Đông Nam Á vừa mang đặc điểm chung của Hồi giáo truyền thống, vừa mang đặc điểm riêng.

Thứ nhất, quá trình Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á diễn ra muộn hơn so với các khu vực khác trên thế giới nhưng lại mạnh mẽ và có sức lan tỏa, đặc biệt là trong giai đoạn XV – XVI. Để có được quá trình Hồi giáo hóa như vậy, Hồi giáo đã từng bước thâm nhập và đời sống con người. Sau cả một quá trình giao thương và chuẩn bị trước đó, kết quả là Hồi giáo đã nhẹ nhàng thâm nhập vào đời sống xã hội và pháp luật các nước Đông Nam Á.

Thứ hai, trong quá trình hòa nhập và truyền bá ở khu vực Đông Nam Á, Hồi giáo cũng gặp những rào cản không thể tránh khỏi. Nhưng khác với khu vực Bắc Phi hay bán đảo Ibrique (Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha), Hồi giáo không cưỡng bức tôn giáo bằng bạo

lực, mà thâm nhập rất tự nhiên, với phương thức hòa bình, “không súng ống, giáo mác” tại khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba, nếu như Thiên Chúa lan tỏa ánh sáng giáo lý theo chiều “từ dưới lên” thì Hồi giáo khu vực Đông Nam Á truyền bá đức tin theo chiều “từ trên xuống” [1]. Do vậy, người đứng đầu chính quyền thường là người chấp nhận thánh Allah. Những người khác cũng cải đạo theo. Một phần nguyên nhân xuất phát từ nguồn gốc sâu xa của Hồi giáo nguyên thủy trong ý tưởng của Mohammed về việc xây dựng một nhà nước Hồi giáo do mình đứng đầu. Hồi giáo ăn sâu vào chính quyền vừa là đặc điểm nổi bật vừa là nguyên nhân lý giải tại sao Hồi giáo thường có ảnh hưởng mạnh mẽ tại các chính thể quân chủ. Ví dụ tại Brunei, tôn giáo cũng ăn sâu trong hệ thống nhà nước. Điều 3 (3) của Hiến pháp Brunei Brunei năm 1959 sắp xếp để Hội đồng tôn giáo hoạt động với tư cách là Cố vấn tôn giáo cho Quốc vương. Sự độc quyền về mặt xác định quyền lợi này không có gì đáng ngạc nhiên khi Brunei thực sự là một chế độ quân chủ tuyệt đối, điều đó có nghĩa là các quyết định liên quan đến chính trị, tư pháp và hành pháp nào đều thuộc quyền quyết định của Quốc vương. Theo điều 38 của Hội đồng tôn giáo và Đạo luật Tòa án Kadis (Brunei), vai trò của Hội đồng tôn giáo Hồi giáo là: “Thay mặt và dưới quyền của Hoàng thượng với tư cách là người đứng đầu Tôn giáo Brunei Darussalam, giúp đỡ và tư vấn cho Quốc vương về tất cả các vấn đề liên quan đến tôn giáo của Brunei Darussalam…” [26].

Thứ tư, Hồi giáo của những quốc gia khác nhau lại có những điểm riêng, nhưng điểm chung của các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á là Hồi giáo đã có nhiều điểm khác biệt với Hồi giáo chính thống. Với việc pha trộn tín ngưỡng, sự đa dạng sắc tộc và thông qua “máy lọc” đầy tính nhân bản của nền văn minh bản địa khi tiếp nhận Hồi giáo [27]. Đồng thời sau một quá trình dài di chuyển và thay đổi cho phù hợp với con người và lối sống khu vực, Hồi giáo ở Đông Nam Á đã bay bớt màu sắc khắc nghiệt và dã man. Hồi giáo Đông Nam Á có sự ôn hòa, mềm dẻo hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thứ năm, mặc dù xâm nhập và chung sống khá tốt với các tôn giáo cùng tín ngưỡng bản địa, xong Hồi giáo vẫn vấp phải sự thời ơ, lạnh nhạt đến từ một số quốc gia trong Đông Nam Á. Bali là ví dụ điển hình về việc đối đầu với sự phát triển của Hồi giáo trong thế kỉ XVI bằng sự lớn mạnh về chính trị và sự phát triển mạnh mẽ của Bà la môn giáo

[1]. Việc ảnh hưởng của Hồi giáo cũng bị chững lại do quá trình thuộc địa cùng các chính sách thực dân nhằm làm xói mòn pháp luật Hồi giáo, đặt ách thống trị thực dân dễ dàng hơn [29].

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 3

Thứ sáu, quá trình Hồi giáo hóa vẫn đang tiếp diễn ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo khi tại nhiều cộng đồng, tín ngưỡng bản địa vẫn chiếm địa vị thống trị. Hệ quả của quá trình là sự ra đời của các Hồi quốc ở vùng bán đảo nay thuộc Indonesia và Malaysia. Với số lượng tín đồ Hồi giáo là 87,2% dân số theo Hồi giáo [30], dù không thừa nhận chính thức nhưng Indonesia là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất trên thế giới. Malaysia và Brunei khẳng định rõ ràng Hồi giáo là quốc giáo. Sự xuất hiện của Hồi giáo vẽ thêm màu sắc cho bức tranh tôn giáo, bản sắc vốn đa dạng của Đông Nam Á.

Thứ bảy, Hồi giáo có xu hướng gia tăng ảnh hưởng của mình tại các quốc gia. Tuy nhiên, khác với những quốc gia Hồi giáo ở Trung cận Đông, Hồi giáo mặc dù có khả năng chi phối, ảnh hưởng tực tiếp đến hoà bình và ồn định của khu vực nhưng sự chi phối của Hồi giáo ở Đông Nam Á vẫn mềm mại và ít căng thẳng hơn khi đóng vai trò quốc đạo và hệ tư tưởng điều hành đất nước tại một số quốc gia. Sức cải biến, sự linh hoạt tác động ngược trở lại để hoà nhập văn minh bên ngoài vào mình của nền văn hoá bản địa Đông Nam Á là lý do giải thích cho điều đó [31].

1.1.4. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á

Với sự mở rộng của Hồi giáo, luật Hồi giáo (Moslem law hay Islamic law) trong tiếng Ảrập gọi là Shari'ah (con đường đúng đắn) bao gồm một hệ thống các quy định tôn giáo [55, 174] ngày càng có ảnh hưởng tại các quốc gia theo Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Luật Shari’ah dựa trên triết lý đạo Hồi nhằm lập ra khuôn vàng thước ngọc cho các hành vi con người, hoạt động của cơ quan, tổ chức, những điều diễn ra xung quanh đời sống cá nhân: ăn kiêng, nuôi dạy con cái, nguyên tắc tu hành, bố thí cho người nghèo,… Ở phạm vi rộng hơn, nó cũng được dùng để giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề chiến tranh [5]. Giống như các dòng họ pháp luật khác trên thế giới, pháp luật Hồi giáo cũng có những đặc điểm riêng và khi du nhập sang Đông Nam Á, pháp luật Hồi giáo cũng có những đặc điểm riêng biệt như vậy.

Thứ nhất, về nguồn pháp luật. Hệ thống pháp luật Hồi giáo thừa nhận bốn (4) nguồn luật, cụ thể:

(1) Kinh Coran: là cuốn thánh kinh với 6.237 câu thơ chia thành 30 tiết, 114 chương. Các chương dài ngắn khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết, ngắn nhất là 3 tiết. Chiếm 2/3 kinh thánh là chương Mecca (do ban hành ở Mecca) và chiếm 1/3 kinh thánh là chương Madina (do ban hành ở Madina). Nội dung của kinh Coran bao gồm các nguyên tắc pháp luật, các quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình, các quan hệ hình sự, các quan hệ tố tụng, thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế [19].

(2) Sunna:Các phong tục tập quán truyền thống.

(3) Ijam:Sự thỏa thuận, nhất trí của người có thẩm quyền.

(4) Quiyas:Suy đoán tương tự pháp luật.

Pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á sử dụng cả bốn (4) nguồn trên, song trên thực tế, Coran và Sunna là hai nguồn phổ biến hơn cả. So với Coran và Sunna, Ijam và Quiyas được đánh giá là hai (2) nguồn phụ [51, 92]. Việc áp dụng các điều khoản trong Coran và Sunna ở khu vực Đông Nam Á có phần bớt khắc nghiệt hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Và việc áp dụng các nguồn pháp luật Hồi giáo dần thu hẹp trong phạm vi hôn nhân, gia đình và thừa kế [84].

Thứ hai, về hình thức pháp luật, pháp luật Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á vừa là các điều khoản thành văn được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và các bản Kinh thánh được tòa án Shari’ah sử dụng. Trong thực tiễn tại Malaysia hay Indonesia và Brunei, ranh giới phân biệt giữa Kinh Thánh của Hồi giáo và pháp luật của nhà nước thường không rõ ràng. Việc xâm hại đến một “câu thơ” trong Kinh Thánh cũng đồng thời với việc vi phạm quy định của nhà nước: vi phạm pháp luật [37] (biểu hiện của "Tôn giáo pháp"). Việc đưa ra phán quyết và lập luận của cơ quan tư pháp cũng là nguồn pháp luật quan trọng để đánh giá việc thực thi Hiến pháp và luật Hồi giáo trên thực tiễn. Điều này được đánh giá là việc chuyển hóa những quan điểm, ý kiến pháp bởi các học giả pháp lý đạo Hồi vào văn bản pháp luật [8, 57].

Thứ ba, vai trò lập pháp của cơ quan tư pháp. Những tín đồ trung thành với đạo Hồi luôn sùng bái luật Hồi giáo trong sự bất diệt và không bao giờ đổi thay. Bởi vậy, ở một số “thánh đường Hồi giáo”, trong bộ máy Nhà nước chỉ có nhánh hành pháp và tư pháp mà không có lập pháp. Quan niệm thánh Allah mới có quyền làm ra luật, dẫn đến tư duy Nhà nước chỉ là sự hỗ trợ, thứ cấp bên cạnh giáo lý đạo Hồi. Các điều luật do Nhà nước ban hành chủ yếu nhằm “điền vào chỗ trống” trong luật Hồi giáo. Tuy vậy, ở Malaysia, Indonesia và Brunei, đều có cơ quan lập pháp để thực hiện quá trình thành lập Hiến pháp và pháp luật. Dù rằng theo dòng thời gian, Brunei có sự bất ổn, thậm chí có thời gian cơ quan lập pháp đã bị xóa bỏ theo lệnh của Sultan, nhưng không thể phủ nhận trong quá khứ và hiện tại, các quốc gia Hồi giáo ở Đông Nam Á đều có cơ quan lập pháp riêng biệt.

Thứ tư, trong mối tương quan giữa luật nội dung và luật hình thức, pháp luật Hồi giáo khu vực Đông Nam Á cũng chịu chi phối chung của luật Hồi giáo trên thế giới. Rất khó để phân biệt giữa quy định pháp luật và các quy định về tôn giáo vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo là một [4, 134]. Tại Đông Nam Á, sự phân biệt giữa luật Hồi giáo và luật do Nhà nước ban hành khá rõ ràng trong Hiến pháp. Trên thực tế, việc quy định và ghi nhận luật Hồi giáo thường được chia riêng thành một chương, do đó, có thể thấy Nhà nước cũng có ý thức trong việc phân biệt luật Hồi giáo và luật do Nhà nước ban hành.

Thứ năm, dù không phân chia rõ ràng các vấn đề nào thuộc luật công, các vấn đề nào thuộc luật tư, song pháp luật Hồi giáo ở Đông Nam Á điều chỉnh gần như toàn bộ các vấn đề trong đời sống xã hội của người theo Hồi giáo trong khu vực. Chỉ khác ở chỗ điều khoản nào còn được sử dụng, điều khoản nào không còn được sử dụng. Việc nâng từ tôn giáo và đạo đức thành quy phạm đã khiến pháp luật Hồi giáo Đông Nam Á mang màu sắc chính trị thần quyền đặc trưng bao trùm các vấn đề mang tính chất công – tư. Đạo Hồi còn can thiệp cả những vấn đề mà pháp luật không quy định: giờ cầu nguyện, giờ đánh răng, ngày phải đi lễ, cách ăn mặc,…[55, 174].

Thứ sáu, về mức độ và trình độ pháp điển hóa. Cùng với xu thế hội nhập và sự linh hoạt chuyển mình theo thế giới, pháp luật Hồi giáo Đông Nam Á đã có những điểm mới

trong việc pháp điển hóa. Các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á có xu hướng phương Tây hóa pháp luật, tiếp nhận những điều tiên tiến trên thế giới: xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền (được ghi nhận trong Hiến pháp Malaysia và Indonesia), tổ chức hệ thống tòa án thường phi tôn giáo bên cạnh tòa Shari’ah và xét xử các tội hình sự, tội nghiêm trọng theo quy định của hiến pháp,… Đồng thời, dần tiếp cận quyền con người và sự bình đẳng trong các giới của xã hội. Điển hình như việc tăng số lượng các điều khoản và đẩy chương Quyền con người lên chương II của Hiến pháp Malaysia

1.2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á

Để nghiên cứu và tìm hiểu về hiến pháp một quốc gia hay đặc điểm chung hiến pháp của một khu vực, người nghiên cứu không thể bỏ qua những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á. Việc “bắt mạch” những đặc điểm chung cho pháp luật Đông Nam Á vừa là cơ sở vừa có thể lý giải nguyên nhân của các điều khoản trong hiến pháp, về những điều trong nội dung của hiến pháp. Giống như bất kỳ khu vực nào trên thế giới, pháp luật Đông Nam Á có những đặc điểm không trộn lẫn.

Đầu tiên, hệ thống pháp luật Đông Nam Á có nguồn luật đa dạng và phong phú. Từ nguồn thành văn và bất thành văn, có thể kể đến như: các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, án lệ của tòa án, lẽ công bằng, tập quán pháp, các học thuyết pháp lý,… Không chỉ vậy pháp luật Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới: dòng họ pháp luật Common law, Civil law, Hồi giáo hay dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa,… Với dòng họ Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước trong khu vực chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu Âu lục địa Trừ Thái Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law có thể kể đến là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha [24]. Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ. Có thể kể đến như: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines [24]. Dòng họ pháp luật XHCN cũng hiện diện trong các nước khu vực Đông Nam Á ngay sau Đại chiến thế giới lần thứ

II. Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật XHCN trong lịch sử phát triển của mình [24]. Và như những phân tích ở trên, có thể thấy một trong những dòng họ pháp luật ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Đông Nam Á là dòng họ pháp luật Hồi giáo với những đại diện tiêu biểu là Indonesia Malaysia, Brunei [24]. Từng có nhận định cho rằng: “hầu hết các hệ thống pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore - những nước không có đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp luật tách biệt” [78, 177].

Như vậy, có thể nhận thấy, pháp luật các quốc gia khu vực Đông Nam Á có nguồn luật vô cùng phong phú, đa dạng, có cả nguồn luật nội sinh và ngoại sinh. Tuy vậy, việc áp dụng thực tiễn các nguồn luật trong từng quốc gia với các mức độ lại khác nhau. Ví dụ, ở Singapore, thẩm phán thường hay dẫn chiếu đến án lệ của Anh quốc trong khi xét xử. Còn với Malaysia, nguồn luật Hồi giáo, luật thành văn và án lệ lại nổi trội hơn. Thái Lan lại đề cao luật thành văn và án lệ.

Mặt khác, về quan điểm tư tưởng pháp lý, hệ thống pháp luật khu vực Đông Nam Á cũng có nhiều điểm thú vị. Quan niệm pháp luật khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống pháp luật: truyền thống pháp luật Common law, Civil law, Hồi giáo, Trung Quốc, Ấn Độ,… Do vị trí địa lý rất thuận lời, tiếp giáp với nhiều nền văn minh lớn trên thế giới, là nơi giao thoa của các hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự ảnh hưởng đan xen lên pháp luật khu vực.

Đồng thời, quan niệm pháp luật khu vực Đông Nam Á có điểm khác biệt khá rõ rệt với các quốc gia phương Tây khi vẫn còn không ít quốc gia quan niệm rằng pháp luật là một bộ phận của Nhà nước. Điều đó dẫn đến việc thực thi pháp luật trên thực tế, cụ thể là hiến pháp có nhiều điểm bất cập so với lý thuyết.

Không những vậy, nhận thức về pháp luật, nhân quyền, pháp quyền khu vực Đông Nam Á còn phát triển chậm. Sự kéo dài của chế độ vương quyền phong kiến và chế độ chính trị hiện tại, đã khiến con người Đông Nam Á trở nên xa lạ với sự bình đẳng và đa dạng. Tiếp cận và đảm bảo nhân quyền vẫn là vấn đề khó khăn và nhạy cảm với các quốc

gia trong khu vực. Do vậy, so với các khu vực khác trên thế giới, pháp luật về quyền con người ở Đông Nam Á chưa thực sự đảm bảo.

Cuối cùng, pháp luật khu vực Đông Nam Á còn có sự ảnh hưởng đan xen của các yếu tố khác nhau. Hiến pháp có sự ảnh hưởng của các quốc gia bên ngoài, chủ yếu là do quá trình thực dân đã nói trên. So với các bản hiến pháp mẫu mực trên thế giới (Hiến pháp Mỹ 1787, Hiến pháp Anh 1890), hiến pháp khu vực Đông Nam Á ra đời muộn hơn và chịu nhiều biến động do hoàn cảnh lịch sử. Ra đời năm 1945 và trải qua ít nhất 7 lần “đại trùng tu” để có diện mạo của hiến pháp hiện hành chính là một hành trình dài của Hiến pháp Indonesia minh chứng cho sự “sinh sau đẻ muộn” của hiến pháp trong khu vực Đông Nam Á. Không chỉ vậy, văn hóa pháp luật khu vực còn mềm dẻo, dễ tiếp nhận các yếu tố khác nhau, dễ chung sống với các tư tưởng pháp luật ngoại lai,…

1.3. Các yếu tố có thể tác động đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á

Pháp luật không tồn tại một mình đơn lẻ mà luôn chịu sự tác động đến từ các yếu tố khác. Có thể kể đến như: yếu tố vị trí, địa lý; yếu tố con người; yếu tố thời đại; yếu tố lịch sử,…

Thứ nhất, các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, hầu hết là Đông Nam Á hải đảo. Việc giao thương phát triển từ sớm, các dòng chảy văn hóa và pháp luật dễ tiếp cận và tư duy pháp lý cởi mở, nhanh chóng cập nhật điểm mới hơn đến từ phương Tây. “Điểm chung của các quốc gia Đông Nam Á là tất cả đều có kinh nghiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và chủ nghĩa thực dân trong lịch sử hiện đại của họ, đã có tác động đáng kể đến sự phát triển chính trị và hiến pháp của các quốc gia.” [30, 32].

Thứ hai, đi cùng với yếu tố vị trí địa lý, yếu tố lịch sử có ảnh hưởng nhất định đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo. Những yếu tố lịch sử sẵn có của nội tại quốc gia cùng với bản sắc văn hóa truyền thông được gây dựng qua hàng ngàn năm là rào cản không nhỏ với các quốc gia Hồi giáo khi chịu những tác động đến từ các yếu tố khác. Cũng từng có nghiên cứu cho rằng các hiến pháp và tư tưởng lập hiến bắt nguồn từ nền văn minh phương Tây, sau đó được cấy ghép vào các xã hội và văn hóa ở

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí