Hình 2.2. Cấu tạo bộ nâng hạ kính
Hình 2.3. Chức năng hệ thống nâng hạ kính
Chức năng đóng/ mở bằng tay
Khi công tắc cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì cửa sổ sẽ nâng lên hoặc hoặc hạ xống cho đến khi thả công tắc ra.
Chức năng tự động đóng/ mở cửa sổ bằng một lần ấn
Khi công tắc điều khiển cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn toàn, thì cửa sổ sẽ đóng và mở hoàn toàn
Một số xe chỉ có chức năng mở tự động và một số xe chỉ có chức năng đóng/ mở tự động cho cửa sổ phía người lái
Chức năng khóa cửa sổ
Khi bật công tắc khóa cửa sổ, thì không thể mở hoặc đóng tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái
Chức năng chống kẹt cửa sổ
Trong quá trình đóng cửa sổ tự động nếu có vật thể lạ kẹt vào cửa kính thì chức năng này sẽ tự động dừng cửa kính và dịch chuyển nó xuống khoảng 50 mm
Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khóa
Chức năng này cho phép điều khiển hệ thống cửa sổ điện trong khoảng thời gian 45 giây sau khi tắt khóa điện về vị trí ACC hoặc LOCK, nếu cửa xe phía người lái không mở
Chức năng vận hành cửa sổ liên kết với ổ khóa cửa xe phia người lái
Chức năng này cho phép đóng mở cửa sổ theo sự điều khiển ổ khóa cửa xe phía người lái và khóa cửa từ xa
2.1.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính.
Hình 2.4. Sơ đồ mạch điện âm chờ hệ thống nâng hạ kính
2.1.3. Nguyên lý hoạt động.
Chức năng nâng hạ kính của người lái:
Khi bật khóa điện có dòng điện đi từ (+) Ắc quy => Khóa điện => Cầu chì Gauge => Cuộn dây rơ le => Âm. Rơ le sẽ đóng cấp nguồn cho công tắc chính nâng hạ kính
Khi người lái bật công tắc lên hoặc xuống sẽ có dòng điện đi từ (+) Ắc quy => Cầu chì 30A PWR => Tiếp điểm công tắc => Mô tơ nâng hạ kính => Tiếp điểm công tắc => Âm. Tùy theo chiều dòng điện mà mô tơ hoạt động nâng kính lên hoặc xuống.
Chức năng nâng hạ kính của khách:
Khi hành khách bật công tắc điều khiển lên hoặc xuống, sẽ có dòng điện đi từ (+) Ắc quy => Cầu chì 30A PWR => Tiếp điểm Relay => Tiếp điểm công tắc nâng kính hành khách => Mô tơ nâng hạ kính => Tiếp điểm công tắc chính
=> Âm. Tùy theo chiều dòng điện mà mô tơ hoạt động nâng kính lên hoặc xuống.
Để khóa nâng kính, người lái sẽ ấn công tắc khóa cửa kính làm cho mạch điều khiển cửa kính hành khác mất nguồn âm, khi đó 3 cửa hành khách sẽ không thể điều khiển được mà chỉ có cửa tài xế mới hoạt động.
2.1.5. Sơ đồ mạch điện nâng hạ kính loại dương chờ.
Hình 2.5 : Sơ đồ mạch điện nâng hạ kính loại dương chờ
2.1.6. Nguyên lý hoạt động:
Khi bật công tắc máy, dòng qua Power window relay, cung cấp nguồn cho cụm công tắc điều khiển nơi người lái (Power window master switch).
Nếu công tắc chính (Main switch) ở vị trí OFF thì người lái sẽ chủ động điều khiển tất cả các cửa.
Cửa số M1:
Bật công tắc sang vị trí down: lúc này (1) sẽ nối (2), motor sẽ quay kính hạ xuống.
Bật sang vị trí UP (1’) nối (3’) và (1) nối (3) dòng qua motor ngược ban đầu nên kính được nâng lên.
Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng, hạ kính cho tất cả các cửa còn lại (công tắc S2 ,S3 và S4 ).
Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe được phép sử dụng khoảng thông thoáng theo ý riêng (trường hợp xe không mở hệ thống điều hòa, đường không ô nhiễm, không ồn...).
Khi điều khiển quá giới hạn UP hoặc DOWN, vít lưỡng kim trong từng motor sẽ mở ra và việc điều khiển không hợp lý này được vô hiệu.
2.2. Hệ thống gương điện
Hình 2.6 : Công tắc điều khiển gương điện
2.2.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển gương điện.
Hình 2.7. Sơ đồ mạch điện điều khiển gương điện
2.2.2. Nguyên lý làm việc.
Chế độ gập, mở gương: Khi bật công tắc gập hoặc mở gương, có dòng điện từ + Ắc quy - Khóa điện - Cầu chì 15A MIRROR - Mô tơ gập gương - Âm. Mô tơ sẽ gập vào hoặc mở ra tùy theo chiều dòng điện
Điều khiển mặt gương. Bật công tắc chọn phía muốn chỉnh gương. Sau đó ấn công tắc chỉnh hướng của mặt gương. Dòng điện sẽ đi qua công tắc chỉnh mặt gương và công tắc chọn phía rồi đi đến mô tơ để chỉnh mặt gương. Nếu chỉnh lên xuống thì mô tơ lên xuống sẽ hoạt động, nếu chỉnh trái phải thì mô tơ trái phải sẽ hoạt động
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của nâng hạ cửa kính
- Chức năng điều khiển LÊN/XUỐNG kính cửa bằng điều khiển từ xa không hoạt động
-Cửa sổ của người lái không hoạt động được bằng công tắc chính.
-Cửa sổ phía hành khách trước không hoạt động được bằng công tắc cửa sổ phía hành khách trước
-Cửa sổ sau trái không hoạt động được bằng công tắc cửa sổ sau trái
-Cửa sổ sau phải không hoạt động được bằng công tắc cửa sổ sau phải
-Tất cả các cửa sổ không hoạt động
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa nâng hạ cửa kính
Kiểm tra sơ bộ hệ thống khi bật khóa điện
Bật khóa điện ON và thực hiện điều khiển các công tắc nâng hạ kính để điều khiển nâng hạ các của kính yêu cầu hệ thống phải hoạt động bình thường các cửa kính phải lên xuống đúng vị trí công tắc. Khi điều khiển ở công tắc tổng và các công tắc ở các cửa phụ phải lên xuống đúng vị trí.
Kiểm tra cầu chì
Nếu cầu chì tháo ra khi đo không thông mạch thì cần tiến hành kiểm tra nguyên nhân và khắc phục. Nếu cháy cầu chì thì thay thế đúng trị số đo điện ghi trên nắp hộp rơ le cầu chì.
Đối với hệ thống có cầu chì tự nhảy (cầu chì POWER CB) khi đo không thông mạch thì tháo ra ấn tiếp điểm xuống trước đó cần tiến hành kiểm tra tại sao cầu chì nhảy.
Kiểm tra hoạt động của các công tắc
Tiến hành kiểm tra sự thông mạch giữa các chân công tắc chính và công tắc phía hành khách.
- Kiểm tra công tắc chính
Rút giắc nối cho công tắc chính tiến hành đo công tắc ở các vị trí:
+ Ở vị trí bình thường các chân 1, 3, 5, 6, 7, 9, 13,8 phải thông với chân số
10 (chân mát)
+ Ở vị trí điều khiển cửa trước bên trái: Khi bật UP thì chân 11 (chân cấp nguồn) phải thông với chân 3 và chân 1 thông với chân 10 (chân mát) khi ấn công tắc điều khiển sang vị trí DOWN thì chân 11 thông với chân 1 và chân 3 thông với chân 10.
Hình 2.8: Các chân công tắc chính
+ Ở vị trí điều khiển cửa sau bên trái: Khi bật UP thì chân 11 thông với chân 5 và chân 6 thông với chân 10. Khi ấn công tắc điều khiển sang vị trí DOWN thì chân 10 thông với chân 5 và chân 6 thông với chân 11.
+ Ở vị trí điều khiển cửa trước phải: Khi bật UP chân 7 thông với chân 11, chân 8 thông với chân 10. Khi bật DOWN thì chân 11 thông với chân 8 và chân 7 thông với chân 10.
+ Ở vị trí điều khiển cửa sau bên phái: Khi bật UP chân 13 thông với chân 10, chân 9 thông với chân 11. Khi bật DOWN thì chân 13 thông với chân 10 và chân 11 thông với chân 9.
+ Kiểm tra hoạt động của công tắc khoá cửa kính (swicth window lock): Đối với công tắc khoá cửa kính ta có thể kiểm tra khả năng hoạt động điều khiển khoá chức năng nâng hạ cửa kính của ba cửa trước trái ,sau trái và sau phải. Khi ấn công tắc khoá cửa kính thì ba cửa này không thể điều khiển nâng hạ cửa kính được. Nếu bình thường khi công tắc cắt mát được nhả ra nhưng ba cửa này vẫn không thể điều khiển nâng hạ cửa kính được thì có thể do hỏng công tắc này. Bằng cách đo kiểm tra thông mạch gữa các chân 11 với chân 14
,nếu không thông mạch là do hỏng công tắc.
Kiểm tra điện áp
- Kiểm tra điện áp tại cực 11 của công tắc chính khi kính hoạt động
Bằng cách dùng đồng hồ vạn năng que + đồng hồ đặt vào cực 11 que âm đồng hồ đặt ra mát. Yêu cầu điện áp đo được sụt áp so với điện áp nguồn không được lớn hơn 0,5V. Nếu sụt áp lớn hơn cần phải kiểm tra bảo dưỡng các ổ giắc cắm tiếp điểm của rơ le ở phía trước công tắc
- Kiểm tra điện áp tại cực 11 (mát) của công tắc chính khi kính hoạt động
Bằng cách dùng đồng hồ vạn năng que + đồng hồ đặt vào cực 11 que âm đồng hồ đặt ra mát. Yêu cầu điện áp đo được phải nhỏ hơn 0,5V (tốt nhất là 0V tức là tiếp mát tốt) nếu không đạt yêu cầu cần kiểm tra các điểm tiếp mát.
Kiểm tra sự hoạt động của các mô tơ nâng hạ kính
Để kiểm tra sự hoạt động của mô tơ nâng hạ kính ta bật khóa điện ON rồi bật công tắc nâng hạ kính của từng cửa và tại công tắc tổng phía người lái xem các mô tơ có hoạt động tốt không yêu cầu các mô tơ phải quay nâng hạ kính nhẹ nhàng không bị kêu kẹt.
Nếu mô tơ nào đó không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường thì cần tiến kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa hoặc thay thế mô tơ.
Đo kiểm tra thông mạch giữa 2 đầu cuộn dây nếu không thông mạch thì phải thay mô tơ. Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây rô to với vỏ yêu cầu không có sự thông mạch
Kiểm tra sự rơ lỏng của kính
Bằng cách lắc kính theo các hướng ra-vào ,lên-xuống, trái-phải nếu có sự rơ lỏng hoặc kêu kẹt lớn cần tháo ra kiểm tra khắc phục.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Câu hỏi ôn tập
- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động hệ thống nâng hạ kính.
- Trình bày cấu tạo, và nguyên lý hoạt động của mô tơ nâng hạ kính
- Trình bày quy trình kiểm tra và sửa chữa hư hỏng hệ thống nâng hạ kính.
- Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính.
- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển gương điện.
2. Bài tập thực hành
- Thực hành đấu mắc mạch điện nâng hạ kính loại âm chờ trên mô hình
- Thực hành đấu maswcs mạch điện nâng hạ kính loại dương chờ trên mô hình.
- Thực hành kiểm tra mạch điện nâng hạ kính loại âm chờ và dương chờ trên mô hình.
- Khảo sát và tìm hiểu mạch điện nâng hạ kính trên xe Mitsubishi.
Bài 3: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng | Thời gian (giờ) | |||||
LT | TH | BT | KT | TS | ||
3 | 16 | 1 | 20 | |||
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng. - Giải thích được so đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chiếu sáng. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được hệ thống chiếu sáng ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. | ||||||
Các vấn đề chính sẽ được đề cập - Mục 1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống chiếu sáng - Mục 2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống chiếu sáng. - Mục 3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm chi tiết và bộ phận trong hệ thống chiếu sáng. - Mục 4. Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng của hệ thống chiếu sáng. - Mục 5. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống chiếu sáng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Nguyên Lý Và Nguyên Lý Làm Việc Của Máy Phát Điện.
- Nhiệm Vụ, Yêu Cầu, Phân Loại Của Bộ Điều Chỉnh Điện 2.1.1.nhiệm Vụ
- Quy Trình Kiểm Tra Và Sửa Chữa Bộ Điều Chỉnh Điện Áp.
- Nhiệm Vụ, Yêu Cầu, Phân Loại Của Hệ Thống Chiếu Sáng. 1.1.nhiệm Vụ:
- Nhiệm Vụ, Yêu Cầu Của Hệ Thống Tín Hiệu (Còi, Đèn Báo Rẽ) 1.1.nhiệm Vụ:
- Mạch Điều Khiển Còi Hiệu Lùi (Chuông Nhạc): 2.6.1.sơ Đồ Mạch Điện:
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.