Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 2 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 12


b) Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

Bộ cảm biến áp suất của không khí nạp còn gọi là (bộ cảm biến chân không). Cấu tạo của nó được thể hiện trên hình 7-10 bao gồm một vỏ, bên trong có lắp một vi mạch si li côn và mạch IC. Bên ngoài có đầu ống để nối với đường ống nạp. Cảm biến áp suất của không khí nạp dựa trên nguyên tắc áp suất bên trong đường nạp tỷ lệ với lượng khí nạp vào đường ống nạp trong một chu kỳ. Lượng khí nạp vào, nhờ đó được xác định bằng cách đo áp suất đường nạp. Áp suất được cảm nhận nhờ một vi mạch silicon và ứng suất tại đường ra của nó được chuyển thành giá trị điện trở, sau đó giá trị điện trở này được nhận biết bằng một mạch IC lắp trong cảm biến.


Hình 7 10 Cảm biến áp suất không khí nạp 2 2 6 Bộ cảm biến vị trí bướm ga a 1Hình 7 10 Cảm biến áp suất không khí nạp 2 2 6 Bộ cảm biến vị trí bướm ga a 2

Hình 7-10. Cảm biến áp suất không khí nạp


2.2.6. Bộ cảm biến vị trí bướm ga

a) Nhiệm vụ

Bộ cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ cảm nhận vị trí đóng nhỏ hay mở lớn của bướm ga thường xuyên cung cấp thông tin cho ECU để từ đó cho phun ra lượng xăng chính xác nhằm có được tỷ lệ hỗn hợp tối ưu. Bộ cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió (thân bướm ga). Cảm biến này sẽ biến đổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


góc mở của bướm ga thành một điện áp và gửi nó đến ECU như là tín hiệu góc mở bướm ga.

Bộ cảm biến vị trí bướm ga đưa ra hai tín hiệu đến ECU, đó là tín hiệu IDL và tín hiệu PSVV. Tín hiệu IDL sử dụng chủ yếu cho việc điều khiển ngắt nhiên liệu còn tín hiệu PSVV sử dụng chủ yếu cho việc tăng lượng phun nhiên liệu và làm tăng công suất ra của động cơ.

b) Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động. Cấu tạo:

Bộ cảm biến vị trí bướm ga gồm có cần quay được bắt chặt với trục của bướm ga. Cam dẫn hướng được dẫn động bằng cần quay. Tiếp điểm động di chuyển


Cam dn hướng

Cần quay

Tiếp đIểm trợ tảI Tiếp đIểm động

Cam dn hướng

Cần quay

Cực nối

Tiếp đIểm trợ tảI

Hình 7-11: Cấu tạo của bộ cảm biến vị trí bướm ga

dọc theo rãnh cam dẫn hướng. Tiếp điểm không tải là cực ra của tín hiệu. Tiếp điểm trợ tải cũng là cực ra của tín hiệu.

Nguyên tắc hoạt động:


Khi bướm ga ở vị trí gần đóng kín (hé mở), tiếp điểm động và tiếp điểm không tải tiếp xúc với nhau và báo cho ECU biết động cơ đang ở chế độ không tải. Tín hiệu này cũng sử dụng cho việc cắt nhiên liệu khi giảm tốc.

Khi bướm ga mở 50- 60o (tuỳ theo hoạt động của động cơ), tiếp điểm động và tiếp điểm trợ tải tiếp xúc với nhau và xác định được chế độ đầy tải. Trong tất cả các thời gian còn lại tiếp điểm không tiếp xúc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023