Hợp Đồng Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ Tại Tổ Chức Tín Dụng

khách hàng cụ thể như cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

Thực tế, việc xác định giá trị quyền đòi nợ được lập thành văn bản định giá tài sản bảo đảm riêng biệt kèm theo hợp đồng bảo đảm hoặc được ghi trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng cho vay kiêm bảo đảm tiền vay. Trong hợp đồng bảo đảm và hợp đồng cho vay thường có điều khoản xác định rõ giá trị của quyền đòi nợ sau khi đã định giá, phạm vi nghĩa vụ trả nợ tiền vay mà quyền đòi nợ bảo đảm là toàn bộ hay một phần, cụ thể ở mức bao nhiêu. Việc định giá tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại giai đoạn cho vay chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay chứ không làm căn cứ để xử lý quyền đòi nợ để thu hồi nợ vay.

Việc định giá quyền đòi nợ có ý nghĩa rất quan trọng khi TCTD phải xử lý quyền đòi nợ để thu hồi nợ vay. Nếu quyền đòi nợ được định giá chính xác thì khi xử lý quyền đòi nợ sẽ có khả năng thu hồi đủ khoản tiền vay mà bên vay đáng lẽ phải trả cho TCTD vì quyền đòi nợ được bám sát với giá đã được định giá. Ngược lại, nếu quyền đòi nợ được định giá quá cao so với giá thực tế khi xử lý quyền đòi nợ thì khả năng thu hồi đủ nợ sẽ khó đạt được như mong muốn.

Phương thức định giá mà các TCTD thường áp dụng là phương thức tự định giá bằng cách căn cứ vào khoản nợ (số tiền phải thanh toán trên hợp đồng) kết hợp với tham khảo giá trên thị trường và tự phân tích tình hình hoạt động cũng như các thông tin liên quan bên có nghĩa vụ trả nợ, trong đó có tính đến xu hướng biến động giá trong tương lai.

Trong Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ của các TCTD quy định như sau: Các TCTD khi xác định được giá trị của quyền đòi nợ sẽ áp dụng mức cho vay dựa trên giá trị và "uy tín" của quyền đòi nợ nhận bảo đảm và trong mọi trường hợp số tiền cho vay luôn phải đảm bảo nguyên tắc: khi đến thời

điểm thu nợ giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nợ gốc cộng (+) toàn bộ lãi khoản vay phát sinh tức là nghĩa vụ trả nợ cần được bảo đảm luôn nhỏ hơn giá trị tài sản bảo đảm. Tùy thuộc vào việc đánh giá, nhận định mức độ rủi ro về biến động giá trị của tài sản phát sinh từ quyền đòi nợ, các TCTD đưa ra cách thức xác định và áp dụng các mức cho vay khác nhau so với giá trị quyền đòi nợ.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex quy định về việc định giá quyền đòi nợ như sau: “Trị giá định giá được xác định tối đa không vượt quá số tiền mà bên thứ ba phải trả cho Bên thế chấp. Trong trường hợp có quy định lãi suất chậm trả, giá trị quyền đòi nợ có thể bao gồm cả phần lãi phát sinh theo thỏa thuận.”

Và việc kiểm tra quyền đòi nợ được quy định như sau tại PG Bank:

a. Việc xác định giá trị quyền đòi nợ dựa vào giá trị mà bên thứ ba phải thanh toán cho khách hàng của PG Bank trên cơ sở phần nghĩa vụ đã hoàn thành của Bên thế chấp theo thỏa thuận giữa hai bên theo hợp đồng.

b. Giá trị quyền đòi nợ phải có căn cứ xác định rõ ràng. Căn cứ xác định giá trị quyền đòi nợ bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Hợp đồng giữa khách hàng của PG Bank và bên thứ ba,

- Các chứng từ có nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thực tế của Bên thế chấp theo hợp đồng: Biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản nghiệm thu công trình…

Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 8

- Các chứng từ liên quan đến việc xác nhận công nợ của bên thứ ba đối với khách hàng của PG Bank: Biên bản đối chiếu công nợ.

- Các chứng từ khác chứng minh giá trị đã thanh toán của bên thứ ba cho Bên thế chấp theo phần nghĩa vụ đã hoàn thành (nếu có).

c. Việc xác định giá trị quyền đòi nợ cần gắn liền với yếu tố thời gian và việc kiểm tra phương thức thanh toán của quyền đòi nợ. Do việc giá trị quyền đòi nợ tại thời điểm đối chiếu công nợ/phát sinh công nợ và thời điểm thế chấp có thể khác nhau (bên thứ ba có thể đã thực hiện thanh toán một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ cho khách hàng của PG Bank trong khoảng thời gian từ khi đối chiếu công nợ/phát sinh đến thời điểm thế chấp quyền đòi nợ) nên việc kiểm tra yếu tố thời gian và phương thức thanh toán nhằm xác định được việc thay đổi giá trị quyền đòi nợ nếu có.

d. Kiểm tra thời gian thực hiện quyền đòi nợ: thời hạn bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng của PG Bank phải rõ ràng (thể hiện trong hợp đồng mua bán, biên bản đối chiếu công nợ, bản cam kết thanh toán…). Tránh những trường hợp thời hạn này không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc ràng buộc trách nhiệm của bên thứ ba hoặc thời hạn quá dài ảnh hưởng đến giá trị của quyền đòi nợ.

e. Kiểm tra bên thứ ba là bên có nghĩa vụ trả tiền cho khách hàng của PG Bank:

- Kiểm tra tư cách pháp nhân của bên thứ ba: bên thứ ba phải có tư cách pháp nhân đầy đủ, được phép thực hiện giao dịch phát sinh ra quyền đòi nợ.

- Kiểm tra thẩm quyền của người ký các biên bản đối chiếu công nợ kiêm giấy cam kết thanh toán ba bên: người ký phải là đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

- Kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của bên thứ ba, lịch sử thanh toán các khoản nợ của bên thứ ba.

- Kiểm tra mối quan hệ mua bán, thanh toán và công nợ giữa bên thứ ba và Bên thế chấp có chịu sự chi phối của các mối quan hệ khác: đảm bảo việc thanh toán của bên thứ ba sẽ thực sự xảy ra chứ không bị cấn trừ công nợ giữa hai bên theo các giao dịch khác.

- Kiểm tra phương thức thanh toán của quyền đòi nợ [15, Điều 8].

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho vay thế chấp quyền đòi nợ với mức tối đa bằng 50% giá trị của quyền đòi nợ.

Còn Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) lại cho vay tối đa 65% giá trị của quyền đòi nợ. Mức cho vay cao nhất mà PG Bank áp dụng là 70% giá trị định giá.

Nhìn chung, các TCTD đều cho vay với mức tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị định giá của quyền đòi nợ để chắc chắn rằng nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm toàn bộ.

Vì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về phương thức, căn cứ định giá để làm cơ sở cho vay, nên mỗi TCTD đã tự thực hiện định giá quyền đòi nợ theo cách của riêng TCTD đó. Vì vậy, mặc dù các TCTD luôn có tính toán, dự liệu các biến động về giá trị của quyền đòi nợ trên thị trường và đưa ra các quy định, hướng dẫn chi tiết để việc định giá được chính xác và sát nhất với thực tế, nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế thì việc các TCTD căn cứ vào số tiền phải thanh toán trên hợp đồng của Bên nợ Khách hàng vay vốn để xác định giá trị quyền đòi nợ và mức cho vay tương ứng vẫn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của Khách hàng vay vốn. Ngoài ra, đối với việc định giá quyền đòi nợ, việc phải xem xét đến khả năng trả nợ của Bên nợ Khách hàng vay vốn trong việc định giá dựa vào các thông tin về tình hình hoạt động và kết quả tài chính

của Bên nợ Khách hàng vay vốn chưa hoàn toàn minh bạch, có tình trạng "nhiễu thông tin" trên thị trường không chính thức, sẽ làm cho việc đánh giá khả năng trả nợ của Bên nợ Khách hàng vay vốn trở nên thiếu chính xác. Tức, TCTD đòi nợ của Khách hàng vay vốn đã khó, lại phải đòi nợ của Bên nợ Khách hàng vay vốn đối với khoản nợ lại càng khó hơn.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho các TCTD trong việc định giá quyền đòi nợ, làm cơ sở xác định mức cho vay hợp lý, pháp luật cần có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

2.4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng

2.4.1. Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết

BLDS năm 1995 và Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm áp dụng chế độ cầm cố đối với quyền đòi nợ. Khi BLDS năm 2005 ra đời, do yếu tố để phân biệt cầm cố và thế chấp không còn nằm ở chỗ tài sản là động sản hay bất động sản nữa mà là việc có chuyển giao hay không chuyển giao tài sản bảo đảm, chế định cầm cố quyền đòi nợ không còn phù hợp nữa và đã được thay thế bằng chế định thế chấp quyền đòi nợ.

BLDS năm 2005 đã phân biệt rõ cầm cố tài sản là việc "giao tài sản" [24, Điều 326], còn thế chấp tài sản là việc "không chuyển giao tài sản" [24, Điều 342], theo đó thì bất kỳ loại tài sản nào cũng đều có thể dùng để thế chấp và cầm cố tùy vào việc các bên thỏa thuận bên bảo đảm có chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm hay không. Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản, vì vậy, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ hiện nay chỉ có thể được thực hiện với biện pháp bảo đảm là thế chấp. Bởi, quyền tài sản nói chung là các tài sản vô hình và do đó, không thể chuyển giao về mặt vật chất cho bên nhận tài sản bảo đảm nên không thể là đối tượng của cầm cố. Hơn nữa, trong giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền tài sản, Bên thế chấp chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của Bên thế chấp đối với tài sản cho Bên nhận thế chấp và trong quá trình thế chấp, Bên thế chấp vẫn "nắm giữ " tài sản thế chấp

và được thực hiện một số quyền của chủ sở hữu đối với quyền tài sản. Do đó, các TCTD thường lập hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại TCTD.

Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ nên về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải tuân thủ quy định của hợp đồng thế chấp, tức là phải được lập thành văn bản (văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính) theo quy định tại Điều 343 của BLDS năm 2005. Hợp đồng thế chấp có thể được lập thành một văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, thực tế tại các TCTD thì việc thế chấp tài sản nói chung, thế chấp quyền đòi nợ nói riêng thường được lập thành văn bản riêng. Hợp đồng thế chấp có thể được lập giữa hai bên (gồm ngân hàng và bên vay) tuy nhiên có một số ngân hàng thường lập hợp đồng 03 bên (gồm: ngân hàng, Khách hàng vay vốn và Bên nợ Khách hàng vay vốn). Việc lập thành hợp đồng riêng, ký hợp đồng hai bên hay ba bên là tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

2.4.2. Đối tượng của hợp đồng bảo đảm

Về mặt pháp lý, đối tượng của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ chính là khoản tiền phát sinh từ quyền đòi nợ mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay. Quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của tài sản bảo đảm như thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, được phép giao dịch, không bị hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu.

Trên thực tế, khi TCTD xác lập hợp đồng bảo đảm quyền đòi nợ với bên bảo đảm, đối tượng hợp đồng là khoản nợ được mô tả rất chi tiết và rõ ràng trong hợp đồng về số tiền nợ, hợp đồng phát sinh khoản nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ, hình thức thanh toán, ngày đến hạn thanh toán…. Bên cạnh đó, trong hợp đồng còn quy định toàn bộ số tiền lãi và lợi ích vật chất khác phát

sinh từ quyền đòi nợ cũng thuộc tài sản thế chấp. Ngoài ra, TCTD còn yêu cầu bên bảo đảm cam kết rằng quyền đòi nợ bảo đảm là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, được phép giao dịch, không có tranh chấp, chưa được chuyển nhượng, tặng cho hay dùng làm tài sản bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào khác với nghĩa vụ trả nợ được nêu tại hợp đồng bảo đảm.

Về mô tả khoản nợ: Trước đây, Nghị định số 163 và BLDS không quy định về việc mô tả quyền đòi nợ được thế chấp ngoại trừ một quy định chung mang tính phủ định là "việc mô tả chung về tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch bảo đảm" [8, khoản 2 Điều 10]. Nhưng Nghị định số 11 ra đời đã bãi bỏ quy định này [10, khoản 20 Điều 1], theo đó, có thể hiểu, các bên đặc biệt là Bên nhận thế chấp khi mô tả tài sản bảo đảm nên mô tả chi tiết, cụ thể về tài sản bảo đảm sẽ nhận để nhận diện, xác định đúng tài sản mà mình nhận làm tài sản bảo đảm. Có thể suy luận là tài sản bảo đảm phải được xác định cụ thể, nếu không, hợp đồng có nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, khoản 1, Ðiều 33, Nghị định số 83 vẫn giữ quy định, theo đó “việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm”. Cho nên, có thể diễn giải theo hướng tinh thần của quy định pháp luật là cho phép có một cách tiếp cận linh hoạt đối với việc mô tả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai được thế chấp, chẳng hạn như chỉ yêu cầu hợp đồng thế chấp nêu một vài trong số các yếu tố cho phép xác định khoản nợ như nêu bên có nghĩa vụ trả nợ, nơi thanh toán, số nợ hay việc định giá khoản nợ và thời hạn thanh toán khoản nợ (nếu có).

Nếu đăng ký hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ thì cần mô tả quyền đòi nợ để xác định rõ ràng quyền đòi nợ được ưu tiên thanh toán. Hơn nữa, đối với quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, để hạn chế rủi ro cho Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ nên mô tả cụ thể khoản nợ hay ít ra hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ cũng nên các yếu tố cho phép xác định khoản nợ (như nêu bên

có nghĩa vụ trả nợ, nơi thanh toán, số nợ hay việc định giá khoản nợ và thời hạn thanh toán khoản nợ …).

Thực tế, các TCTD rất ít nhận tài sản thế chấp là khoản nợ hình thành trong tương lai mặc dù pháp luật cho phép. Điều này xuất phát từ rủi ro bản thân của quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.

2.4.3. Nội dung của hợp đồng bảo đảm

Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có những nội dung chủ yếu sau đây: Thông tin về các bên trong Hợp đồng thế chấp; giá trị tài sản thế chấp, nghĩa vụ được bảo đảm, phương thức quản lý tài sản thế chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên, xử lý tài sản thế chấp, các điều khoản về sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp và giải quyết tranh chấp.

2.4.4. Các bên chủ thể của hợp đồng bảo đảm

Trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, các bên chủ thể gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Vì hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD được xác lập dưới dạng hợp đồng thế chấp, nên các bên chủ thể trong hợp đồng gồm Bên thế chấp và Bên nhận thế chấp. Nếu bên bảo đảm là bên thứ ba (không phải là bên vay vốn) thì các TCTD lại ký hợp đồng có ba bên chủ thể gồm: bên vay, Bên thế chấp và Bên nhận thế chấp. Trên thực tế, đối với hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, các TCTD thường ký hợp đồng ba bên với thành phần tham gia là: TCTD, Khách hàng vay vốn và Bên nợ Khách hàng vay vốn theo hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ.

Bên nhận thế chấp trong hợp đồng thế chấp chính là TCTD đã cho bên vay vay vốn đứng ra nhận quyền đòi nợ để bảo đảm khả năng thu hồi nợ vay của mình. Đại diện TCTD ký kết hợp đồng bảo đảm là người đại diện theo pháp luật (Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) hoặc là người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí