Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 11

3.3.1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Thứ nhất, cần sửa đổi khái niệm quyền tài sản hiện đang được quy định tại Điều 181 BLDS năm 2005.

Thứ hai, cần xây dựng khái niệm quyền đòi nợ với tư cách là một loại tài sản trong hệ thống pháp luật dân sự cũng như các thuộc tính của nó để giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, người dân cũng dễ tiếp cận làm tăng tính khả thi của các quy định pháp luật về vấn đề này.

BLDS năm 2005 quy định quyền đòi nợ như một trong số các quyền tài sản có thể dùng đảm bảo thực hiên nghĩa vụ dân sự. Như vậy quyền đòi nợ còn là đối tượng của giao dịch đảm bảo và quyền này được phép mua bán, chuyển nhượng. Song các quy định pháp luật hiện hành không đưa ra một định nghĩa, một khái niệm cụ thể, rõ nghĩa, dễ hiểu về quyền đòi nợ. Các quy định hiện tại hoặc chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa khái quát được lên được khái niệm chính xác về quyền đòi nợ, các đặc điểm của quyền đòi nợ. Thực trạng này khiến cho có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc chưa chính xác về quyền đòi nợ. BLDS năm 2005 là bộ luật gốc ghi nhận quyền đòi nợ là một loại tài sản nhưng cũng không có điều luật nào giải thích quyền đòi nợ là gì, có những đặc điểm gì.

Thứ ba, cần quy định rõ ràng những thông tin gì TCTD (Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ) phải thông báo cho Bên nợ Khách hàng vay vốn.

Hiện nay, quy định này đang không rõ ràng và là một rủi ro pháp lý cho các TCTD nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Điểm b, khoản 2 Ðiều 22 và điểm b, khoản 3 Ðiều 22, Nghị định số 163 quy định “Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu” và “bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền yêu cầu Bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho Bên nhận

thế chấp”. Các quy định này chưa chỉ rõ được thông tin được Bên nhận thế chấp cung cấp cho bên có nghĩa vụ trả nợ là về việc xác lập giao dịch thế chấp quyền đòi nợ hay về diễn biến của giao dịch thế chấp quyền đòi nợ. Như vậy, tính đối kháng đối với Bên nhận thế chấp của các phương tiện phòng vệ mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể đưa ra để từ chối thanh toán hay chỉ thanh toán một phần khoản nợ cho Bên nhận thế chấp cũng còn đang bỏ ngỏ. Mặc dù thực tiễn thực hiện, các TCTD thường yêu cầu ký cam kết ba bên (gồm Khách hàng vay vốn, Bên nợ Khách hàng vay vốn và TCTD) về việc Bên nợ Khách hàng vay vốn thanh toán nợ qua tài khoản của Khách hàng vay vốn tại TCTD và coi đây là một hình thức TCTD đã thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc quyền đòi nợ đã được đem thế chấp cho bên có nghĩa vụ (tức Bên nợ Khách hàng vay vốn) nhưng nếu sơ suất hoặc vì lý do nào đó, TCTD không yêu cầu ký cam kết ba bên lại cũng đồng thời không cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ thì cũng là một rủi ro pháp lý mà TCTD cần lưu ý. Đây cũng là một điểm cần hoàn thiện của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ.

Theo quan điểm của tác giả, nội dung của việc cung cấp thông tin cho bên có nghĩa vụ trả nợ chỉ nên dừng lại ở việc thông báo có giao dịch bảo đảm đối với quyền đòi nợ. Hơn nữa, nên quy định rõ giá trị pháp lý của việc cung cấp thông tin này và về điểm này không nhất thiết phải quy định việc cung cấp thông tin là một nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ. Cũng không nên quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc xác lập giao dịch thế chấp quyền đòi nợ trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Vẫn giữ quy định theo hướng giao dịch thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực giữa các bên kể từ thời điểm giao kết theo đúng với tinh thần của Điều 10 Nghị định số 163 và chỉ rõ hệ quả pháp lý của việc thông báo này theo hướng nếu Bên nhận thế chấp đã thực hiện việc thông báo về việc xác lập thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ thì chỉ duy nhất Bên

nhận thế chấp được nhận khoản tiền thanh toán từ bên có nghĩa vụ trả nợ khi quyền đòi nợ đến hạn.

Thứ tư, cần có quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế và quy trình thực hiện nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Trong đó xác định rõ các trình tự, thủ tục thực hiện nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục và cách thức định giá, xác định giá trị của quyền đòi nợ, quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm phối hợp của các bên có liên quan đến giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ như Bên nợ Khách hàng vay vốn, Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Có một thực tế hiện nay là biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD đã được thực hiện tại hầu hết các TCTD. Nhưng chưa có một quy trình chuẩn cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm này. Ngoài các quy định chung về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm tại BLDS năm 2005 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ luật này về giao dịch bảo đảm thì bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ chưa hề có quy trình áp dụng riêng. Mặc dù, quyền đòi nợ là loại tài sản đặc thù, và xu hướng ngày càng phát triển.

Việc định giá tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cần được quy định chặt chẽ hơn. Căn cứ định giá tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cần dựa vào đầy đủ các yếu tố sau: giá trị số tiền trên Hợp đồng, cần xem xét đến cả Báo cáo tài chính của Khách hàng vay vốn và Bên nợ Khách hàng vay vốn trong ít nhất 02 năm gần nhất, kinh doanh phải có lãi trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị vay vốn. Cả Bên Khách hàng vay vốn và Bên nợ Khách hàng vay vốn đều không có nợ xấu trong 05 năm gần nhất tại các TCTD tính đến thời điểm Khách hàng vay vốn.

Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 11

Hơn nữa, giá trị cho vay tối đa khi TCTD nhận thế chấp bằng quyền đòi nợ chỉ nên để ở mức hạn chế. Vì biện pháp này nhiều rủi ro nên không thể

so sánh với những biện pháp bảo đảm bằng các tài sản khác được. Do đó, chỉ nên cho Khách hàng vay vốn vay ở mức tối đa là 50% giá trị quyền đòi nợ. Thay vì 70% như một số TCTD hiện đang thực hiện. Phải xác định rằng, trong trường hợp Khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn, không đầy đủ thì lúc đó, TCTD phải đòi nợ Bên nợ Khách hàng vay vốn. Nhưng chỉ đòi nợ ”suông” thôi mà không có bất cứ tài sản bảo đảm nào để ”siết nợ”.

Thực tế xử lý tài sản bảo đảm là các tài sản hữu hình như phương tiện giao thông, nhà cửa, đất đai, tài sản đó đã được thế chấp hợp lệ, hợp pháp cho TCTD, tức là trước sau tài sản đó cũng bị kê biên, phát mại Khách hàng vay vốn sẽ đứng trước nguy cơ mất nhà, mất đất, mất xe... mà Khách hàng vay vốn còn cố tình chây ỳ, gây khó dễ cho các TCTD và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Huống hồ, trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, thì TCTD chỉ có thể yêu cầu Bên nợ Khách hàng vay vốn trả nợ cho mình chứ không nắm được tài sản nào của Bên nợ Khách hàng vay vốn để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ lúc này của Khách hàng vay vốn cũng như Bên nợ Khách hàng vay vốn hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của họ.

Mới đây, Liên bộ NHNN, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD- BTP-BTNMT hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/6/2014, và dự kiến NHNN sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về nhận tài sản bảo đảm là quyền tài sản. Điều này cho thấy, quyền tài sản đang dần dần trở thành một tài sản được sử dụng phổ biến trong xu thế của nền kinh tế hội nhập. Tạo được hành lang pháp lý an toàn về quyền

tài sản nói chung và quyền đòi nợ nói riêng sẽ góp phần tăng khối lượng tài sản đưa vào lưu thông.

Hoạt động của TCTD chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN, nên hầu như mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD đều được Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể. Nhưng việc TCTD cho vay trên cơ sở nhận thế chấp quyền đòi nợ thì NHNN lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vì không có quy định, hướng dẫn riêng về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, nên trên thực tế mỗi TCTD thực hiện theo trình tự, thủ tục riêng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của TCTD đó. Hầu như TCTD nào cũng tự ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn quy trình thực hiện cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng quyền đòi nợ và quy trình nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, nhưng không có TCTD nào quy định giống nhau. Điều này đã dẫn đến khó khăn cho bên vay khi họ không biết thủ tục nào là cần thiết, thủ tục nào là không và họ luôn phải "chạy theo" các TCTD.

Tình trạng "loạn" quy trình cho vay có bảo đảm bằng quyền đòi nợ chỉ chấm dứt khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về cách thức nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Dẫu biết rằng pháp luật không nên can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ hoạt động của các TCTD, việc nhận tài sản bảo đảm bằng quyền đòi nợ theo quy trình nào là quyền của TCTD tự quy định. Nhưng pháp luật cũng phải đưa ra được cơ sở pháp lý mang tính nguyên tắc định hướng cho hoạt động này đi đúng hướng, đặc biệt là có quy định tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý về các nội dung liên quan trong quy trình nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm.

Thứ năm, cần giải quyết xung đột lợi ích với bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ

Khoản 4, điều 22, Nghị định số 163 quy định về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, theo đó “trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại điều 309 BLDS thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền”. Như vậy, nhà làm luật trao quyền được ưu tiên thanh toán cho bên nào đăng ký trước giao dịch đã được xác lập đối với quyền đòi nợ. Quy định này vô hình chung đã cho Bên thế chấp được chuyển giao quyền đòi nợ sau khi đã xác lập giao dịch thế chấp đối với quyền đòi nợ. Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4, Điều 349 BLDS, Bên thế chấp chỉ được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp nếu được Bên nhận thế chấp đồng ý (trừ trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh). Theo đó, sau khi thế chấp quyền đòi nợ, Bên thế chấp không được tự ý chuyển giao quyền đòi nợ cho bất cứ bên thứ ba nào khi chưa được Bên nhận thế chấp đồng ý và tất nhiên chẳng có Bên nhận thế chấp nào lại cho phép Bên thế chấp chuyển giao quyền đòi nợ làm mất đối tượng của hợp đồng thế chấp đã được xác lập. Hợp đồng mua bán quyền đòi nợ xác lập sau khi quyền đòi nợ được thế chấp sẽ đương nhiên vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật [24, Điều 128].

Có thể thấy quy định tại khoản 4, Điều 22 Nghị định số 163 này rất đề cao thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. Bởi lẽ, pháp luật không bắt buộc các bên phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. Nhưng với quy định này, các bên (Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, Bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ) muốn tự bảo vệ mình thì nhất thiết phải đăng ký giao dịch với Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm ngay khi giao dịch được xác lập. Thiết nghĩ, đây có phải là một thủ tục hành

chính rườm rà, tạo điều kiện cho Bên thế chấp cố ý vi phạm nghĩa vụ với Bên nhận thế chấp.

Theo tác giả, nên sửa đổi lại quy định này, theo đó, bên nào xác lập giao dịch trước sẽ được bảo vệ.

Cuối cùng, cần bổ sung quy định về việc kê biên tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.

Có thể thấy, rủi ro thực tiễn dễ nhận thấy nhất của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ đó là khả năng thu hồi vốn, hay chính là việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Như đã phân tích tại Chương 2, việc nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ không khác gì một dạng cho vay tín chấp.

Với hành lang pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm cũng như hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật, thực thi pháp luật như hiện nay, việc xử lý một tài sản bảo đảm là vật hữu hình đã rất khó, việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ còn khó hơn. Pháp luật hiện nay còn chưa quy định cách thức tiến hành kê biên tài sản là quyền đòi nợ. Luật thi hành án dân sự năm 2008 ra đời đã có những hướng dẫn về việc kê biên các tài sản như: kê biên quyền sở hữu trí tuệ, kê biên quyền sử dụng đất, kê biên phần vốn góp và kê biên (khấu trừ) tiền trong tài khoản, tuy nhiên, vẫn thiếu cơ chế pháp lý cho việc thực hiện kê biên đối với quyền đòi nợ. Đây vẫn còn là một khoảng trống pháp luật cần được khắc phục.

Theo quy định tại khoản 4, điều 4, Nghị định số 163, trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý với người thứ ba thì Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, về nguyên tắc sau khi ký kết, Bên nhận thế chấp nên thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch thế chấp quyền đòi nợ tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản để ngăn chặn mọi ý định kê biên tài sản là quyền đòi nợ được thế chấp. Pháp luật về thi hành án đặt ra một ngoại lệ

liên quan đến việc kê biên tài sản đã thế chấp. Đó là có thể thực hiện việc kê biên trong trường hợp Bên thế chấp là người phải thi hành án không còn tài sản nào khác ngoài tài sản thế chấp hay có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, và giá trị của tài sản thế chấp lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Tuy vậy, trong trường hợp này khi xử lý tài sản kê biên, người nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán sau khi trừ các chi phí về thi hành án [28, khoản 3, Điều 47, Điều 90]. Nói cách khác trong mọi trường hợp quyền lợi của Bên nhận thế chấp tài sản vẫn được đặt lên trước quyền lợi của chủ nợ kê biên.

Pháp luật bên cạnh việc quy định rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan đến quy trình nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm, thì còn phải có những quy định về việc xử lý, kê biên tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Tính hiệu quả của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ sẽ được nâng cao nếu quy định của pháp luật được rõ ràng, phù hợp, tương thích từ khâu nhận tài sản bảo đảm đến khâu xử lý tài sản bảo đảm.

3.3.2. Có cơ chế đồng bộ nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý và bảo đảm thực hiện trên thực tế bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ không chỉ đơn thuần chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự nói chung, pháp luật dân sự về giao dịch bảo đảm nói riêng mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật chuyên ngành khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của TCTD. Bên cạnh đó, các giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, trọng tài hay tố tụng hình sự khi có tranh chấp xảy ra hoặc khi giao dịch có dấu hiệu phạm tội. Ngoài việc được nhiều ngành luật điều chỉnh, thì bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ cũng liên quan đến nhiều chủ thể, từ Bên nợ Khách hàng vay vốn, các bên trong quan hệ giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022