lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh [3].
Với quy định như vậy thì sẽ trùng việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, và bên nào thực hiện trước mà không thông báo thì bên đó có lỗi và phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại.
- Quy định tại Điều 47 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã quy định "trong trường hợp phải xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự thì các bên thỏa thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án". Một điều cần lưu ý là, khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận về việc xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh. Vì vậy, trong trường hợp bên bảo lãnh dùng tài sản của mình làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh không nhất thiết phải khởi kiện.
Với thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh, có thể nhận thấy hệ thống pháp luật còn thiếu các quy định cần thiết, chưa tương thích, thống nhất giữa luật chuyên ngành và luật chung. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng pháp luật.
3.1. Thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ vay tiền của các Tổ chức tín dụng
Tình hình bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Việt Nam trong những năm qua là một trong những kết quả quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giao dịch; điều này đồng nghĩa với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Trong hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp,
các tổ chức tín dụng được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài,... cùng với sự phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ hoạt động, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng đã được các tổ chức tín dụng quan tâm và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trước năm 1993, hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự còn mang tính chất manh mún, không chuyên nghiệp và chủ yếu phát sinh trong đời sống dân sự với những giao dịch có giá trị không lớn. Quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh dựa trên quan hệ thân quen, người bảo lãnh không phải là chuyên nghiệp và không nhằm mục đích lợi nhuận. Sau năm 1993, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở, số lượng các giao dịch tăng nhanh, nhu cầu được bảo đảm nghĩa vụ của các giao dịch cũng tăng theo. Nói riêng trong lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, sau khi các quy định về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng cũng phát triển nhanh chóng, doanh số bảo lãnh liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ trung bình từ 20 đến 25%/năm trong giai đoạn 1993 - 1998. Trong năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng bị chững lại; các tổ chức tín dụng cơ bản chỉ tập trung cho việc xử lý các hợp đồng bảo lãnh trước đó. Từ năm 2000 đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đã được phục hồi, hoạt động quy mô và có sự tăng trưởng đáng kể không chỉ về doanh số mà còn đi sâu vào chất lượng bảo lãnh. Điều đó được thể hiện thông qua số lượng các giao dịch được bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cơ cấu khách hàng, trong những năm 2000, cơ cấu khách hàng được các tổ chức tín dụng bảo lãnh chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh và các chủ thể khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân cũng đã được tiếp cận với hình thức bảo lãnh bảo đảm
nghĩa vụ này. Nếu như năm 2000, các doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 12.000 tỷ đồng, doanh nghiệp khác là khoảng
3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 90% thì đến năm 2009, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 22.000 tỷ đồng, trong khi đó, các doanh nghiệp khác khoảng 6.000 tỷ đồng (nguồn Ngân hàng Nhà nước). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh được thụ lý, giải quyết thông qua con đường Tòa án, cho thấy số lượng án loại này có chiều hướng gia tăng, cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Thỏa Thuận Của Các Bên Trong Hợp Đồng Bảo Lãnh
- Năng Lực Của Các Bên Tham Gia Hợp Đồng Bảo Lãnh
- Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng - 8
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Lãnh Trong Quan Hệ Vay Tiền Ở Các Tổ Chức Tín Dụng
- Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng - 11
- Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
- Năm 2005, toàn ngành Tóa án đã thụ lý và giải quyết 243 vụ án tranh chấp dân sự, thương mại có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh. Trong đó chiếm tới 85% các vụ án có một bên là các tổ chức tín dụng hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp, chỉ có 15% các vụ án có người bảo lãnh không phải là các tổ chức bảo lãnh chuyên nghiệp.
- Đến năm 2006 là 282 vụ, năm 2007 là 312 vụ, năm 2008 là 358 vụ, năm 2009 là 372 vụ. Cũng tương tự như những năm trước, số lượng án liên quan đến tranh chấp hợp đồng bảo lãnh vẫn xảy ra chủ yếu đối với người bảo lãnh là tổ chức tín dụng có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp và việc bảo lãnh cho người thân đi lao động học tập ở nước ngoài. Với số liệu tham khảo về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong 3 năm liên tiếp, có thể rút ra một số kết luận:
+ Số lượng án tranh chấp loại này đang ngày càng gia tăng khoảng 15% năm. Điều này phần nào phản ánh thực trạng ngày càng có nhiều giao dịch dân sự được bảo đảm thực hiện bằng hình thức bảo lãnh của người thứ ba.
+ Các giao dịch có bảo lãnh chủ yếu phát sinh giữa một bên là các tổ chức tín dụng và bên còn lại có thể là các doanh nghiệp nhà nước hoặc cá nhân. Hầu như không có hoặc không đáng kể các hợp đồng bảo lãnh giữa các cá nhân với nhau. Có thể do tính chất của loại bảo lãnh này dựa trên cơ sở mối quan hệ thân thích giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh. Do vậy,
khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ thì người bảo lãnh sẽ trả thay và quan hệ về quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được giải quyết êm đẹp bằng tình cảm mà không cần đến sự can thiệp của Toà án.
Mặt khác, có thể do tâm lý của đa số những người khi tham gia giao dịch đều muốn có một tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ (bảo đảm đối vật) bằng cách cầm cố hoặc thế chấp một tài sản nào đó và trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ của họ có quyền kiểm soát, quản lý đối với tài sản đó.
Với doanh số bảo lãnh và tỷ trọng cơ cấu khách hàng trong hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng nêu trên, cùng với các số liệu tham khảo từ hoạt động xét xử của ngành Tòa án, chúng ta có thể thấy rằng, với nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ như hiện nay, việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là hướng đi đúng của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế đang có cơ hội to lớn để tiếp cận với nền công nghệ và khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao. Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tìm đến sự hỗ trợ bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện hợp đồng tại các tổ chức tín dụng là điều tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để khuyến khích phát triển các giao dịch có bảo đảm bằng bảo lãnh trong đời sống dân sự, một mặt cần hoàn thiện khung pháp lý về bảo lãnh. Mặt khác cần cải cách mạnh mẽ hoạt động của Tòa án, cũng như các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan, để các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ hoạt động bảo lãnh được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, người có quyền cảm thấy an tâm với nghĩa vụ bảo lãnh.
3.2. Giải quyết các tranh chấp có liên quan đến bảo lãnh tại Tòa án
Thực tế giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh là rất đa dạng, mỗi vụ án đều có những tình tiết riêng biệt. Qua nghiên cứu khá nhiều các tranh chấp loại này, tác giả đã cố gắng xếp những vụ án có
cùng tính chất, có nhiều tình tiết tương đồng vào chung một dạng tranh chấp. Sau đây sẽ trích nội dung một số vụ án điển hình còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp. Tác giả sẽ lựa chọn những vụ án đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu còn thời hạn kháng nghị thì sẽ không ghi tên cụ thể của nguyên đơn và bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như những thông tin có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.
* Vụ thứ nhất có nội dung tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) và bị đơn là Công ty xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Công ty Nông sản).
Từ năm 2000, Ngân hàng có cho Công ty Nông sản vay vốn để đầu tư dự án Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu thông qua hợp đồng số 29/00/HĐ ký ngày 08/11/2000; biên bản bổ sung hợp đồng tín dụng số 01/01/PLHĐ ngày 27/12/2002; phụ lục hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 02/01/PLHĐ ngày 08/11/2003; phụ lục hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 03/01/PLHĐ ngày 20/4/2004 và biên bản bổ sung hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 05/29/00/BSHĐ ngày 03/8/2004.
Tài sản bảo đảm là tài sản được khấu trừ bằng vốn vay: đó là dây chuyền thiết bị sản xuất nước dứa có giá trị 2.735.400 USD. Ngoài ra Tổng công ty Rau quả - Nông sản (gọi tắt là Tổng công ty) còn cam kết bảo lãnh vốn vay cho Công ty Nông sản thông qua công văn số 326 ngày 22/9/2000. Tính đến ngày khởi kiện tại Tòa án, dự nợ gốc của hợp đồng tín dụng trung dài hạn là 1.404.780 USD và nợ lãi là 212.722,86 USD. Ngoài ra Công ty Nông sản còn vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua các hợp đồng tín dụng ngắn hạn với tổng số dư nợ là 340.624,55 USD và
5.470 triệu đồng; nợ lãi phát sinh do chậm trả lãi là 69.562,36 USD và 1.408.443.600 triệu đồng.
Tài sản bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng ngắn hạn là xe Toyota du lịch biển kiểm soát 43K- 6967; xe IFA tải ben BKS 92K- 2891; xe ô tô con YAZ BKS 92K- 0970; và các khoản phải thu, hàng tồn kho của Công ty theo biên bản làm việc ngày 04/4/2005. Toàn bộ các khoản Công ty Nông sản vay của Ngân hàng đã bị quá hạn. Mặc dù đã được gia hạn nhiều lần, nhưng việc đòi nợ của Ngân hàng vẫn không được thực hiện và cũng không có khả năng thanh toán nợ.
Ngân hàng khởi kiện và đề nghị Tòa án: buộc Tổng công ty thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản vay dài hạn với số tiền nợ gốc là 1.404.780.000 USD và nợ lãi là 212.722,86 USD; buộc Công ty Nông sản phải trả toàn bộ số nợ vay ngắn hạn, cụ thể: 340.624,55 USD và 5.470 triệu đồng; nợ lãi phát sinh do chậm trả lãi là 69.562,36 USD và 1.408.443.600 triệu đồng. Nếu Công ty Nông sản không trả được nợ đề nghị phát mãi toàn bộ tài sản đã thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng.
Theo hồ sơ vụ án Công ty Nông sản thừa nhận nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay dài hạn và ngắn hạn, nhưng đề nghị Ngân hàng xem xét miễn giảm lãi vay.
Tổng công ty cho rằng: Công văn số 326 ngày 22/9/2000 chỉ thể hiện chủ trương bảo lãnh mà không phải là cam kết bảo lãnh. Giữa Tổng công ty và Ngân hàng chưa ký kết hợp đồng bảo lãnh. Mặt khác, khoản vay dài hạn đã được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, do vậy Tổng công ty không có nghĩa vụ bảo lãnh. Khi xét xử sơ thẩm, Bản án sơ thẩm số 84/2006 ngày 11/7/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nợ giữa Ngân hàng với Công ty Nông sản.
- Áp dụng Điều 361, 362, 393 Bộ luật Dân sự năm 2005, buộc Tổng công ty Rau quả - Nông sản phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho Công ty Nông sản số tiền là 20,329 tỷ đồng.
- Áp dụng Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005, buộc Công ty Nông sản có nghĩa vụ hoàn trả cho Ngân hàng các khoản nợ vay sau:
+ Nợ vay dài hạn:
● Nợ gốc: 131.034 USD
● Nợ lãi: 212.722,86 USD
+ Nợ vay ngắn hạn: Vay tiền Việt Nam:
● Nợ gốc: 5.470.000.000 đồng
● Nợ lãi: 1.408.443.600 đồng Vay tiền USD:
● Nợ gốc: 340.624,55 USD
● Nợ lãi: 69.562,36 USD
- Xử lý tài sản bảo đảm: áp dụng Điều 355 Bộ luật Dân sự năm 2005, xử lý bán đấu giá tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay là dây chuyền thiết bị chế biến nước dứa cô đặc. Tiền bán tài sản dùng để thanh toán cho khoản nợ vay dài hạn theo hợp đồng số 29 ngày 08/11/2000 và biên bản bổ sung ngày 08/11/2001.
- Xử lý bán đấu giá tài sản bảo đảm cho hợp đồng số 01 ngày 13/9/2005, gồm:
+ Xe Toyota biển kiểm soát 43K - 6967
+ Xe IFA biển kiểm soát 92K - 2891
+ Xe YAZ biển kiểm soát 92K - 0970
Tiền bán tài sản trên dùng để thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn.
Ngày 20/7/2006, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Tổng công ty Rau quả - Nông sản có đơn kháng cáo đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo
hướng không có quan hệ bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Bác yêu cầu đòi Tổng công ty trả nợ thay cho Công ty Rau quả - Nông sản số tiền là 20,329 tỷ đồng.
Khi xét xử phúc thẩm, Bản án phúc thẩm số 09 ngày 21/11/2006 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên y án sơ thẩm.
Thông qua vụ án cụ thể này, chúng ta có thể rút ra được các vấn đề sau:
Thứ nhất, hợp đồng bảo lãnh không nhất thiết phải là hợp đồng được thỏa thuận, ký kết giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh mà có thể chỉ là một cam kết bảo lãnh của người được bảo lãnh. Trong vụ án cụ thể này, Tòa án đã coi cam kết bảo lãnh số 326 ngày 22/9/2000 của Tổng công ty Rau quả - Nông sản là đề nghị được đưa ra từ phía người bảo lãnh sau khi công văn này được gửi cho Ngân hàng. Ngân hàng không có ý kiến phản hồi lại, điều đó có nghĩa là Ngân hàng đã mặc nhiên chấp nhận đề nghị bảo lãnh của Tổng công ty Rau quả - Nông sản và như vậy đã phát sinh quan hệ bảo lãnh giữa Tổng công ty và Ngân hàng.
Thứ hai, một nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng nhiều biện pháp. Cụ thể trong vụ án này, Tòa án đã công nhận nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng số 29/00/HĐ ngày 08/11/2000 và biên bản bổ sung hợp đồng tín dụng số 01/01/PLHĐ ngày 27/12/2002; phụ lục hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 02/01/PLHĐ ngày 08/11/2003; phụ lục hợp đồng trung dài hạn số 03/01/PLHĐ ngày 204/2004 và biên bản bổ sung hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 05/29/00/BSHĐ ngày 03/8/2004 được bảo đảm trước hết bằng chính tài sản sẽ hình thành từ vốn vay; tức là dây chuyền sản xuất nước dứa ép. Ngoài ra nghĩa vụ này còn được đảm bảo bằng sự bảo lãnh của Tổng công ty thông qua công văn cam kết bảo lãnh. Trong trường hợp một nghĩa vụ được cam kết đảm bảo bằng hai biện pháp, cả thế chấp và bảo lãnh như trong vụ án này, thì biện pháp bảo đảm bằng thế chấp thông thường sẽ được thực hiện trước và sau đó nếu nghĩa vụ bảo lãnh vẫn còn thì biện pháp bảo đảm bằng