Về việc nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ: khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 16 quy định: Trường hợp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì Bên nhận thế chấp phải lập biên bản có chữ ký của Bên thế chấp, Bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản và xác định giá trị tài sản.
Trong trường hợp Bên thế chấp không ký vào biên bản thì biên bản đó chỉ cần chữ ký của Bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp có trách nhiệm gửi biên bản nhận các khoản tiền, tài sản cho Bên thế chấp.
Đây là những quy định rất mới tại Thông tư liên tịch số 16, những quy định này đã có hiệu lực từ ngày 22/7/2014. Quy định này đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các TCTD khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ đặc thù này.
Tiếp đến, về cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ: Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.
2.1.2.5. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ
Cũng như các giao dịch khác, các bên khi xác lập giao dịch bảo đảm đều dựa trên việc tự nguyện thỏa thuận và thiện chí hợp tác. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện giao dịch thường được các bên ưu tiên giải quyết theo con đường thỏa thuận, thương lượng. Tuy nhiên, có rất nhiều
trường hợp các bên không tìm được "tiếng nói" chung để giải quyết vấn đề phát sinh, vì vậy, các tranh chấp đòi hỏi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Thông tư liên tịch số 16 đã có một số hướng dẫn khá cụ thể về quyền thực hiện các biện pháp để thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp của Bên nhận thế chấp trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ như:
Trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thanh toán khoản nợ cho Bên nhận thế chấp khi đến hạn trả nợ theo yêu cầu của Bên nhận thế chấp thì Bên nhận thế chấp có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo thủ tục quy định tại Điều 63 Nghị định số 163 trong trường hợp khoản nợ là vật;
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Quyền Đòi Nợ Với Một Số Quyền Tài Sản Khác
- Khái Niệm, Đặc Điểm Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ Tại Tổ Chức Tín Dụng
- Nội Dung Của Pháp Luật Về Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ Tại Tổ Chức Tín Dụng
- Đối Với Hợp Đồng Mua Bán, Cho Thuê Tài Sản Hoặc Cung Cấp Dịch Vụ
- Hợp Đồng Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ Tại Tổ Chức Tín Dụng
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Các Bên Trong Hợp Đồng Bảo Đảm
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
b) Yêu cầu bên có nghĩa phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
c) Yêu cầu Bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp giá trị nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ thực hiện không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của Bên thế chấp;
d) Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD thường phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, liên quan đến nhiều giao dịch khác nhau. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD là hợp đồng kèm theo hợp đồng cho vay, nên tranh chấp về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ thường liên quan từ hợp đồng cho vay được bảo đảm. Các tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD phải tuân
theo quy định chung của pháp luật điều chỉnh nội dung giao dịch và về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng (Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 đã tăng thẩm quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến tín dụng. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: đầu tư, tài chính, ngân hàng. Các tranh chấp chỉ được giải quyết thông qua "con đường" trọng tài khi các bên có thỏa thuận.
Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là biện pháp bảo đảm mới xuất hiện tại các TCTD ở Việt Nam trong những năm gần đây và đến nay biện pháp bảo đảm này vẫn được ít các TCTD sử dụng. Vì vậy, pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ trong thực tế hoạt động của TCTD ở Việt Nam bên cạnh việc đạt được các kết quả sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Sau đây luận văn tập trung nêu, phân tích và đánh giá một số vấn đề cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam để nhận thức rõ hơn thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về biện pháp này.
2.2. Điều kiện, trình tự thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng
2.2.1. Các điều kiện khi tổ chức tín dụng nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm tiền vay
2.2.1.1. Điều kiện về chủ thể - bên bảo đảm
Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ cũng được xác lập như các giao dịch dân sự khác. Vì vậy, một trong những điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực là "người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự và hoàn toàn tự nguyện" [24, khoản a, c Điều 122]. Khi xác lập giao
dịch bảo đảm, TCTD luôn quan tâm đến việc người xác lập giao dịch với mình là bên bảo đảm có thỏa mãn điều kiện để tham gia giao dịch hay không, cụ thể là có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự hay không. Nếu bên bảo đảm không thỏa mãn điều kiện này thì giao dịch bảo đảm sẽ bị vô hiệu toàn bộ, điều này đồng nghĩa với việc giao dịch bảo đảm xem như không được xác lập và vì thế nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay sẽ trở thành không có bảo đảm.
Ngoài ra, do đặc thù trong hoạt động cho vay của TCTD, để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, Luật Các TCTD quy định một số chủ thể không thể trở thành bên bảo đảm trong mối quan hệ với bên nhận bảo đảm là TCTD. Vì vậy, một trong những điều kiện khác đặt ra đối với bên bảo đảm là tổ chức/cá nhân đó không thuộc trường hợp mà Luật Các TCTD không cho phép làm bên bảo đảm cho bên vay vốn tại TCTD. Các đối tượng này được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật Các TCTD gồm:
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng; pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng [30, Điều 126].
Mặt khác, nếu bên vay chính là một trong những người được liệt kê trên đây thì TCTD không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để TCTD khác cấp tín dụng cho họ.
Trong bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, bên bảo đảm dùng tài sản là quyền đòi nợ thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay, có thể chính là bên vay hoặc là bên thứ ba bất kỳ. Vì vậy, một điều kiện quan trọng nữa đặt ra đối với bên bảo đảm đó là bên bảo đảm phải là chủ sở hữu hợp pháp quyền đòi nợ.
Để xác định bên bảo đảm có phải là chủ sở hữu hợp pháp quyền đòi nợ đem bảo đảm hay không phải căn cứ vào Hợp đồng làm phát sinh quyền đòi nợ và các hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ thanh toán (nếu có). Hợp đồng làm phát sinh quyền đòi nợ có thể là Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuê tài sản hay Hợp đồng cung ứng dịch vụ. Khi nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, các TCTD sẽ yêu cầu bên Khách hàng vay vốn cung cấp Hợp đồng, chứng từ kế toán và các hồ sơ tài liệu có liên quan đến khoản vay. Các hồ sơ này phải là bản gốc. Hợp đồng, chứng từ kế toán và các hồ sơ tài liệu có liên quan đến khoản vay sẽ cho thấy Khách hàng vay vốn có những quyền, nghĩa vụ gì đối với Bên nợ Khách hàng vay vốn. Căn cứ các tài liệu này, TCTD xác định được Khách hàng vay vốn có phải là chủ sở hữu hợp pháp quyền đòi nợ hay không. Đồng thời, TCTD sẽ thực hiện thẩm định khoản vay, bao gồm cả thẩm định Bên nợ Khách hàng vay vốn.
Trên thực tế, các TCTD khi nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ đều đặt ra các điều kiện như trên đối với bên bảo đảm. Các điều kiện thường là: thứ nhất, bên bảo đảm bằng quyền đòi nợ phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; thứ hai, bên bảo đảm phải là chủ sở hữu hợp pháp của quyền đòi nợ; thứ ba, bên bảo đảm không thuộc trường hợp pháp luật cấm hoặc hạn chế đứng ra bảo đảm cho chủ thể khác. Nếu bên bảo đảm là đồng chủ sở hữu quyền đòi nợ thì bên bảo đảm phải có Giấy ủy quyền của đồng chủ sở hữu quyền đòi nợ được công chứng đồng ý cho bên bảo đảm dùng quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm tại TCTD.
Ví dụ như quy định tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thì Khách hàng vay vốn dùng tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a. Không thuộc phạm vi những đối tượng không được cho vay hoặc hạn chế cho vay theo quy định của pháp luật và của PG Bank;
b. Là Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật và của PG Bank.
c. Là người thụ hưởng hợp pháp của quyền đòi nợ, được quy định rõ trong các Hợp đồng kinh tế và Văn bản thỏa thuận giữa PG Bank, Khách hàng và Bên nợ Khách hàng vay vốn về chuyển giao quyền đòi nợ.
d. Không có nợ quá hạn tại PG Bank và các Tổ chức tín dụng khác tại thời điểm phê duyệt khoản vay;
e. Có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có lãi 02 năm liên tục;
f. Thời gian giao dịch của Khách hàng vay với Bên nợ Khách hàng vay vốn tối thiểu là 12 tháng, số lần giao dịch tối thiểu là 02 giao dịch (02 Hợp đồng đã thực hiện).
g. Đáp ứng các điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật và của PG Bank nếu Khách hàng vay vốn ngoài địa bàn, vay vốn để kinh doanh bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp (mua chứng khoán) hoặc một số trường hợp khác [15, Điều 12].
Do việc nhận thế chấp bằng quyền đòi nợ khá rủi ro nên đa số các TCTD chỉ chấp nhận nhận thế chấp quyền đòi nợ của chính Bên vay mà không chấp nhận quyền đòi nợ của Bên thứ ba đứng ra bảo đảm cho nghĩa vụ của Bên vay tại TCTD.
2.2.1.2. Điều kiện về quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm
Trong bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD, các TCTD luôn phải đưa ra hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên của tổ chức mình nhận diện và xác định quyền đòi nợ là gì, phải thỏa mãn điều kiện gì và cách thức kiểm tra, thẩm định tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.
Thứ nhất, điều kiện phát sinh quyền đòi nợ hay tính hợp pháp của quyền đòi nợ.
Quyền đòi nợ phải phát sinh từ những giao dịch, hợp đồng hợp pháp. Điều kiện này đòi hỏi, quyền đòi nợ để trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải được phát sinh từ hợp đồng hợp pháp. Có nghĩa là hợp đồng đó phải có hiệu lực pháp luật. Phải đáp ứng đủ các điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực theo như điều 122 BLDS năm 2005 gồm: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Đối với điều kiện này, tùy thuộc vào từng TCTD sẽ có những quy định nội bộ khác nhau đặt ra để quyền đòi nợ trở thành đối tượng của biện pháp bảo đảm. Để hạn chế tối đa nhất rủi ro cho mình, các TCTD đã tự xây dựng nên quy định nội bộ trong đó quy định cụ thể về các tiêu chí để nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.
Thứ hai, quyền đòi nợ do các bên thỏa thuận và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
Bên bảo đảm thường là bên có nghĩa vụ hoặc là người thứ ba mà người này cam kết dùng quyền đòi nợ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Nếu quyền đòi nợ thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu đó.
Thứ ba, quyền đòi nợ không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu. Nếu quyền đòi nợ đang có tranh chấp thì chỉ khi nào các tranh chấp
đó được giải quyết bằng văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc thông qua phán quyết của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được đưa vào làm đối tượng của các biện pháp bảo đảm. Trên thực tế không phải quyền đòi nợ nào cũng được TCTD nhận làm tài sản bảo đảm. Quyền đòi nợ mà các TCTD nhận làm tài sản bảo đảm phải thỏa mãn các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật và theo quy định của TCTD đã đặt ra làm tài sản bảo đảm. Tùy từng TCTD mà điều kiện nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cũng khác nhau.
Ví dụ như quy định tại NHTMCP Hàng Hải (Maritimebank) thì Maritimebank không nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ có đặc điểm dưới đây:
- Đã được bảo đảm cho nghĩa vụ tài chính khác;
- Đã quá hạn thanh toán theo Hợp đồng;
- Đang bị tranh chấp với cá nhân, tổ chức khác;
- Nguồn trả nợ từ Ngân sách nhà nước;
- Phát sinh từ các Hợp đồng:
Bị vô hiệu do theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu [24, Điều 410, Điều 411];
Đối tượng Hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tài sản bị tranh chấp về quyền sở hữu hoặc tài sản bị cấm cho thuê hoặc cho thuê lại.
Có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng;
Hình thức mua bán hàng hóa là hình thức ký gửi;
Các chủ thể ký kết có liên quan đến nhau như đều là Đơn vị thành viên của một doanh nghiệp hoăc một tổ chức;
Các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật [19, Điều 8].
Còn tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank) thì không quy định theo cách loại trừ như quy định của Maritimebank mà quy định điều kiện để nhận bảo đảm tài sản là quyền đòi nợ như sau: