Nội Dung Của Pháp Luật Về Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ Tại Tổ Chức Tín Dụng

khác đứng ra bảo lãnh thì không có mấy khách hàng được TCTD "cấp vốn". Bên cạnh đó, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ góp phần nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay, làm động lực thúc đẩy, tác động bên vay trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Thứ ba, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD còn góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế xã hội phát triển ổn định, thông qua việc hỗ trợ và bảo đảm cho quan hệ vay, đi vay được thực hiện thuận lợi, nguồn vốn vay được luân chuyển sử dụng phục vụ việc cải thiện, nâng cao đời sống và phát triển sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền vay trên cơ sở có bảo đảm bằng quyền đòi nợ đóng vai trò là một trong những kênh tạo vốn quan trọng cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Qua phân tích các vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD trên đây cho thấy, việc làm rõ các vấn đề như khái niệm, đặc điểm quyền đòi nợ, khái niệm, đặc điểm, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD, nội dung pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về vấn đề này vào thực tiễn. Việc "giải quyết" thấu đáo các vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD chính là tiền đề, là cơ sở vững chắc cho "công cuộc" thiết lập hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về vấn đề này.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

2.1. Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng

2.1.1. Khái quát pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng

Năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước Việt Nam ra đời ghi nhận chính thức quyền đòi nợ là một loại tài sản là đối tượng của mua bán quyền tài sản [24, khoản 2 Điều 442].

Khi BLDS năm 2005 ra đời thay thế BLDS năm 1995, quyền đòi nợ tiếp tục được ghi nhận là một loại tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm [24, Điều 322]. Đến năm 2006, khi Nghị định số 163 ra đời thì giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ đã được quy định cụ thể hơn về các nội dung như loại quyền đòi nợ được dùng làm tài sản bảo đảm, quyền của Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.

Có ít văn bản quy định về quyền đòi nợ cũng như bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD, có thể kể đến là BLDS năm 2005 và Nghị định số 163; Nghị định số 11 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163; Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 Hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ (đã hết hiệu lực); Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; Thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 sửa đổi một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP. Và mới đây nhất, ngày 06/06/2014, liên bộ gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 16 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Trong đó có 01 Điều quy định về việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Tuy nhiên, những văn bản này chỉ mới quy định khá chung chung về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ mà chưa đưa ra một quy chế pháp lý chuẩn, đầy đủ và thống nhất. Xét trong phạm vi hoạt động của các TCTD, NHNN cũng chưa ban hành quy chế, quy trình nào về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng có bảo đảm bằng quyền đòi nợ. Bởi vậy, việc thực hiện bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD hiện đang ở trong tình trạng do mỗi TCTD tự đặt ra, không theo một "quy chuẩn" pháp lý thống nhất nào.

2.1.2. Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng

Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 5

Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp và liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD. Vấn đề đặt ra là pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD quy định những gì? Việc trả lời câu hỏi này cần dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD. Sau đây, luận văn xin nêu ra một số quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD.

2.1.2.1. Quy định của pháp luật về quyền đòi nợ được dùng làm tài sản bảo đảm

BLDS năm 2005 chỉ có 02 điều luật có nhắc đến quyền đòi nợ. Điều 449 về mua bán quyền tài sản: « Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà

người mắc nợ không trả » và Điều 322 có liệt kê quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản cùng với một số quyền tài sản khác được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghị định số 163 quy định: « Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ » [8, Điều 322].

Như vậy, cũng như các tài sản khác, quyền đòi nợ có thể được đem thế chấp một phần hoặc toàn bộ, có thể thể chấp quyền đòi nợ hiện tại và quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.

Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, các bên chủ thể giao dịch được tự do, tự nguyện thỏa thuận loại quyền đòi nợ dùng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận đó phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn mà pháp luật cho phép, tức là loại quyền đòi nợ mà các bên lựa chọn làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ phải được pháp luật cho phép đưa vào giao dịch và thỏa mãn các điều kiện khác mà pháp luật đã đặt ra.

Mặc dù, pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện của quyền đòi nợ dùng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, qua việc kết nối các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD, tác giả cho rằng, một quyền đòi nợ được dùng làm tài sản bảo đảm khi thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: quyền đòi nợ phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm (bên bảo đảm có toàn quyền quyết định việc dùng quyền đòi nợ đó làm tài sản bảo đảm) và quyền đòi nợ phải được phép giao dịch (được phép tham gia giao dịch bảo đảm).

2.1.2.2. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay là quyền đòi nợ

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay, bên bảo đảm cũng như bên nhận bảo đảm (là tổ chức tín dụng), khi thực hiện bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD các bên chủ thể phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục nhất định.

Mặc dù vậy, pháp luật hiện hành chưa có văn bản quy định riêng về trình tự, thủ tục nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm tiền vay tại TCTD. Trình tự, thủ tục thực hiện trong trường hợp này phải tuân theo quy định chung về nhận tài sản bảo đảm tại BLDS năm 2005 và các hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 163, Nghị định số 11, Nghị định số 83 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định tại Nghị định số 163, trình tự thủ tục chung khi nhận tài sản bảo đảm sẽ là: giao kết giao dịch bảo đảm, công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện giao dịch bảo đảm (bên bảo đảm chuyển giao tài sản, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm; bên nhận bảo đảm thực hiện quyền quản lý, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ trong suốt thời gian hiệu lực của giao dịch bảo đảm) và cuối cùng là xử lý tài sản bảo đảm.

Qua các quy định tại Nghị định số 163, Nghị định số 83 có thể thấy, đối với bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ thì thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm không phải là thủ tục bắt buộc. Hiệu lực của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ không phụ thuộc vào việc giao dịch bảo đảm này có được công chứng hay không. Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ cũng không thuộc diện pháp luật "yêu cầu" phải thực hiện. Các thủ tục này được lựa chọn thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch nếu các bên thấy cần thiết.

2.1.2.3. Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ

Khi thiết lập biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, các bên chủ thể phải xác định rõ loại biện pháp bảo đảm được áp dụng là cầm cố, thế chấp hay ký quỹ và tương ứng là loại hợp đồng cần ký kết để thiết lập biện pháp bảo đảm đó.

Theo BLDS năm 2005 thì biện pháp cầm cố hay thế chấp khác nhau ở việc bên bảo đảm có thực hiện chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm hay không, theo đó cầm cố là việc chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, còn thế chấp thì không có việc chuyển giao tài sản cho Bên nhận thế chấp.

Tuy nhiên, đối với một số tài sản cụ thể thì pháp luật hiện hành lại quy định rõ là chỉ có thế chấp hoặc cầm cố chứ không hoàn toàn dựa theo yếu tố chuyển giao hay không. Ví dụ, một số loại tài sản chỉ thế chấp như quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003), nhà ở (Luật Nhà ở năm 2005), tàu cá (Luật Thủy sản năm 2003), tàu biển (Bộ luật Hàng hải năm 2005). Nghị định số 163 cũng đã quy định quyền đòi nợ là tài sản được dùng để thế chấp.

Như vậy, theo như các văn bản pháp luật vừa liệt kê trên đây, pháp luật hiện hành đã mặc nhiên xác định quyền đòi nợ chỉ sử dụng để thế chấp mà không sử dụng để cầm cố. Vì vậy, loại hợp đồng được pháp luật xác định trong trường hợp nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm chính là hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Và trên thực tế, các TCTD cũng chỉ nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm theo biện pháp thế chấp quyền đòi nợ thông qua việc ký xác lập hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ.

Pháp luật quy định, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp không cần có công chứng, việc công chứng có thể thực hiện khi các bên có thỏa thuận.

Theo quy định của pháp luật [24, Điều 342], các bên chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ tại TCTD bao gồm Bên thế chấp (bên sở hữu quyền đòi nợ) và Bên nhận thế chấp (TCTD). Bên thế chấp là bên vay hoặc là bên thứ ba (thường có quan hệ thân thiết với bên vay và được TCTD chấp nhận) dùng quyền đòi nợ thuộc sở hữu của mình thế chấp tại TCTD để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay.

Các bên chủ thể hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và theo quy định của BLDS năm 2005 (từ Điều 348 đến Điều 353), Điều 22 Nghị định số 163.

2.1.2.4. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ

Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ phải phù hợp với quy định chung của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm. Đối với xử lý tài sản bảo đảm nói chung, BLDS năm 2005 và Nghị định số 163 đều quy định rất cụ thể về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm Điều 336, 338, 355 BLDS năm 2005 và Điều 59, 61, 66 Nghị định số 163, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thời hạn xử lý tài sản bảo đảm và các nội dung khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo nguyên tắc, trước tiên thực hiện theo thỏa thuận của các bên, có thể là thỏa thuận tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm hoặc thỏa thuận tại bất kỳ thời điểm nào khác trong quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì xử lý theo quy định của pháp luật như khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận,...

Bên cạnh các quy định chung, việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ còn được thực hiện theo quy định riêng như sau:

Trước hết, về thủ tục thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất bảy (07) ngày làm việc, Bên nhận thế chấp gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ và một (01) bản sao có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng đối với hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ đã được công chứng hoặc bản chính hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có chữ ký, con dấu (nếu có) của các bên hoặc

Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp. Người xử lý quyền đòi nợ có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý quyền đòi nợ đó (trong khi đối với các loại tài sản bảo đảm khác thì trước khi xử lý tài sản, người xử lý phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho các bên cùng nhận bảo đảm khác hoặc đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm).

Tiếp đến, về cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ: Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm thanh toán khoản nợ cho Bên nhận thế chấp theo hướng dẫn như sau:

- Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của Bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại Ngân hàng theo chỉ định của Bên nhận thế chấp.

Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Ngân hàng phong tỏa tài khoản này và chỉ được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa để xử lý khi đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Kể từ thời điểm nộp tiền vào tài khoản, bên có nghĩa vụ trả nợ không được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này.

- Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của Bên thế chấp xảy ra sau thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì Bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

Bên nhận thế chấp không được yêu cầu Bên thế chấp thanh toán khi nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022