Trường hợp GTCG do tổ chức khác phát hành, thì TCTD nhận bảo đảm yêu cầu tổ chức phát hành thực hiện việc chi trả GTCG của chủ sở hữu GTCG cho TCTD nhận bảo đảm (khi GTCG đã đến hạn thanh toán) hoặc chuyển quyền sở hữu GTCG sang tên cho TCTD nhận bảo đảm (nếu GTCG chưa đến hạn thanh toán. Quyền xử lý GTCG theo các phương thức này của TCTD có căn cứ thực hiện trên thực tế vì tại thời điểm nhận GTCG làm tài sản bảo đảm TCTD đã yêu cầu tổ chức phát hành GTCG cam kết hỗ trợ TCTD thực hiện quyền xử lý GTCG.
Đối với GTCG lưu ký, việc xử lý GTCG được TCTD trực tiếp hoặc ủy quyền cho công ty lưu ký thực hiện. Tại thời điểm nhận bảo đảm GTCG lưu ký, giữa TCTD, bên bảo đảm và TCTD đã có thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền cho công ty lưu ký tự động trích tài khoản giao dịch GTCG của bên bảo đảm để thu nợ gốc và lãi vay cho TCTD khi xử lý GTCG. Khi TCTD yêu cầu xử lý GTCG để thu hồi nợ, công ty lưu lý sẽ thực hiện thủ tục bán GTCG. Giấy tờ có giá được đặt bán với giá thấp nhất của các phiên giao dịch gần nhất, được công ty lưu ký thực hiện ngay từ phiên giao dịch gần nhất cho đến khi việc bán GTCG được thực hiện xong. Công ty lưu ký phải thông báo ngay kết quả việc xử lý GTCG cho bên bảo đảm và TCTD. Số tiền thu được từ việc bán GTCG sau khi thanh toán đủ phí giao dịch cho công ty lưu ký và các khoản phí phát sinh từ xử lý GTCG (nếu có) sẽ được công ty lưu ký chuyển cho TCTD để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi và các chi phí khác của bên vay đối với TCTD. Trường hợp số tiền bán GTCG không đủ trả nợ vay, TCTD có quyền yêu cầu phong tỏa và xử lý tiếp các GTCG khác (nếu có) trên tài khoản giao dịch GTCG của bên vay tại công ty lưu ký để thu hồi nợ vay. Trường hợp số tiền thu được sau khi thanh toán nợ còn thừa thì TCTD sẽ trả lại số tiền thừa cho bên bảo đảm.
Xử lý GTCG bảo đảm để thu hồi nợ bằng cách bán GTCG là quyền của TCTD nhận bảo đảm đã được pháp luật thừa nhận và đúng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm GTCG. Đặc biệt, khi GTCG niêm
yết bị giảm giá trị, nếu các TCTD không bán GTCG để bảo đảm thu hồi đủ nợ vay thì TCTD cũng buộc phải "thúc ép" đòi nợ bên vay vốn và bên bảo đảm tìm cách trả nợ vay trước hạn, trong nhiều trường hợp chính bên bảo đảm phải chủ động yêu cầu tổ chức lưu ký bán GTCG để thay bên vay trả nợ vay cho TCTD. Tuy nhiên, khi giá GTCG đang trong tình trạng giảm, nếu TCTD và bên bảo đảm "bán tháo" GTCG, sẽ càng làm cho giá trị của GTCG đi xuống. Có những thời điểm (năm 2007) thị trường chứng khoán suy giảm liên tục, mất dần tính thanh khoản mà nguyên nhân từ việc các TCTD liên tục bán ra GTCG một cách "ồ ạt", không có tổ chức, nên NHNN và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phải gửi công văn tới các TCTD yêu cầu TCTD thực hiện nghiêm túc các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, kêu gọi các TCTD ngừng việc "bán tháo" GTCG. Tuy nhiên, nhiều TCTD vẫn phải bán GTCG khi giá GTCG giảm mạnh nhằm "tận thu" nguồn vốn, tránh các khoản nợ xấu xảy ra.
2.6. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng
Tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG trong thực tế thường phát sinh từ nguyên nhân do bên bảo đảm có tranh chấp về giao dịch mua bán GTCG với bên bán hay tổ chức phát hành GTCG. Vụ việc tranh chấp về cầm cố cổ phiếu của cổ đông lớn Ngân hàng TMCP Việt Á như được nêu ra dưới đây chính là minh chứng điển hình cho những rắc rối có thể xảy ra khi dùng GTCG chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm để làm tài sản bảo đảm.
Trích nguồn từ báo Pháp luật Việt Nam Online vụ việc của VietA Bank: Cổ đông lớn mang cổ phần đi cầm cố như sau:
Toàn bộ số cổ phần của Công ty Việt Phương và ông Phương Hữu Việt trong vòng khoảng 1 năm sau khi ký hợp đồng hứa mua với VietAbank đã liên tiếp đem cầm cố tại nhiều ngân hàng khác nhau. Trước việc hai cổ đông lớn chưa nộp xong tiền đã tiến hành
cầm cố và chuyển nhượng cổ phần, VietAbank cho rằng đây là việc làm trái với thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ năm 2010 của VietAbank.
Vì trước đó, vào ngày 07/07/2010 VietAbank đã ký hợp đồng nguyên tắc phát hành cổ phần với Công ty Việt Phương và cá nhân ông Phương Hữu Việt. Trong đó, Công ty Việt Phương ký hợp đồng mua 36 triệu cổ phần và ông Phương Hữu Việt mua 15 triệu cổ phần, tương đương với 17% vốn điều lệ của VietAbank. Giá phát hành theo thỏa thuận là 10.600 đồng/cổ phần và được thanh toán làm 3 đợt, cụ thể: trước ngày 31/7/2010 bên mua phải đặt cọc (đợt
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự, Thủ Tục Nhận Tài Sản Bảo Đảm Là Giấy Tờ Có Giá Tại Tổ Chức Tín Dụng
- Hợp Đồng Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Giấy Tờ Có Giá Tại Tổ Chức Tín Dụng
- Chuyển Giao Và Quản Lý Tài Sản Bảo Đảm Là Giấy Tờ Có Giá
- Các Yêu Cầu Của Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Giấy Tờ Có Giá Tại Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
- Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 12
- Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
I) 5% đến 10%; đợt 2 trước ngày 30/9/2010 là 50% và đợt 3 trước ngày 30/11/2010 số tiền còn lại từ 40% đến 45%.
Ngay trong ngày 30/11/2010, hạn cuối cùng cổ đông nói trên phải nộp tiền cổ phần cho VietAbank thì Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) đã có văn bản đề nghị phong tỏa cổ phần cầm cố hơn 34,2 triệu cổ phần của Công ty Việt Phương và ông Phương Hữu Việt tại VietAbank. Văn bản đề nghị phong tỏa cầm cố này được Chánh văn phòng Hội đồng quản trị VietAbank Đặng Huy Huân xác nhận đồng ý phong tỏa với số cổ phần trên. Trong đó, Công ty Việt Phương là 3,750 triệu cổ phần theo chứng chỉ cổ phiếu 009666 ngày 1/11/2010 và 16,2 triệu cổ phần trong hợp đồng nguyên tắc số 167/HĐ-HĐQT/10 ngày 7/7/2010; Cổ đông Phương Hữu Việt có số lượng cổ phần phong tỏa là 7,5 triệu tại chứng chỉ số cổ phiếu số 009667 ngày 1/11/2010 và 6,750 triệu cổ phần trong hợp đồng nguyên tắc số 166/HĐ-HĐQT/10 ngày 7/7/2010.
Ngày 7/3/2011 Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) cũng đã có 2 văn bản đề nghị VietAbank xác nhận và phong tỏa
chứng khoán với tổng số hơn 14,250 triệu cổ phần của Công ty Việt Phương tại mã số cổ đông: 2808.
Đặc biệt, ngày 24/6/2011 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải (Maritime Bank) đã có 2 văn bản đề nghị VietAbank xác nhận và phong tỏa toàn bộ 36 triệu cổ phần của Công ty Việt Phương và 15 triệu cổ phần của ông Phương Hữu Việt. Với văn bản này Maritime Bank thay mặt cổ đông cầm cố làm thủ tục chuyển nhượng số chứng khoán nói trên để thanh toán nợ đến hạn.
Việc làm của 02 cổ đông lớn này đã vi phạm tại Điều I, khoản 2 của hợp đồng nguyên tắc phát hành cổ phần có ghi rõ: Hai bên thỏa thuận về thời hạn Bên B sau 24 tháng, kể từ ngày hoàn tất thủ tục phát hành cổ phiếu cho bên B và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; bên B có thể chuyển nhượng số cổ phần trên cho đối tác khác có nhu cầu. VietAbank cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần của 02 cổ đông lớn cho Maritime Bank là trái với thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ năm 2010 của VietAbank.
Mặc dù, VietAbank đã có xác nhận tại văn bản phong tỏa cổ phần thế chấp của OceanBank, nhưng VietAbank lại lập luận rằng: "Tuy trong văn bản có ghi là số cổ phần trên không bị giới hạn chuyển nhượng, cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trên nhưng tại đây chúng tôi chỉ xác nhận Công ty Phương Việt và ông Phương Hữu Việt có số lượng cổ phần phù hợp với động số lượng đã tham gia đóng góp. Còn nội dung văn bản đó nói gì, làm như thế nào thì đó là cam kết giữa 2 cổ đông này với OceanBank [8].
Qua vụ việc trên có thể thấy, cổ phần của Công ty Việt Phương và Ông Phương Hữu Việt đang trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (24 tháng
kể từ ngày VietABank hoàn tất thủ tục phát hành cổ phiếu cho Công ty Việt Phương và ông Phương Hữu Việt và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật) theo thỏa thuận tại Hợp đồng nguyên tắc ký ngày 07/07/2010 giữa VietAbank với Công ty Việt Phương và cá nhân ông Phương Hữu Việt. Tuy nhiên, các cổ phần này lại liên tiếp được đem cầm cố vay vốn tại nhiều ngân hàng, dẫn đến việc xử lý cổ phiếu để thu hồi nợ vay gặp khó khăn do việc chuyển nhượng cổ phần cho bên mua để thanh toán nợ đến hạn đang bị hạn chế.
Các tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG trên thực tế còn xuất phát từ việc các TCTD "bán tháo" GTCG để thu hồi nợ khi thị giá GTCG sụt giảm so với mức định giá ban đầu. Mặc dù, khi bên bảo đảm dùng GTCG để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay của bên vay, trong hợp đồng bảo đảm GTCG đã có thỏa thuận quyền của TCTD "bán tháo" GTCG để bảo toàn vốn vay nếu thị giá GTCG giảm làm tổng giá trị khoản vay của bên vay lớn hơn mức giới hạn nhất định so với tổng giá trị GTCG (ví dụ như lớn hơn 65% hoặc 70% tổng giá trị của GTCG). Tuy nhiên, việc xác định chính xác giá trị của GTCG thường không phải dễ dàng, dẫn đến việc xác định giá trị sụt giảm của GTCG trong nhiều trường hợp sẽ không chính xác. Tranh chấp có thể xảy ra khi giữa TCTD và bên bảo đảm không thống nhất được mức giới hạn cho phép bán GTCG. Tâm lý của bên bảo đảm thường là cố giữ lại GTCG để chờ giá lên cao mới bán, nhất là trong trường hợp bên bảo đảm không phải là bên vay.
Ngoài ra, các tranh chấp về giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG còn có nguyên nhân từ các tranh chấp về quyền sở hữu GTCG giữa bên bảo đảm với các chủ thể khác, đặc biệt là tranh chấp về quyền sở hữu giữa bên bảo đảm là cá nhân với vợ hoặc chồng của họ trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với GTCG. Các tranh chấp này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến giao dịch bảo đảm bằng GTCG và gây khó khăn cho TCTD trong việc xử lý GTCG để thu hồi nợ. Thực tế, đã có vụ việc tranh chấp xảy ra tại PG Bank như sau:
Ngày 20/1/2008, Ông Nguyễn Văn A nộp hồ sơ vay vốn tại PG Bank xin vay vốn trên cơ sở các loại tài sản bảo đảm gồm một số giấy tờ có giá dài hạn, chủ yếu là trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành (gồm cả ghi tên chủ sở hữu là Ông Nguyễn Văn A và không ghi tên).
Đến ngày 1/2/2008, PG Bank đồng ý cho Ông A vay khoản vay kỳ hạn 06 tháng (từ ngày 3/2/2008 đến ngày 3/8/2008), số tiền vay 200 triệu đồng, trả gốc lãi cuối kỳ vào ngày 3/8/2008. Do xác định số giấy tờ có giá đó thuộc sở hữu duy nhất của Ông A nên cán bộ PG Bank lập và ký hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá với Ông A (chỉ có Ông A đứng tên ký hợp đồng, không có giấy ủy quyền nào kèm theo).
Đến ngày 3/8/2008, Ông A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn. PG Bank nhiều lần gửi thông báo nhắc nợ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết nhưng Ông A vẫn không hợp tác. Thực hiện quyền theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, PG Bank gửi thông báo cho Ông A về việc PG Bank xử lý giấy tờ có giá cầm cố và PG Bank đã gửi văn bản yêu cầu tổ chức phát hành giấy tờ có giá thực hiện thủ tục sang tên quyền sở hữu giấy tờ có giá cho PG Bank. Tuy nhiên, tổ chức phát hành từ chối hợp tác vì lý do Bà B (vợ của Ông A) đã yêu cầu tổ chức phát hành không thực hiện sang tên cho PG Bank, bà B cho rằng Ông A lấy tiền của mình đi đầu tư giấy tờ có giá nên giấy tờ có giá đó thuộc sở hữu của mình. Bà B không ký vào hợp đồng cầm cố với PG Bank, cũng không ủy quyền cho Ông A nên hợp đồng đó vô hiệu, PG Bank không có quyền xử lý. Vì vậy, các bên xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, vụ việc sau đó đã được giải quyết thông qua con đường thương lượng [15, Khoản 3.3 Mục 3].
Mặc dù trên thực tế, số lượng các vụ tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại các TCTD diễn ra khá phổ biến, nhưng hầu như các bên đều tìm đến con đường thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp phát sinh, các vụ được đưa đến tòa án giải quyết hầu như không có. Theo tổng hợp số liệu các vụ án dân tự từ năm 2008 đến năm 2011 của Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân Tối cao, thì chưa có vụ việc tranh chấp nào liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG được giải quyết tại tòa (không có đơn kiện). Điều này xuất phát từ tính cần kíp, tính kịp thời trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến GTCG là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, giá trị luôn biến động từng ngày theo thị trường nên nếu tranh chấp được giải quyết bằng "con đường" tòa án sẽ mất rất nhiều thời gian khi pháp luật chưa có quy định về thủ tục giải quyết rút gọn dành riêng cho loại tranh chấp này. Thứ nữa, là do khả năng thi hành của những điều khoản pháp luật liên quan đến GTCG còn có những khiếm khuyết, chưa thống nhất, chưa rõ ràng nên việc lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp về bảo đảm tiền vay dường như là điều mà các bên tranh chấp luôn "lảng tránh". Việc giải quyết tại Trọng tài thương mại cũng hầu như chưa được các bên "quan tâm" do các bên chưa có thói quen thỏa thuận lựa chọn trọng tài, hơn nữa thủ tục tố tụng trọng tài thường tốn kém chi phí.
Bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với TCTD. Nếu bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD được thực hiện theo điều kiện, trình tự thủ tục quá chặt chẽ thì sẽ giúp TCTD "yên tâm" thu hồi nguồn vốn đã cho vay nhưng hiệu quả cho vay sẽ thấp, hơn nữa ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vay vốn và của bên bảo đảm. Ngược lại, nếu biện pháp này thực hiện quá lỏng lẻo, thủ tục quá dễ dàng thì bên vay có nhiều cơ hội trong việc "tiếp cận" nguồn vốn vay, nhưng hoạt động cho vay của TCTD dễ phát sinh rủi ro, thất thoát vốn khi TCTD không có đủ cơ sở hoặc yếu thế trong
việc xử lý GTCG để thu hồi nợ mà nguyên nhân xuất phát từ việc TCTD quá "dễ dãi" trong quá trình thực hiện nhận GTCG làm tài sản bảo đảm. Vì vậy, pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam phải có những quy định phù hợp với thực tiễn, phải "điều hòa" được lợi ích của các bên trong mối quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD. Pháp luật phải đạt được mục tiêu thúc đẩy hoạt động cho vay có bảo đảm bằng GTCG tại TCTD phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và đảm bảo quyền lợi của bên vay vốn trong việc vay vốn, quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm khi dùng GTCG làm tài sản bảo.