Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THANH HẢI


BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Mã số : 60 38 50


Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương


Hà nội - 2012


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5

1.1. Sự cần thiết phải CP hoá DNNN ở Việt Nam 5

1.1.1. CP hoá DNNN một câu hỏi khách quan của công cuộc đổi mới 5

1.1.2. Tình trạng hoạt Động kém hiệu quả của DNNN 6

1.1.3 Tài chính nghèo nàn của các DNNN làm tăng sự phụ thuộc

của chúng vào ngân sách nhà nước 6

1.1.4. Các DNNN ta rất yếu về khả năng cạnh tranh 7

1.2. Khái niệm và vai trò DNNN 7

1.2.1 Khái niệm DNNN 7

1.2.2 Vai trò của DNNN 8

1.3 CPH và bản chất của việc CP hoá DNNN 10

1.3.1. CPH và mục tiêu của việc CPH 10

1.3.2 Bản chất pháp lý của việc CPH 12

1.4. Những tác động của CPH DNNN đối với NLĐ 14

1.4.1. Những tác động tích cực 14

1.4.2. Những tác động tiêu cực 15

1.4.3. Phương thức bảo vệ NLĐ trong quá trình CPH DNNN 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC 26

2.1. Quyền mua CP trong DN CPH của NLĐ 26

2.1.1. Đối tượng được mua CP và số lượng CP, giá ưu đãi được mua 26

2.1.2 Bán, chuyển nhượng CP ưu đãi 32

2.2. Chế độ đối với NLĐ tiếp tục làm việc trong DNNN sau khi CPH 33

2.2.1 Lương và phụ cấp lương dành cho NLĐ 33

2.2.2 Thang bảng lương, phụ cấp lương trong các DNNN thực hiện CPH 33

2.2.3 Lương tối thiểu vùng 34

2.2.4. Chế độ bảo hiểm xã hội và một số quyền lợi vật chất khác 42

2.2.5. Thực hiện chế độ dân chủ tại DNNN CPH 43

2.3 Chế độ đối với NLĐ dôi dư khi CPH 48

2.3.1 Chế độ đối với NLĐ trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ

sở hữu) thực hiện CPH 48

2.3.2 Chế độ đối với NLĐ trong DNNN khác thực hiện CPH 56

2.3.3 Nguồn kinh phí và trách nhiệm chi trả chế độ cho NLĐ 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC 70

3.1. Những yêu cầu về đảm bảo quyền lợi của NLĐ khi CPH DNNN trong giai đoạn hiện nay 70

3.1.1 Đảm bảo yếu tố công bằng trong thực hiện chính sách đối với NLĐ 70

3.1.2 Đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện một các nghiêm túc 71

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

về đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong quá trình CPH DNNN 72

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách bán CP ưu đã cho NLĐ 72

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách tiền lương 76

3.2.3 Một số đề xuất nhằm phát huy dân chủ tại Công ty CP 80

3.2.4. Phương hướng giải quyết đối với lao động dôi dư 82

3.2.5. Phát huy vai trò của Công đoàn trong vấn đề bảo vệ quyền lợi

của NLĐ trong quá trình CPH 86

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

DANH MUC

CHỮ VIẾ T TẮ T


CPH: Cổ phần hóa DNNN: Doanh nghiêp̣ CP: Cổ phần

TW: Trung ương

NLĐ: Người lao đôn

DN: Doanh nghiêp̣


nhà nước


g

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ trương cổ phần hóa (CPH) các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được đề cập đến lần đầu tiên trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2- Ban chấp hành Trung ương Khoá VII tháng 11/ 1991: Chuyển một số công ty quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần (CP) và thành lập một số Công ty quốc doanh CP mới, phải làm thí điểm, chỉ dạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp.

Qua hơn 15 năm tiến hành CP hoá công ty nhà nước và phải sau hai Hội nghị Trung ương (TW) 3 và 9 Khoá IX, tiến trình CP hoá mới từng bước bắt đầu, các cơ chế về chính sách về CPH ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, công ty và người lao động (NLĐ).

Trong quá trình CPH, có rất nhiều vấn đề được đặt ra để giải quyết trước khi chuyển chuyển sang công ty CP. Ví dụ như vấn đề xử lý tài chính và xác định giá trị DN, bán CP và quản lý, sử dụng tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại công ty CP hoá, chính sách đối với NLĐ trong công ty CP... và một số vấn đề khác. Trong đó, vấn đề chính sách đối với NLĐ được đặc biệt coi trọng bởi mọi cơ chế chính sách của nhà nước để đổi mới DN đều ảnh hưởng đến NLĐ như: Quyền lợi của NLĐ khi công ty chuyển sang CP, những người mất việc thôi việc khi công ty chuyển sang CP, vấn đề lao động dôi dư, chế độ hưu trí đối với NLĐ... và những vấn đề khác. Thực tế cho thấy, thời gian qua hoạt động CPH DNNN đã và đang được thực hiện một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, quyền lợi của NLĐ tại các DN đang trong quá trình CPH vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức và đầy đủ.

Chính vì vậy việc nghiên cứu về bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong quá trình CP hoá DNNN trong thời điểm hiện nay tuy không phải là mới mẻ

nhưng lại rất cần thiết. Thông qua việc tìm hiểu nội dung của chính sách CP hoá và các vấn đề có liên quan, chúng ta sẽ có những đánh giá khách quan hơn về hiệu quả cũng như những khó khăn hạn chế của CP hoá đối với NLĐ, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế đó.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Chủ trương CPH các DNNN được triển khai đến nay đã hơn 15 năm. Vấn đề đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong quá trình CPH DNNN đã được quan tâm và thể chế dưới các quy định của pháp luật. Cho đến nay, pháp luật CPH DN hiện hành có các quy định cụ thể ràng buộc DN CPH trong vấn đề sử dụng lao động. Công ty CP được thành lập trên cơ sở DNNN CPH có trách nhiệm kế thừa mọi nghĩa vụ đối với NLĐ từ DNNN chuyển sang, có quyền tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Có một số bàu viết đã đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong DNNN CPH như: “Hỏi đáp về chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư và lao động sắp xếp và CPH DNNN” của Chu Hoàng Anh – Bộ lao động – thương binh và xã hội; “Giải quyết lao động dôi dư trong quá trình CPH DNNN” của Phạm Tuấn Anh – Học viện hành chính quốc gia; “Ba nghịch lý trong CPH” của GS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Tuy nhiên, các bài viết này mới đề cập đến một vài khía cạnh về đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, chưa có công trình nào nghiên cứu về việc bảo đảm quyền lợi cho người ao động trong quá trinh CPH DNNN ở nước ta.

Việc nghiên cứu các quy định về bảo đảm quyền lợi cho NLĐ trong quá trình CPH DNNN ở nước ta sau đó đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề này còn hạn chế, chưa thực sự có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về việc đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH DNNN ở nước ta trong thời gian qua.

3. Phạm vi nghiên cứu

Bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH DNNN là một vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, không thể giải quyết được trọn ven tất cả các vấn đề có liên quan đến việc Bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH DNNN.

Với đề tài “Bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong quá trình CP hoá DNNN”, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và làm rò những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi của NLĐ tiếp tục làm việc trong Công ty CP sau khi CPH và quyền lợi của NLĐ bị mất việc làm trong quá trình CPH. Chế độ pháp lý đối với NLĐ bị mất việc làm sau thời điểm DNNN CPH không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận văn này.

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài thực hiện các mục đích và nhiệm vụ sau:

- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của việc đảm bảo quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN. Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét khoa học trong vấn đề này

- Bình luận, đánh giá các quy định pháp luật chung và các văn bản pháp luật về CPH, về đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH DNNN, xem xét thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật trong vấn đề trên, thực tế rút ra những nhận xét khoa học quan trọng về vấn đề này.

- Trên cơ sở các nhận xét, đánh giá những vấn đề có liên quan giữa lý luận khoa học, luật thực định và thực tiễn bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH DNHH ở Việt Nam, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước – NLĐ – NSDLĐ.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí