Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quá Trình Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính


Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...;dưới bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người.

1.1.2. Đặc trưng của quyền con người

Theo nhận thức chung của cộng đồng thế giới, quyền con người có những đặc trưng cơ bản sau đây:

* Tính phổ biến

Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do cơ bản.

* Tính đặc thù

Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. Ví dụ: ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt hơn nơi khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nên mức độ thụ


hưởng an sinh xã hội thấp hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

* Tính không thể bị tước bỏ

Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội.

Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 4

* Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền

Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như: Quyền bầu cử hoặc quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.

Hiện nay có hai trường phái cơ bản nghiên cứu về quyền con người là trường phái quyền con người tự nhiên và trường phái quyền con người pháp lý.

Những đại diện tiêu biểu cho học thuyết quyền con người tự nhiên gồm Thomas Hobes (1588 - 1679), John Locke (1632 - 1704), Thomas Paine (1731 - 1809). Họ cho rằng, quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà tạo hóa ban tặng cho họ. Con người phải được hưởng những quyền này không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của nhà nước. Vì vậy, không một ai, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền bẩm sinh, cố hữu của con người.

Ngược lại, học thuyết về quyền pháp lý cho rằng quyền con người không phải là do tự nhiên ban tặng mà phải do nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các điều luật. Do đó, quyền con người bị ảnh hưởng bởi tập quán văn


hóa và truyền thống chính trị. Các học giả tiêu biểu của trường phái quyền pháp lý gồm có Edmun Burke (1729 - 1797) và Jeremy Bentham (1748 - 1832).

1.2. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [49]. Như vậy, ở đây Nhà nước nhận về mình trách nhiệm, nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền con người; bảo đảm các quyền con người; đồng thời chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Các quyền của con người là những giá trị xã hội được con người nhận thức, thừa nhận và dần được thể chế hóa trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, được các quốc gia thừa nhận, cam kết thực hiện. Từ góc nhìn của khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lòi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người. Các bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú,trước hết là sự ghi nhận các quyền con người, đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tổ chức, việc thiết lập cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người. Bảo đảm quyền con người, là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con người, khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Các quyền con người rất đa dạng, được bảo đảm bằng cả hệ thống pháp luật: Từ luật công đến luật tư; từ Luật


Hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự... đến Luật dân sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình. Mỗi lĩnh vực pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền con người bằng những phương thức, cách thức chuyên biệt riêng có của mình. Pháp luật hành chính là một lĩnh vực rất rộng lớn, luôn gắn với con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, không có một lĩnh vực pháp luật nào lại có ý nghĩa sát thực, sâu rộng như lĩnh vực pháp luật hành chính trong việc bảo đảm quyền con người.

Trong rất nhiều chế định của Luật hành chính Việt Nam, có một chế định pháp lý mang tính cưỡng chế nhà nước mà khi áp dụng nó đòi hỏi phải có các biện pháp bảo đảm hết sức chặt chẽ, khách quan, khoa học… để bảo đảm, bảo vệ tốt nhất quyền con người. Đó là BPXLHC. Theo khoản 2 Điều 3 Luật xử lý VPHC năm 2012 thì BPXLHC:

“Là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [39, tr.32].

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay có 4 BPXLHC bao gồm:

1- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đây là BPXLHC được áp dụng đối với một số đối tượng do pháp luật quy định (Điều 90 Luật xử lý VPHC năm 2012) để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách li họ khỏi cộng đồng.

2 - Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là BPXLHC áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật (quy định tại Điều 92 Luật xử lý VPHC năm 2012) nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

3 - Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Là BPXLHC áp dụng đối


với người có hành vi vi phạm pháp luật ( được quy định tại Điều 94 Luật xử lý VPHC năm 2012) để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

4 - Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là BPXLHC áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại (Điều 96 Luật xử lý VPHC năm 2012 ) để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cả 4 biện pháp trên tuy được áp dụng cho những đối tượng cụ thể do pháp luật quy định nhưng có một điểm chung là chúng mang tính cưỡng bức dưới hình thức các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Những biện pháp này, dưới những mức độ khác nhau, hình thức tác động khác nhau… nhưng đều tác động và ảnh hưởng nhất định đến quyền con người.

Chính vì lẽ đó, việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các BPXLHC là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa về chính trị, về văn hóa và đạo đức xã hội.

Quá trình áp dụng BPXLHC trên được hiểu là các sự kiện, hoạt động diễn ra theo một trật tự thời gian nhất định kể từ khi phát hiện, lập hồ sơ, xem xét, đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPXLHC cho đến quá trình thực hiện các quyết định áp dụng BPXLHC của UBND xã, phường, thị trấn (biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn) và của TAND có thẩm quyền.

Để bảo đảm quyền con người trong quá trình này đòi hỏi phải quy định và áp dụng nhiều biện pháp pháp lý khác nhau như hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc áp dụng các BPXLHC; việc xác định thẩm quyền xem xét, áp dụng và đến việc khiếu nại, tố cáo những vi phạm pháp luật của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ của việc áp dụng các BPXLHC.

Trong các biện pháp nêu trên, có thể nói biện pháp xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC bằng con đường tư pháp, thông qua vai trò của Tòa án là


có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì Tòa án là công cụ quan trọng, khách quan và có hiệu quả nhất trong việc thực thi công lý và bảo vệ quyền con người.

Chính vì vậy, việc xây dựng khái niệm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC liên quan và bao hàm một số nội dung, yếu tố sau:

Thứ nhất, các trường hợp, các đối tượng chịu sự tác động của BPXLHC. Đây phải là những đối tượng được pháp luật quy định một cách cụ thể rò ràng. Cụ thể tức là phải được Quốc hội quy định bằng một văn bản luật: Luật xử lý VPHC.

Thứ hai, tùy vào đối tượng cụ thể, việc áp dụng các BPXLHC được thực hiện theo những trình tự, thủ tục nghiêm ngặt do pháp luật quy định. Các trình tự thủ tục đó bao gồm thủ tục hành chính và trình tự, thủ tục tư pháp.

Thứ ba, các biện pháp có nguy cơ phương hại nhất đến quyền con người cần được Tòa án xem xét và quyết định.

Thứ tư, khái niệm cần bao quát các biện pháp bảo đảm quyền con người từ các biện pháp pháp lý đến các biện pháp đạo đức xã hội.

Với ý nghĩa như đã phân tích như trên, theo ý kiến của tác giả thì dưới góc độ khoa học việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các BPXLHC có thể được định nghĩa như sau: Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các BPXLHC là việc tạo ra các tiền đề, thiết lập các thiết chế pháp lý, các chuẩn mực văn hóa - xã hội, tổ chức… nhằm thi hành và bảo vệ các quyền con người cho những cá nhân (đối tượng) bị áp dụng các BPXLHC.

1.2.2. Vai trò và các yêu cầu của pháp luật hành chính trong việc bảo đảm quyền con người

1.2.2.1. Vai trò của pháp luật hành chính trong việc bảo đảm quyền con người

Nghiên cứu về vai trò của pháp luật hành chính trong việc bảo đảm các quyền con người cũng là gián tiếp nghiên cứu vai trò của hệ thống bộ máy


hành chính trong việc bảo đảm quyền con người. Vì mọi hoạt động hành chính của bộ máy hành chính nhà nước đều gắn liền với pháp luật hành chính, gắn với thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở những tri thức chung về pháp luật hành chính có thể nhận thấy vai trò của pháp luật hành chính trong bảo đảm quyền con người thể hiện ở những điểm căn bản sau đây:

Một là, pháp luật hành chính là phương tiện cụ thể hóa một cách chính thống phần lớn các quyền, tự do của con người vốn được ghi nhận trong Hiến pháp, trên mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội: từ lĩnh vực chính trị, hành chính đến lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, lĩnh vực các quyền, tự do của cá nhân của công dân, con người. Nhiều quyền cơ bản của con người chỉ có thể được bảo đảm, khi được cụ thể hóa thành các quy phạm pháp luật hành chính, nhờ có các quy phạm pháp luật hành chính mà các quy phạm hiến pháp về quyền con người được thực hiện trên thực tế. Như vậy, các quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện để đưa các quy phạm hiến pháp về quyền con người đi vào đời sống xã hội, nói cách khác nhờ có quy phạm pháp luật hành chính mà nhiều quy phạm Hiến pháp về quyền con người được thực hiện trên thực tế.

Hai là, pháp luật hành chính là phương tiện để giới hạn quyền lực của hệ thống hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cá nhân, tổ chức của công dân. Trong bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức rất đông đảo, hoạt động của họ luôn gắn với công vụ nhà nước, gắn với việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đồng thời được bảo đảm bởi bộ máy công lực - bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù), vì vậy, mọi hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức đều phải được giới hạn bởi pháp luật, trước hết là pháp luật hành chính để tránh sự tuỳ tiện trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đặc


biệt là giới hạn việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.

Ba là, pháp luật hành chính xác định giới hạn quyền lực hành chính công với quyền lực xã hội dân sự trong quản lý hành chính nhà nước.Hành chính công dù trong điều kiện nào cũng luôn có xu hướng lạm quyền, can thiệp vào đời sống dân sự của cá nhân. Vì vậy, pháp luật nói chung hay pháp luật hành chính nói riêng cần phải tạo ra giới hạn sự can thiệp của hành chính công vào đời sống dân sự của cá nhân, tổ chức, đồng thời tạo ra một khoảng tự do của xã hội dân sự, của con người trong đời sống dân sự. Thông qua đó mà pháp luật hành chính đã bảo đảm quyền của con người.

Bốn là, pháp luật hành chính là phương tiện để công dân có thể kiểm soát được các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, từ hoạt động tổ chức có tính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước đến hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính trên mọi lĩnh vực, từ hoạt động điều hành hành chính đến hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các hoạt động tổ chức mọi mặt đời sống dân cư trên toàn lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ... Kiểm soát hoạt động của hành chính công một mặt để tăng cường pháp chế trong quản lý, mặt khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm của hệ thống hành chính tới các quyền con người.

Năm là, pháp luật hành chính là phương tiện pháp lý, bằng các phương thức, cách thức, biện pháp khác nhau để bảo vệ các quyền con người khi bị xâm hại trong hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội. Trong thực tiễn đời sống nhà nước và xã hội, quyền con người có thể bị xâm hại từ phía công quyền, hay từ các chủ thể khác, được bảo vệ, khôi phục trước hết bởi bộ máy hành chính, dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật hành chính và các loại quy phạm pháp luật khác mà cơ quan hành chính nhà nước có thể sử dụng, áp dụng. Có thể nói không một trường hợp vi phạm pháp luật nào xâm phạm tới quyền của con người mà trước hết lại không được bảo vệ bởi hệ thống hành

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí