Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

––––––


DƯƠNG THỊ BÍCH HẠNH


BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH


Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngườiMã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Bình


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Dương Thị Bích Hạnh


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH 8

1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 8

1.1.1. Khái niệm về quyền con người 8

1.1.2. Đặc trưng của quyền con người 20

1.2. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP

DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH 22

1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính 22

1.2.2. Vai trò và các yêu cầu của pháp luật hành chính trong việc bảo

đảm quyền con người 25

Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH 30

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TRƯỚC KHI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH

CHÍNH 2012 CÓ HIỆU LỰC 30

2.1.1. Thực trạng pháp luật bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 30

2.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các biện

pháp xử lý hành chính 39

2.1.3. Định hướng chung cho việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp

luật về các biện pháp xử lý khác 48

2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KỂ TỪ KHI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM

2012 CÓ HIỆU LỰC 51

2.2.1. Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bằng phương thức xem xét và quyết định của Tòa án 52

2.2.2. Bảo đảm bằng việc điều chỉnh của pháp luật về trình tự thủ tục xem

xét và quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính 53

2.2.3. Bảo đảm bằng việc quy định về khiếu nại, kiến nghị, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với các quyết định của Tòa án, hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện

pháp xử lý hành chính 57

2.2.4. Về nội dung biện pháp xử lý hành chính do tòa án xem xét, quyết định 58

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ

TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH 72

3.1. CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN BIỆN

PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI 72

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ

HÀNH CHÍNH 80

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH 81

3.3.1. Nhóm giải pháp chung bảo đảm thực hiện quyền con người trong

quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính 81

3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể bảo đảm quyền con người trong quá trình

áp dụng biện pháp xử lý hành chính 87

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BPXLHC Biện pháp xử lý hành chính

ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 ICCPR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966 TAND Tòa án nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

VPHC Vi phạm hành chính XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2012 và có hiệu lực từ 01/7/2013. Luật này quy định hai nội dung chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Theo luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành có bốn biện pháp xử lý hành chính gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Để áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Luật cũng quy định cụ thể về đối tượng áp dụng của từng biện pháp; thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quy định khác có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Có thể thấy các biện pháp nêu trên là những biện pháp cưỡng chế nhà nước, nếu áp dụng sẽ làm hạn chế quyền tự do của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đặc biệt là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật trước đây cũng như việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Luật hiện hành đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách liên qua đến việc bảo vệ quyền, tự do của đối tượng bị áp dụng biện pháp hành chính; vấn đề công khai minh bạch trong quá trình xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính...

Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau, phục vụ cho những mục đích khác nhau đã đề cập đến các vấn


đề liên quan đến các biện pháp hành chính. Tuy nhiên chưa có một công trình nào tập trung và chuyên sâu nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Mặt khác thực tiễn cũng cho thấy nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm quyền con người vẫn còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu và giải quyết một cách đầy đủ và thấu đáo.

Xuất phát từ những vấn đề như vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “ Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính” làm đề tài luận văn thạc sĩ, là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Tình hình nghiên cứu

Bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp nói riêng là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước cùng các nhà khoa học xã hội hết sức quan tâm nghiên cứu, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài: “ Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính” chưa được công bố nhiều. Có thể chia các công trình thành hai nhóm chính sau đây:

- Nhóm thứ nhất: Những công trình đề cập đến vấn đề quyền con người nói chung có một số công trình khoa học tiêu biểu sau: Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người biên tập hai tập chuyên khảo: “Quyền con người, quyền công dân” của nhiều tác giả, xuất bản năm 1995; Báo cáo tổng thuật Đề tài KX.07- 16 nghiên cứu về “Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước” do GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ biên; "Quyền con người trong thế giới hiện đại" do PGS. Phạm Khiêm Ích và


GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ biên, Viện Thông tin Khoa học Xã hội xuất bản năm 1995; “Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại” do TS.Chu Hồng Thanh chủ biên, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996… Đặc biệt, đáng chú ý là cuốn sách: “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” của tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) ...Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặc điểm Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng; nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền; nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân.

- Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu là các sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án… các bài viết liên quan đến bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như: “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về các biện pháp cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính theo yêu cầu tôn trọng quyền con người, quyền công dân” của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt; “Một vài suy nghĩ về bảo vệ quyền con người trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính” của TS. Phạm Thị Ngọc Huyên; Biện pháp “Đưa vào trường giáo dưỡng” với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân do tác giả Phạm Thị Phương (chủ biên); Nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Các biện pháp xử lý hành chính khác và việc bảo đảm quyền con người” do Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2008; Nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính” do Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012; “Báo cáo đánh giá về các biện pháp xử lý hành chính khác và khuyến nghị hoàn thiện trong Luật xử lý vi phạm hành chính” do Dự án tăng cường tiếp cận quyền và bảo vệ công lý tại Việt Nam thực hiện năm 2010; “Báo cáo hoàn thiện các biện pháp xử lý hành

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí