Thẩm Quyền, Trình Tự, Thủ Tục Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Phòng Cháy Và Chữa Cháy

lượng, chủng loại quy định trong giấy phép; Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;…

c. Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế.

Trong lĩnh vực PCCC, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng, chủng loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định

- Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;

- Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

- Buộc thu hồi giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 8

2.1.1.5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

a. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Căn cứ Điều 38, 39 và Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt thì: “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 66 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý”. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là: Chủ tịch UBND các cấp; Công an nhân dân và một số cơ quan thực thi pháp luật khác theo quy định của pháp luật như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển,...

* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân được quy định tại Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ (là Cảnh sát kiểm tra an toàn về PCCC, cán bộ tiểu đội, trung đội đang chỉ huy chữa cháy, cán bộ tham mưu tác chiến, cán bộ làm công tác PCCC tại Công an cấp huyện, Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Cảnh sát khu vực) có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC;

- Trạm trưởng, Đội trưởng (là Đội trưởng đội cảnh sát PCCC, đội cảnh sát PCCC khu vực) có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC;

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng cảnh sát PCCC và CNCH, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC các quận, huyện thuộc Cảnh sát PCCC, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá 10.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, k Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát PCCC có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng; Giám đốc Công an tỉnh có quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, k Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này;

- Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy có quyền:

Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa được quy định; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu hàng hoá, phương tiện VPHC; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, k Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp

được quy định tại Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

- Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

25.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điểm a, b, k Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này;

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điểm a, b, k Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này;

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền trên là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức tăng gấp 2 (hai) lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

b. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy

Trình tự xử lý vi phạm hành chính là các bước tiến hành để xử lý một

hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng cũng như các lĩnh vực khác đều phải tuân theo nguyên tắc, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định để tránh những sự tùy tiện, bảo đảm pháp chế trong hoạt động quản lý Nhà nước về PCCC, trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Mục 1 Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được thực hiện theo thủ tục sau: Phát hiện hành vi vi phạm hành chính, đình chỉ, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản hoặc theo thủ tục thông thường; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính và lưu giữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

* Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Trong quá trình thực thi công vụ, khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC người có trách nhiệm xử phạt phải ra lệnh (bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, bằng văn bản hoặc hình thức khác được pháp luật quy định) để buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức đang có hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

* Thủ tục đơn giản

Thủ tục đơn giản được hiểu là khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được ra quyết định xử phạt ngay mà không cần lập biên bản vi phạm.

Việc xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền đến 500.000 đồng đối với tổ chức. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì việc áp dụng thủ tục xử phạt này trong lĩnh vực PCCC chỉ được áp dụng đối với hình thức xử phạt cảnh cáo vì các hình thức phạt tiền của mức phạt tiền tối thiểu đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC đều có khung tiền phạt là: “từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân”. Thủ tục xử phạt không lập biên bản trong lĩnh vực PCCC được áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC ít nghiêm trọng, vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 các Điều 27 đến Điều 35, Điều 37 đến Điều 44 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP mà người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ bằng hình thức cảnh cáo thì không cần phải lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, theo đó người có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ đối với các nhân, tổ chức vi phạm.

* Thủ tục thông thường

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp áp dụng thủ tục đơn giản. Theo đó, khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.

Biên bản là văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị do những người có mặt thực hiện. Vì có ý nghĩa quan trọng như vậy nên biên bản phải lập đúng quy cách về thể thức và nội dung theo đúng quy định. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải áp dụng mẫu biên bản vi phạm hành chính (MBB 01) theo Phụ lục một số biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với các hành vi vi phạm mà người có thẩm quyền theo pháp luật quy định xác định hình thức xử phạt tiền đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo pháp luật quy định gồm các bước:

Buộc chấm dứt ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản theo đúng mẫu biên bản vi phạm hành chính về PCCC, (trong một số trường hợp việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải dựa vào văn bản kết luận về nguyên nhân vụ cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn PCCC), việc ghi nhận phải đảm bảo trung thực và đầy đủ, chính xác, khách quan hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.

Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp cần làm rõ thì nhất thiết phải lấy ngay lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, lời khai của họ.

Khi xét thấy cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, mà các biện pháp ngăn chặn không thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thì phải báo cáo ngay cho những người có thẩm quyền để ra quyết định. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn,

đình chỉ hoạt động có thời hạn; thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các Điều 80, Điều 81 và Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải được xử lý, theo đó quyết định xử phạt hành chính được ban hành phải tuân theo các thủ tục do pháp luật quy định hết sức chặt chẽ về thời hạn ra quyết định kể từ sau ngày lập biên bản; về giao quyền ra quyết định xử phạt; về xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm; về xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định hình thức xử phạt và mức xử phạt; về hoạt động giải trình; về nội dung ra quyết định xử phạt phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người có thẩm quyền tịch thu mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, định giá tài sản để ra quyết định tịch thu.

Khi tiến hành xem xét vụ vi phạm để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; cũng theo nguyên tắc trên khi vụ vi phạm không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Ngoài ra, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính cũng quy định cụ thể những trường hợp không ra quyết định xử phạt gồm các VPHC đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm mà thời hạn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2024