khá, tốt đạt 72,48%, trung bình 18,69%, kém 6,41%. Từ năm 2002 đến năm 2012, các cơ quan có thẩm quyền đã quyết định giảm thời hạn cho 19.430 trại viên; miễn chấp hành cho 577 trại viên bị bệnh hiểm nghèo (chủ yếu là HIV/AIDS); tạm đình chỉ cho 390 trại viên bị ốm nặng.
- Về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Ở nước ta cùng với sự gia tăng về số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, số người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cũng tăng lên. Năm 2002 số người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 338 em nếu lấy tỉ lệ này là 100% thì cho tới năm 2012, số lượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này tăng 156,8% (1049 em). Theo thống kê của V26 - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), từ năm 2009 đến tháng 2/2011 chỉ tính riêng 3 trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý (đóng tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Đồng Nai) đã tiếp nhận trên 2.242 em.
Trong giai đoạn 2002 đến năm 2008, lượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào trường giáo dưỡng tăng 9,4 lần. Tổng số người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này từ năm 2003 đến năm 2008 là 12.005 em. Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ngày một tăng nhanh.
Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2013, các trường giáo dưỡng đã tiếp nhận 22.936 người chưa thành niên vi phạm pháp luật (nam chiếm 97,52%, nữ chiếm 2,48%). Hiện nay, Bộ Công an đang quản lý 04 trường giáo dưỡng với
3.186 học sinh (88 nữ). Số lượng học sinh đưa vào trường giáo dưỡng khá ổn định, trung bình khoảng 2.000 em/năm.
Trường giáo dưỡng quản lý 02 loại đối tượng là đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, thực hiện hành vi VPHC theo Nghị định số 142/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng
BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 66/2009/NĐ-CP ngày 01/8/2009) và đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự theo Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trong đó, đối tượng bị áp dụng BPXLHC theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện (Nghị định số 142/2003/NĐ-CP) chiếm đa số (hơn 90% tổng số học viên bị giáo dục). Độ tuổi chủ yếu của các em là từ 14 tuổi đến 18 tuổi (trường giáo dưỡng số 04 giáo dục độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 30,61%; độ tuổi 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 64,47%). Hành vi vi phạm của các em rất phức tạp chủ yếu là trộm cắp tài sản (chiếm 61,51%); gây rối trật tự công cộng (chiếm 22,9%) và các hành vi khác như cố ý gây thương tích (chiếm 4,3%), cưỡng đoạt tài sản (4,87%), hiếp dâm (chiếm 2,13%), giết người (chiếm 0,26%). Đặc thù của các đối tượng này là nhận thức hạn chế, có lối sống buông thả, tự do, vô kỷ luật, lười lao động, lười học tập. Từ năm 2002 đến năm 2012, đã giảm thời hạn cho 14.498 em; miễn chấp hành thời hạn còn lại cho 49 em bị bệnh hiểm nghèo; tạm đình chỉ cho 112 em bị ốm đau nặng.
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Phát Triển Quyền Con Người Ở Việt Nam
- Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quá Trình Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính
- Các Yêu Cầu Của Pháp Luật Hành Chính Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người
- Định Hướng Chung Cho Việc Sửa Đổi, Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Về Các Biện Pháp Hành Chính Khác
- Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Bằng Phương Thức Xem Xét Và Quyết Định Của Tòa Án
- Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 9
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, đến tháng 6 năm 2012 ở Việt Nam có khoảng 172.000 người nghiện có hồ sơ; tốc độ gia tăng nghiện mới khoảng 5,67% năm. Các đối tượng này do các trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện chữa trị.
Cả nước có 121 trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện do Nhà nước quản lý, tăng 62 trung tâm so với năm 2001, chủ yếu tăng trong các năm 2003 - 2009, giảm 2 trung tâm so năm 2010, trong đó: 80 cơ sở thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý ở địa phương; 08 cơ sở thuộc lực lượng thanh niên xung phong hoặc thanh niên phát triển kinh tế (thành phố
Hà Nội: 01; thành phố Hồ Chí Minh: 05; thành phố Hải Phòng: 01 và Nghệ An: 01); 34 cơ sở thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh bao gồm: Lai Châu: 06; Sơn La: 11; Cao Bằng: 01; Lào Cai: 01; Thái Nguyên: 06;
Nam Định: 02; Thái Bình: 01; Nghệ An: 06.
Về quy mô thiết kế cả nước có 121 trung tâm cho 65.000 đối tượng chữa trị, tương đương gần 50% số đối tượng có hồ sơ quản lý, tăng 25.000 đối tượng theo quy mô thiết kế so với năm 2005.
Về đối tượng quản lý của trung tâm, trong số 121 trung tâm, có 64 trung tâm quản lý cả đối tượng mại dâm và ma túy, 2 trung tâm dành riêng cho nữ mại dâm và ma túy (ở thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh); 52 trung tâm chỉ quản lý người cai nghiện ma túy; 03 cơ sở quản lý sau cai (Hà Nội: 02, Bà Rịa - Vũng Tàu: 01); ngoài ra có 13 trung tâm đã chuyển từ quản lý sau cai sang cả 2 chức năng cai nghiện ma túy và quản lý sau cai.
- Về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp giáo dục mang tính chất cộng đồng với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức chính trị - xã hội, nhằm giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật hành chính tại địa phương, góp phần tích cực trong việc giúp đỡ người vi phạm tiến bộ. Nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc áp dụng biện pháp này chưa đạt hiệu quả cao, còn mang tính hình thức, dẫn đến buông lỏng người được giáo dục, việc quản lý, giám sát giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn. Cũng phải kể đến yếu tố tâm lý, nhiều địa phương cấp xã cho rằng thủ tục thi hành biện pháp này còn quá rườm rà, phức tạp, đòi hỏi vai trò của các đoàn thể chưa được phát huy do tâm lý xã hội còn nặng nề, ngại va chạm, dây dưa với người có những hành vi lệch chuẩn xã hội và luật pháp nêu trên. Bên cạnh đó, khó khăn từ nguồn kinh phí cũng là trở ngại cho quá trình tổ chức thực hiện.
Trước đây biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền
của chủ tịch UBND, tuy nhiên trên thực tế biện pháp này được áp dụng không thống nhất. Kể cả từ việc phát hiện và lập hồ sơ thực hiện các thủ tục để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Có nơi việc phát hiện và áp dụng là đúng đối tượng nhưng có tình trạng là quá thời hạn, việc phân công theo dòi, phát hiện là không nhất quán, không cụ thể. Do đó tuy có được thực hiện hồ sơ nhưng việc triệu tập đối tượng đến để thực hiện biện pháp là không thực hiện được. Có nơi lại giao việc này cho đại diện khối phố, trưởng thôn thậm chí là khoán trắng cho gia đình.
Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được giao cho nhiều tổ chức, đoàn thể phối hợp để cùng giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn nhưng lại không quy định rò trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể cho tổ chức, đoàn thể. Đặc biệt không xác định rò đầu mối để phối hợp thực hiện, công tác giáo dục đối tượng do đó dẫn đến tình trạng không ai chăm sóc, quản lý, dẫn đến tình trạng “đánh trống bỏ dùi” làm cho biện pháp này kém hiệu quả. Nhưng điểm tác hại hơn là có những địa phương triệu tập đối tượng đào tạo đến lao động công ích, lao động phổ thông hoặc bị giam lỏng tại trụ sở làm việc của UBND xã, phường, trị trấn lại không được ai giám sát kiểm tra xử lý nên các hình thức này đã ít nhiều xâm hại đến quyền con người của đối tượng bị áp dụng.
Nhìn chung biện pháp này thực tế là không được chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh như quy định của pháp luật. Và như vậy tạo nguy cơ xâm phạm đến quyền con người của trẻ em, vị thành niên- một chủ thể đặc biệt đáng được hưởng sự quan tâm thích đáng của nhân dân.
2.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các biên pháp xử lý hành chính
Áp dụng các biện pháp xử lý VPHC đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các VPHC, bảo đảm trật tự
quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập. Xong quá trình thi hành các BPXLHC này cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn bất cập, cụ thể như sau:
* Về hồ sơ của người bị áp dụng các biện pháp xử lý VPHC
Lập hồ sơ của người bị áp dụng các BPXLHC được quy định tại Điều 18 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 66/2009/NĐ-CP ngày 01/8/2009), Điều 9 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, Điều 14 Nghị định số 76/2003/NĐ-CP. Nhưng các quy định này chưa cụ thể, rò ràng, chưa có biểu mẫu thống nhất về các yêu cầu trong hồ sơ như: bản tóm tắt lý lịch, danh chỉ bản của đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý VPHC để áp dụng thống nhất trên toàn quốc nên mỗi địa phương có quy định khác nhau. Ngoài ra quy định về những tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chưa được cụ thể, khó thực hiện trên thực tế. Bên cạnh đó, hồ sơ của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thiếu nội dung quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã bị áp dụng. Điều này dẫn đến tình trạng một số địa phương đã áp dụng 02 biện pháp này đối với đối tượng chưa đủ điều kiện (đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có nơi cư trú nhất định nhưng chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn).
Một thực tế vướng mắc qua việc tiếp nhận người bị áp dụng các BPXLHC là pháp luật không quy định hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục phải thể hiện tình trạng đã từng sử dụng ma túy của đối tượng (có Trường giáo dưỡng tỷ lệ nghiện ma túy chiếm 26,40%) nên việc nắm bắt tình
hình sức khỏe để có sự phân loại đối tượng ngay từ đầu để quản lý, giáo dục phù hợp sau khi tiếp nhận gặp nhiều khó khăn. Việc phát hiện người mắc nghiện hoặc người có tiền sử nghiện ma túy chưa được thực hiện trong quá trình giáo dục, do đó ảnh hưởng đến công tác quản lý, giáo dục, chữa bệnh cho đối tượng giáo dục.
Quy định của pháp luật về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, người chưa thành niên phải được giáo dục tại cơ sở trước khi xem xét đưa các em vào trường giáo dưỡng. Trên thực tiễn áp dụng biện pháp này cho thấy cũng có nhiều bất cập như: việc áp dụng biện pháp này nhiều khi chưa đúng đối tượng như: chưa được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng vì chính quyền địa phương muốn “loại bỏ” những em được coi là “hư hỏng” để nhanh chóng giảm tỷ lệ tội phạm trong địa phương mình. Do vậy, họ đã nhanh chóng đưa các em vào trường giáo dưỡng để làm “trong sạch” địa bàn mà mình quản lý. Bên cạnh đó, chiếm phần lớn người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp này nghiện ma túy hoặc có tiền sử nghiện ma túy nên trường giáo dưỡng không đơn thuần là cơ sở giáo dục mà còn kiêm cả chức năng chữa bệnh, cai nghiện dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý, giáo dục của trường. Theo báo cáo của một số trường giáo dưỡng thì có tới 70 - 80% người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nghiện ma tuý hoặc có tiền sử sử dụng chất ma tuý và số lượng người chuyển AIDS xấp xỉ 10% số người nhiễm HIV.
Với đối tượng của biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và cơ sở chữa bệnh, theo quy định của pháp luật thì mục đích, đối tượng giáo dục của 02 biện pháp này là khác nhau. Nhưng, qua thi hành quyết định áp dụng biện pháp tại các cơ sở cho thấy đối tượng của 02 biện pháp là có sự giao thoa với nhau (cùng là đối tượng nghiện ma tuý và có nhiều tiền án, tiền sự, côn đồ, hung
hãn…), cụ thể, đối tượng nghiện ma tuý tại cơ sở giáo dục, có cơ sở tỷ lệ người nghiện ma tuý có tiền án, tiền sự chiếm trên 70%, trong khi đó, đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục tỷ lệ nghiện ma tuý hoặc có tiền sử ma tuý chiếm trên 50%.
* Về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng
- Việc lập, lưu, quản lý hồ sơ: Việc thực hiện các thủ tục lập, lưu, quản lý hồ sơ chủ yếu do công an, tổ dân phố thực hiện, các thành phần khác thường không tham gia, vì vậy, việc triệu tập đúng, đủ thành phần theo quy định và việc xác nhận của các thành phần khác là khó khăn và không khả thi, mang tính hình thức. Cũng có nhiều địa phương, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội không lưu trữ và quản lý hồ sơ mà giao thẳng cho Công an trực tiếp quản lý hồ sơ.
- Về thành phần hồ sơ:
Hầu hết các địa phương, trong hồ sơ đều không có tài liệu chứng minh người nghiện ma túy của cơ quan y tế có thẩm quyền mà chỉ xác định là người nghiện ma túy thông qua xét nghiệm nước tiểu và lời khai của người nghiện, một số tỉnh thì có thêm lời khai của gia đình người nghiện ma túy. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5075/QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 về việc hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm opiats, tuy nhiên thời gian tạm giữ hành chính với đối tượng có hành vi sử dụng trái phép ma túy chỉ là 12 tiếng, trong thời gian đó thì cơ quan y tế không thể xác định được người đó là người nghiện ma túy.
Trong thành phần hồ sơ chưa có những tài liệu chứng minh người nghiện là con gia đình chính sách, người có công với cách mạng để khi áp dụng chế độ, người nghiện có những chế độ ưu đãi dành cho họ.
Thời gian áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ 3-6 tháng, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là từ 6-12 tháng, nhiều địa phương
chưa hết thời gian này đã lập hồ sơ đưa người đi Trung tâm. Đặc biệt có một số trường hợp bắt được người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì quay lại làm hồ sơ từ 3- 6 tháng trước để hợp thức hóa hồ sơ đưa người đi cai nghiện cho đủ chỉ tiêu.
* Về việc đánh giá mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính
Có sự khác biệt giữa việc đánh giá nhìn nhận hành vi trong các môi trường và bối cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng hành vi hái trộm hoa quả trong vườn nhà hoặc thả gia súc phá hoa mầu ở khu vực thành thị sẽ bị coi nhẹ rất nhiều thậm chí bỏ qua song nếu sự việc xảy ra ở nông thôn có thể bị nhắc nhở nhiều lần dẫn đến áp dụng biện pháp hành chính như giáo dục ở xã. Việc đánh giá về mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính tuỳ thuộc vào nhận định chủ quan của người thi hành pháp luật chứ không chặt chẽ như khi bị xử lý hình sự, đấy là chưa nói đến việc sự đánh giá này còn có thể bị ảnh hưởng bởi các chủ trương chung, phong trào thi đua cơ sở.
Vấn đề xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm pháp luật không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào khâu ra quyết định của chính quyền cơ sở mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu thủ tục áp dụng và tổ chức thi hành. Trong khi các thủ tục hình sự quy định chặt chẽ thì thủ tục áp dụng các biện pháp hành chính chịu ảnh hưởng rất lớn của nếp làm việc và hoàn cảnh, bộ máy hành chính của từng địa phương nên sự qua loa, chiếu lệ hay bỏ qua vẫn còn xảy ra. Bên cạnh đó việc phân bổ nguồn lực cho việc xử lý hành chính còn rất nhiều khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn đa số các địa phương hiện nay chưa xây dựng được nhà tạm giữ hành chính riêng, không có kinh phí cho việc tổ chức các chương trình trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội có liên quan trong việc xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm pháp luật còn nhiều điểm hạn chế.
* Về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định
Sự tham gia của Hội đồng tư vấn mang tính hình thức (qua khảo sát cho