Theo quy định của BLTTHS 2003, trong việc khởi tố bị can, quyền hạn, trách nhiệm của VKS thể hiện: Phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của của CQĐT, của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lường Cảnh sát biển; VKS phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT; VKS có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can: Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can và gửi quyết định khởi tố bị can cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong các vụ án, nhưng CQĐT không khởi tố, hoặc hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố, VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can, hoặc ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
c. Trong việc quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong hoạt động điều tra, truy tố
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. BLTTHS quy định các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thực chất là sự tác động đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, không thể có sự tùy tiện khi
áp dụng các biện pháp ngăn chặn, muốn áp dụng những biện pháp này phải đảm bảo đủ căn cứ theo quy định của BLTTHS. Việc bảo đảm việc áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn là trách nhiệm của VKS, Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị đã chỉ rò “... ở đâu có việc bắt giam, giữ trái pháp luật thì Viện kiểm sát ở đó phải chịu trách nhiệm”. BLTTHS năm 2003 đã quy định rò vai trò của VKS trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra cũng như trách nhiệm pháp lý của VKS đối với công tác bắt, giam, giữ. Việc bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam bị can, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải được VKS xem xét, phê chuẩn đối với từng trường hợp và từng đối tượng cụ thể. Việc phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn của VKS phải được thể hiện bằng văn bản.
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Điều 81 BLTTHS quy định, khi nhận được đề nghị phê chuẩn việc bắt người trong trượng hợp khẩn cấp của CQĐT và những người có thẩm quyền kèm theo các tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, sau khi kiểm tra tính có căn cứ của các đề nghị đó, VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp. Trong trường hợp cần thiết, VKS phải gặp trực tiếp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp. Trong trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngày cho người bị bắt.
Đối với các quyết định tạm giữ: Điều 86 BLTTHS quy định khi ra quyết định tạm giữ phải gửi cho VKS. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Đối với các lệnh tạm giam: Lệnh tạm giam của những người có thẩm quyền được quy định BLTTHS phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. VKS phải hoàn trả hồ sơ cho CQĐT ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. Trong trường hợp bị can có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 88 BLTTHS và xét thấy cần thiết phải tạm giam bị can mà CQĐT không bắt bị can để tạm giam, thì VKS yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt bị can để tạm giam. Ngoài thẩm quyền phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh tạm giam bị can của CQĐT, VKS còn phê chuẩn việc gia hạn tạm giam và có quyền trực tiếp ra lệnh tạm giam bị can.
Viện kiểm sát có quyền ra lệnh cấm bị can, bị cáo đi khỏi nơi cư trú (điều 91), quyết định cho bị can được bảo lĩnh (Điều 92) và quyết định cho bị can được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93). VKS có thẩm quyền phê chuẩn quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của CQĐT.
Như vậy, theo quy định của BLTTHS VKS có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Thực Hành Quyền Công Tố Và Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Thực Hành Quyền Công Tố Của Viện Kiểm Sát
- Quy Định Của Các Nguyên Tắc Tố Tụng Bảo Đảm Quyền Con Người Liên Quan Đến Hoạt Động Công Tố
- Nguyên Tắc Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Của Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo (Điều 11)
- Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang - 9
- Quy Định Về Thủ Tục Các Hoạt Động Tố Tụng
- Khái Quát Về Tổ Chức, Bộ Máy Hoạt Động Của Viện Kiểm Sát Nhân Ở Dân Tỉnh Hà Giang
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
d. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra
Trong quá trình giải quyết vụ án KSV phải kịp thời trao đổi với Điều tra viên được phân công điều tra vụ án về những vấn đề cần điều tra ngay từ khi kiểm sát việc khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường và trong quá trình điều tra, bảo đảm phối hợp để CQĐT nhanh chóng thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ của vụ án.
KSV có thể trực tiếp đề ra yêu cầu điều tra bằng lời trong quá trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai
người làm chứng, người bị hại, đối chất, thực nghiệm điều tra. Đối với các trường hợp khác khi đề ra yêu cầu điều tra, KSV phải có văn bản nêu rò những vấn đề cần điều tra để củng cố chứng cứ hoặc để làm rò những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 63 của BLTTHS. Đối với những vụ án trọng điểm, phức tạp thì KSV phải xin ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS trước khi ký văn bản yêu cầu điều tra.
ĐTV được phân công điều tra vụ án phải nghiên cứu để tiến hành điều tra những vấn đề mà KSV yêu cầu; nếu thấy cần thì trao đổi với KSV để làm rò nội dung những yêu cầu đó. Trường hợp không nhất trí thì ĐTV báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT; KSV báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS để thống nhất việc chỉ đạo điều tra. Trường hợp CQĐT không thực hiện những yêu cầu điều tra của VKS thì nêu rò lý do trong Bản kết luận điều tra, khắc phục việc VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài.
e. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi xét thấy cần thiết
Các hoạt động điều tra mà Bộ Luật quy định cho VKS trực tiếp tiến hành khi cần thiết quy định tại Khoản 2 Điều 112 của BLTTHS gồm hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất, thực nghiệm điều tra và được thực hiện như sau:
Thứ nhất, trong quá trình điều tra, khi có yêu cầu của CQĐT hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất lúc nhận tội, lúc không nhận tội; bị can có khiếu nại về việc điều tra, có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lời khai bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì KSV có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can. Khi cần hỏi cung, KSV phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng và thông báo trước cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT.
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu có nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ; các
chứng cứ quan trọng của vụ án có mâu thuẫn; trường hợp vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp khó thống nhất về tính chất vụ án hoặc để củng cố tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc truy tố, thì KSV có thể trực tiếp hỏi cung bị can.
Trường hợp bị can đang bị tạm giam, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT có trách nhiệm phối hợp với Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ nơi bị can đang bị tạm giam để tạo điều kiện cho KSV thực hiện việc hỏi cung bị can. Trường hợp KSV hỏi cung bị can thì phải thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 131 và 132 của BLTTHS.
Thứ hai, trong quá trình điều tra, để bảo đảm việc xét phê chuẩn các quyết định của CQĐT được chính xác, KSV có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trước khi lấy lời khai, KSV thông báo trước cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT về thời gian, địa điểm tiến hành việc lấy lời khai của những người này.
Khi kết thúc điều tra, hồ sơ đã chuyển sang VKS mà xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ, KSV có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quan đến vụ án. Việc triệu tập, lấy lời khai của những người này phải được tiến hành theo quy định tại các Điều 133, 135 và 136 của BLTTHS.
Thứ ba, trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, KSV phải yêu cầu Điều tra viên tiến hành đối chất.
KSV chỉ tiến hành đối chất trong trường hợp có yêu cầu của CQĐT hoặc thấy việc đối chất của ĐTV chưa làm rò được mâu thuẫn. Khi cần phải
đối chất KSV phải thông báo trước với ĐTV và thực hiện việc đối chất theo đúng quy định tại Điều 138 BLTTHS.
Trong giai đoạn truy tố, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng thì KSV có thể tiến hành đối chất để làm rò mâu thuẫn đó mà không phải trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
Thứ tư, nếu thấy cần thực nghiệm điều tra để kiểm tra mâu thuẫn giữa lời khai của bị can, của những người tham gia tố tụng khác với thực tế khách quan thì VKS yêu cầu để CQĐT tiến hành thực nghiệm điều tra.
Trong giai đoạn truy tố, xét thấy cần thực nghiệm những tình huống điều tra đơn giản mà qua thực nghiệm tại chỗ có thể kết luận được để kiểm tra chứng cứ, không phải trả hồ sơ cho CQĐT thì VKS trực tiếp tiến hành. Việc thực nghiệm điều tra của VKS phải có người chứng kiến và lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 95 của BLTTHS. Trường hợp cần dựng lại hiện trường hoặc thực nghiệm điều tra tại hiện trường thì trả hồ sơ và nêu rò yêu cầu để CQĐT tiến hành”.
f. Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi Điều tra viên
ĐTV là người tiến hành các hoạt động điều tra, có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. ĐTV tiến hành những hoạt động điều tra, các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ để xác định vụ việc để xác định vụ việc điều tra có phải vụ án hình sự hay không; bị can phạm tội hay không phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; xác định thiệt hại phải bồi thường trong vụ án hình sự... Để bảo đảm việc điều tra và lập hồ sơ vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ thì khi phát hiện thấy ĐTV thuộc một trong các trường hợp phải từ chối THTT (Điều 42, 44 BLTTHS), VKS phải có ý kiến để ĐTV từ chối THTT hoặc yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV; nếu hành vi của ĐTV bị thay đổi có dấu hiệu tội phạm thì VKS phải xem xét khởi tố vụ án hình sự. Những quy định này nhằm
tránh việc ĐTV không vô tư trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án, đảm bảo việc điều tra được tiến hành khách quan.
g. Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT
Là biện pháp nhằm bảo đảm việc điều tra phải tiến hành tuân thủ các quy định của pháp luật, không tùy tiện, cũng là điều kiện để khắc phục những sai sót dù là nhỏ nhất từ ban đầu của quá trình tố tụng. Theo quy định, VKS có quyền hủy bỏ tất cả các quyết định nào của CQĐT, nếu có vi phạm pháp luật: như quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự...
h. Yêu cầu CQĐT truy nã bị can
Khi bị can bỏ trốn mà không rò bị can đang làm gì, ở đâu, CQĐT phải ra quyết định truy nã bị can và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp CQĐT không ra quyết định truy nã, VKS phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can.
k. Quyết định truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ
vụ án
Sau khi kết thúc điều tra vụ án, CQĐT kết thúc điều tra chuyển toàn bộ hồ
sơ sang VKS. VKS có trách nhiệm quyết định truy tố người phạm tội ra trước Tòa án. Điều 23 khoản 1 quy định về nguyên tắc THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án”. Thẩm quyền truy tố của VKS thể hiện: Khi nhận được bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố của CQĐT, nếu có đủ căn cứ truy tố, VKS lập bản Cáo trạng truy tố bị can ra trước Tòa án; Nếu thấy hồ sơ vụ án thiếu những chứng cứ quan trọng mà VKS không thể tự mình bổ sung được, hoặc có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác, hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, VKS ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để tiến
hành điều tra bổ sung; Nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; hoặc nếu bị can đang bỏ trốn mà không biết rò bị can đang ở đâu, VKS ra quyết định đình chỉ vụ án; Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS hoặc có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 107 BLTTHS; hoặc khi có những căn cứ quy định tại điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 BLHS, VKS ra quyết định đình chỉ vụ án.
Như vậy, thông qua trách nhiệm THQCT trong hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS, VKS bảo đảm cho quyền con người được tôn trọng khi khởi tố vụ án đến khi có quyết định truy tố bị can ra Tòa án hoặc đến khi vụ án bị đình chỉ (đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật).
2.2.2. Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Xét xử là chức năng của Tòa án, Điều 9 BLTTHS 2003 quy định "Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Kết quả xét xử của Tòa án là phán quyết cuối cùng đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Đây là cơ sở duy nhất để xác định một người có bị coi là có tội hay không. Nội dung THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bao gồm:
a. Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Chức năng thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được bắt đầu từ khi bản cáo trạng truy tố và hồ sơ vụ án chuyển đến Tòa án. Nội dung thể hiện rò nét nhất chức năng thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn này là xem xét tính có căn cứ của VKS trong quyết định truy tố đã ban hành, giải quyết việc rút toàn bộ hay rút một phần quyết định truy tố và xem xét việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.