tổ chức tín dụng, các chuyên gia kinh tế, các hiệp hội chuyên ngành, cá tổ chức chính trị xã hội, công đoàn… Nhà báo có thể tiếp cận nguồn tin này bằng hình thức trả lời phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở nơi làm việc hoặc trả lời qua điện thoại. Ở nguồn tin này nhà báo có thể tiếp cận những thông tin về ngân hàng dưới dạng văn bản cứng đã được in ra hoặc các văn bản mềm được đối tượng cung cấp qua Email, website. Khi tiếp cận nguồn tin này, nhà báo có thể đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chụp, trích dẫn nội dung tài liệu một cách hợp pháp và công khai.
Nguồn tin gián tiếp: Thông qua các kênh thông tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, internet..v..v..; thông qua các văn bản, tài liệu đang lưu hành và những tài liệu đang lưu trữ…Nhà báo có thể chủ động và khai thác những nguồn tin này ở bất kỳ thời điểm nào. Khi tiếp nhận nguồn tin gián tiếp nay, nhà báo có thể đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chụp, trích dẫn nội dung tài liệu một cách hợp pháp và công khai.
Trong hội thảo nghiệp vụ báo chí diễn ra vào tháng 6/2013, nhà báo Hữu Thọ chia sẻ: “Những tin đồn hiện nay lan toả trên mạng xã hội rất nguy hiểm. Nó xô đẩy lòng tin chính trị, mà đây là bản lĩnh cơ bản của mỗi người làm báo cách mạng. Vì thế, việc chọn lựa sử dụng nguồn tin như thế nào là rất quan trọng, đòi hỏi bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng - bản lĩnh này được tích luỹ qua các trải nghiệm xã hội của chính các nhà báo”.
1.3.3. Hoàn chỉnh tác phẩm, phát hành và tiếp nhận phản hồi, xử lý
Hoàn chỉnh tác phẩm báo chí là khâu quan trọng, là mục đích cuối cùng trong quy trình tác nghiệp mà nhà báo hướng tới. Căn cứ vào các nguồn dữ liệu thu thập được, nhà báo tiến hành xây dựng một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh để phát hành tới công chúng.
Điểm cần lưu ý với một bài báo khi phản ánh về ngân hàng là nhà báo luôn nói đúng với những gì mà con số thể hiện. Nhà báo không có hoặc ít khi đưa ra nhất định chủ quan về tình hình diễn biến về tài chính trong một thời điểm hay một giai đoạn nào đó, của một NHTM hay một địa phương cụ thể. Nhà báo thường chỉ có thể có những nhận định mang tính khái quát chung nhất. Một tác phẩm báo chí nói
chung và báo chí phản ánh về ngân hàng nói riêng không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người mà nó luôn thu hút sự quan tâm theo dòi của nhiều đối tượng tuỳ theo cấp độ thông tin bài báo cung cấp. Sức lan toả của thông tin về ngân hàng bao giờ cũng chiếm thị phần lớn hơn các loại hình thông tin khác trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Bởi hiệu ứng của một tác phẩm báo chí bao giờ cũng diễn ra theo hai hướng phụ thuộc vào thực tế thông tin mà bài báo phản ánh.
Một bài báo thông tin về ngân hàng được phản ánh theo xu hướng tích cực thì hiệu thì hiệu ứng đem lại là rất lớn. Nó có thể củng cố niềm tin, tạo dựng được uy tín, danh dự, góp phần làm cho dòng vốn tín dụng được lưu thông, nâng cao hiệu quả chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và thậm chí làm phục hồi cả một ngành sản xuất nói riêng.
Ngược lại, nếu thông tin về ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực thì nó có thể làm suy yếu tình trạng tài chính của các NHTM; làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp và sác thái thị trường tài chính nhuốm màu ảm đạm…Những nguy cơ trên có thể dẫn đến hệ luỵ là làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng ngừng hoạt động hoặc phá sản. Đặc biệt, những thông tin thất thiệt trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ có thể gây thiệt hại không khó về kinh tế, những bất ổn tiềm ẩn xoay quanh cán cân thanh toán, phá vỡ cấu trúc dòng vốn có thể dẫn đến hình thành cuộc khủng hoảng đe doạ an toàn tài chính ngân hàng nói chung và an ninh tiền tệ quốc gia nói riêng. Nếu sự lan truyền thông tin ngân hàng vượt quá phạm vi và năng lực giải quyết, thậm chí một ngành ngân hàng thì rủi ro mang tính hệ thống đã ở mức độ cao, đe doạ gây khủng hoảng ngân hàng và kéo theo cả nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Do tính hai mặt của lĩnh vực ngân hàng đều tác động vô cùng quan trọng đến hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội, do đó khi tác nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thì nhà báo phải hết sức thận trọng. Nhà báo cần có quá trình xử lý thông tin nghiêm ngặt, cần tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thậm chí nhà báo sau khi hoàn chỉnh tác phẩm còn phải yêu cầu bên nguồn cung cấp thông tin thẩm định lại về mặt số liệu trước khi công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng được xem là quá trình tương tác giữa nhà báo với nguồn tin.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản về báo điện tử; khái niệm nhà báo; khái niệm về kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng; khái niệm nhà báo kinh tế; khái niệm ngân hàng; những yêu cầu đánh giá về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo và quy trình tác nghiệp của nhà báo về đề tài kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay.
Trong phần khái niệm về báo điện tử, tác giả đưa ra thông tin mà báo điện tử truyền tải bởi sự kết hợp của hai giải pháp và giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp truyền thông. Cũng giống như các loại hình báo chí khác, báo điện tử cũng được chia làm nhiều chuyên mục với ý nghĩa định hướng thu thập thông tin cho độc giả. Số lượng chuyên mục phản ánh quy mô của trang báo; nội dung và hình thức phản ánh tính chất đặc thù của trang báo.
Đồng thời, ở phần này tác giả tiếp tục nêu ra khái niệm về nhà báo, tập trung vào đặc trưng nghề nghiệp; yêu cầu đối với nhà báo về chính trị, tri thức và thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp, năng khiếu báo chí và cuối cùng là kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.
Tiếp đó, tác giả đề cập đến kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, tác giả luận văn đã đưa ra hai khía cạnh tiếp cận về mặt kỹ năng nói chung và kỹ năng báo chí nói riêng.
Đối với những yêu cầu đánh giá về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo và quy trình tác nghiệp của nhà báo về đề tài kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay cũng đã được tác giả luận văn tiếp cận dưới góc độ luật pháp và tiếp cận thông tin từ hoạt động báo chí. Trong đó, luật Báo chí sẽ là những cơ sở, hành lang pháp lý căn bản giúp nhà báo xác định được nguồn tin trong quá trình tác nghiệp của mình, cũng như những công cụ để nhà báo điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình tương tác với nguồn tin. Trong hoạt động báo chí, vấn đề về kỹ năng thể hiện trong quá trình tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng cần phải được quan tâm. Đòi hỏi nhà báo khi tác nghiệp về những thông tin thuộc lĩnh vực này phải công khai, minh bạch, tránh xử lý hời hợt về mặt số liệu, gây sai lệch
thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức hoặc cá nhân; gây khó khăn cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược an ninh tiền tệ quốc gia.
Trên đây là cơ sở để lý luận chung để tác giả luận văn thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay trong các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu khái quát về các báo điện tử được khảo sát
2.1.1. Báo Cần Thơ
Báo Cần Thơ - Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP Cần Thơ là một tờ báo có bề dày lịch sử phát triển hơn 80 năm, có vị thế quan trọng trong khu vực và cả nước.
Các sản phẩm báo chí của Báo Cần Thơ:
Hiện nay, sản phẩm báo chí của Báo Cần Thơ gồm Báo Cần Thơ tiếng Việt xuất bản hàng ngày, Báo Cần Thơ tiếng Khmer xuất bản hàng tuần và Báo Cần Thơ điện tử (baocantho.com.vn) ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt, tiếng Khmer và Tiếng Anh).
+ Báo Cần Thơ tiếng Việt là tờ báo chính của Báo Cần Thơ, có 16 trang, khổ 29 X 41 cm, xuất bản hằng ngày, phát hành chủ yếu ở TP Cần Thơ và các tinh đồng bằng sông Cửu Long.
+ Báo Cần Thơ tiếng Khmer có 8 trang, khổ 29 X 41 cm, phát hành 1 kỳ/tuần ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ.
+ Báo Cần Thơ điện tử phát trên mạng internet từ ngày 3/2/2004, là báo điện tử đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ cấu tổ chức tòa soạn Báo Cần Thơ hiện nay như sau:
- Biên chế được giao: 75 biên chế. Ngoài ra, Báo hợp đồng thêm 22 cộng tác viên, hình thức tự chi trả lương, chế độ…
- Tổ chức bộ máy gồm:
+ Ban Biên tập: 4 thành viên, gồm TBT và 3 Phó TBT (tháng 10-2020 nghỉ hưu 1 Phó TBT).
+ Có 08 phòng trực thuộc: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Thư ký tòa soạn; Phòng báo điện tử; Phòng báo Khmer; Phòng Kinh tế; Phòng Quốc tế; Phòng Khoa giáo và Phòng Chính trị - Xã hội.
2.1.2. Báo Cà Mau
Báo Cà Mau là Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cà Mau - Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cà Mau, trực thuộc Tỉnh ủy Cà Mau.
Báo Cà Mau trước 30/4/197, là tờ Báo Chiến, sau giải phóng lấy tên Báo Minh Hải. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, khi Chính phủ có Quyết định tách tỉnh Minh Hải ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Từ đó, tỉnh Cà Mau có tờ báo của Đảng bộ tỉnh là Báo Cà Mau cho đến nay.
Cơ cấu tòa soạn hiện nay có 3 phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Biên tập và Phòng Phóng viên. Báo Cà Mau hiện có một tờ báo in, khổ 30x40 cm, 12 trang, trong đó có 4 trang in 4 màu (trang 1, trang 6-7 và trang 12), còn lại 8 trang in 2 màu, xuất bản 4 kỳ/tuần vào các ngày (thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy), số lượng phát hành bình quân 5.000 tờ/kỳ.
Báo Cà Mau hiện nay có 26 chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền định kỳ trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị xã hội ở địa phương.
Hiện nay, Báo Cà Mau có 48 cán bộ, nhân viên được biên chế vào 3 phòng chức năng của tòa soạn, gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Biên tập và Phòng Phóng viên.
2.1.3. Báo Sài Gòn Giải Phóng
Báo Sài Gòn Giải Phóng là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ chí Minh. Báo Sài Gòn Giải Phóng có nhiệm vụ lãnh đạo cán bộ công nhân viên chức thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, gương mẫu trong việc chấp hành chỉ đạo thông tin của Trung ương và Thành ủy, chủ động tuyên truyền, cổ vũ nhân dân thành phố tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố; làm nòng cốt trong việc định hướng dư luận xã hội, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thông tin, củng cố, tăng cường thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng; nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, xây dựng tờ báo ngày càng phát triển.
Về tổ chức bộ máy, báo hiện có 22 đơn vị trực thuộc (Trong đó: 1 Văn phòng; 2 phòng chuyên môn; 2 trung tâm thực hiện chức năng kinh doanh; 5 văn phòng đại diện tại các thành phố; 5 tòa soạn và 6 ban phóng viên; 1 doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH MTV in SGGP).
Các Ban phóng viên gồm: Ban Chính trị, Ban Kinh tế, Ban Khoa giáo, Ban Văn hóa Văn nghệ, Ban Bạn đọc- Chương trình xã hội và Ban Thể thao.
Các văn phòng đại diện gồm: Hà Nội (phụ trách Thủ đô và các tỉnh phía Bắc), Đà Nẵng (phụ trách miền Trung), Đà Lạt (phụ trách Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ), Đồng Nai (miền Đông Nam bộ) và Cần Thơ (các tỉnh khu vực ĐBSCL
Báo tổ chức xuất bản 5 ấn phẩm (Báo SGGP, Báo SGGP Hoa Văn, Báo SGGP Đầu tư Tài chính, và 2 ấn phẩm điện tử Báo SGGP điện tử tiếng Việt, Báo SGGP điện tử tiếng Anh).
Tổng số CB-CNVC là 514 người trong đó lực lượng phóng viên, biên tập viên 176 người. Cụ thể: Báo SGGP tiếng Việt 292 người; Báo SGGP Hoa văn 110 người; Công ty TNHH MTV In SGGP 112 người. Về trình độ: Chuyên môn nghiệp vụ: đại học có 274 người, cao đẳng 25 người, trung cấp 28 người; Lý luận chính trị: cao cấp 31 người, trung cấp 169 người, sơ cấp 77 người.
2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử
2.2.1. Đánh giá thành công
2.2.1.1 Đa dạng các nhóm thông tin
Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích nội dung 310 bài viết liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trên các báo điện tử được khảo sát, cụ thể như: Báo Cần Thơ (66 bài báo); Báo Cà Mau (70 bài báo) và Báo Sài Gòn Giải Phóng (174 bài báo). Thời gian tiến hành khảo sát là những bài viết liên quan đến lĩnh vực ngân hàng được diễn ra trong khoảng đầu năm 2017 đến hết năm 2019 và thu nhận được 310 bài viết.
Số lượng bài viết được tổng hợp từ các báo điện tử cụ thể như sau:
Tên báo điện tử | Tên website | Số lượng bài viết | |
1 | Báo Cần Thơ | https://baocantho.com.vn | 66 |
2 | Báo Cà Mau | http://baocamau.com.vn | 70 |
3 | Báo Sài Gòn Giải Phóng | https://www.sggp.org.vn | 174 |
Tổng cộng | 310 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ Năng Và Kỹ Năng Tác Nghiệp Của Nhà Báo Về Ngân Hàng
- Những Phẩm Chất Cần Thiết Của Nhà Báo Kinh Tế
- Các Hoạt Động Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Từng Bước Hoàn Thiện Kỹ Năng Tác Nghiệp Của Nhà Báo
- Việc Tiếp Nhận Và Xử Lý Thông Tin Còn Hạn Chế
- Việc Tiếp Nhận Và Xử Lý Thông Tin Của Nhà Báo Còn Hạn Chế
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Khảo sát trên 3 trang báo điện ở Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau và Báo Sài Gòn Giải Phóng từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2019, bình quân một bài báo thường dài từ 700-900 từ. Một bài “đinh” trong bài báo thường dài từ 1.200 – 1.400 từ. Tin thường dưới 400 từ, tin vắn thường dưới 100 từ. Cấu trúc câu trên trang báo điện tử, cách dùng từ đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp nhận thông tin và có xu hướng gần với báo chí hiện đại. Trong đó, các toà soạn yêu cầu phóng viên khi hoàn chỉnh một bài báo phải có tít lớn, sapo, tít xen, có lời dẫn box…để việc trình bày trên báo điện tử hấp dẫn hơn và độc giả dễ tiếp nhận thông tin hơn.
Căn cứ vào nội dung về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trong các bài báo được thể hiện, tác giả phân chia thành các nhóm:
- Nhóm 1: Số liệu, báo cáo
- Nhóm 2: Phân tích, đánh giá
- Nhóm 3: Bài PR
Dưới đây là bảng số lượng bài viết theo các nguồn tin và 3 nhóm mà tác giả tổng hợp được, cụ thể như sau:
Nhóm thể hiện nội dung | Nguồn từ cơ quan QLNN | Nguồn từ NHTM | Ý kiến khác | Tổng (%) | |
1 | Số liệu, báo cáo | 102 | 21 | 4 | 127 (41%) |
2 | Phân tích, đánh giá | 38 | 52 | 9 | 99 (31,9%) |
3 | Bài PR | 11 | 67 | 6 | 84 (27,1%) |
Tổng cộng | 151 (48,7%) | 140 (45,2%) | 19 (6,1%) | 310 (100%) |