1.2. Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
1.2.1. Khái niệm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân nói riêng trong thụ lý giải quyết vụ việc vi phạm hành chính hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân.
1.2.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Về mặt lý luận, ADPL là một trong những hình thức quan trọng của việc thực hiện pháp luật. Bản chất của thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động của con người có tổ chức, có chủ ý bao hàm những hành vi hợp pháp phù hợp với những quy định, những yêu cầu của pháp luật. Thực hiện pháp luật tồn tại ở bốn dạng sau: Tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL.
- Tuân thủ pháp luật: Là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật, là việc các chủ thể tự kiềm chế, kiểm soát mình để không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.
- Chấp hành pháp luật: Là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó có chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình một cách tự giác và tích cực.
- Sử dụng pháp luật: Là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng quyền năng pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Áp dụng pháp luật: Là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của pháp luật. [25]
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, từ thực tiễn tỉnh Bến Tre - 1
- Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, từ thực tiễn tỉnh Bến Tre - 2
- Nội Dung Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Tại Tòa Án Nhân Dân
- Người Từ Đủ 14 Tuổi Đến Dưới 16 Tuổi Thực Hiện Hành Vi Có Dấu Hiệu Của Một Tội Phạm Rất Nghiêm Trọng Do Vô Ý Quy Định Tại Bộ Luật Hình Sự.
- Sự Phối Kết Hợp Của Các Cơ Quan, Tổ Chức Có Liên Quan Trong Quá Trình Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Tại Tòa Án Nhân Dân
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Thông qua hoạt động ADPL, hệ thống pháp luật được tôn trọng, thực thi
một cách nghiêm minh và thống nhất; các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được thực hiện và bảo vệ trên thực tế; các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm được xử lý một cách công bằng, nghiêm minh, kịp thời để bảo vệ trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. ADPL là một dạng thực hiện pháp luật quan trọng, hoạt động ADPL có thể thực hiện trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế bằng những chế tài thích hợp đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là trường hợp phổ biến đối với các vi phạm hành chính, các tội phạm hình sự...
Thứ hai, khi các quyền chủ thể và nhiệm vụ pháp lý cụ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu không có sự tác động của Nhà nước.
Thứ ba, khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp bằng hoạt động ADPL để giải quyết các tranh chấp đó.
Thứ tư, trong trường hợp Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát đối với các quan hệ pháp luật quan trọng hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế như công chứng hợp đồng, chứng thực bản sao…
Từ những phân tích trên, theo học viên thì: “Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định áp dụng trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội”.
1.2.1.2. Khái niệm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Các biện pháp xử lý hành chính của Luật xử lý vi phạm hành chính Việt Nam năm 2012 hiện hành có nguồn gốc ban đầu là biện pháp cưỡng chế hành
chính đặc biệt, xuất phát từ Nghị quyết 49 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết này quy định việc đưa vào các trung tâm giáo dục cải tạo đối với người có hành động nguy hại cho xã hội, được giáo dục nhiều lần, nhưng không hối cải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định và Bộ trưởng Bộ Công an duyệt với thời hạn 3 năm mà không cần thông qua việc xét xử của cơ quan Tư pháp - Tòa án. Những biện pháp này giành cho những người chống đối chế độ biểu hiện qua những hành vi như: gián điệp, mật thám, ngụy quân, ngụy quyền, cốt cán đảng phái phản động… Biện pháp tập trung giáo dục cải tạo, ngoài những đối tượng nói trên, cũng được áp dụng cho những người có những hành tội phạm như lưu manh, trộm cắp, lừa đảo.
Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 các biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt được xếp vào nhóm biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác [43].
Đến Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng nhân đạo hơn nhằm tạo điều kiện cho người vi phạm sớm hoà nhập cộng đồng:
Tại Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 của Pháp lệnh này" [44].
Các biện pháp xử lý hành chính khác được xem là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt, sở dĩ được xem là đặc biệt vì nó khác các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường khác như đã phân tích trên và nó mang những đặc trưng về mức độ nghiêm khắc cao hơn so với các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường. Về thực chất biện pháp xử lý hành chính khác hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất định với hình thức như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, không
thua kém các biện pháp tư pháp hình sự về tính chất khắc nghiệt, trừng phạt; hoặc biện pháp có tính chất tác động xã hội cao như giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nhóm biện pháp này có đặc trưng là thời gian cưỡng chế dài từ ba tháng đến hai năm, người bị áp dụng phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức xã hội, các đoàn thể… Đối tượng bị áp dụng các biện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn.
Cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực hoàn toàn. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Luật Xử lý vi phạm hành chính có nhiều quy định mới về hình thức xử lý, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như mức xử phạt. Và một trong những điểm mới quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính là quy định về các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định.
Theo quy định tại Phần thứ ba của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì có 04 biện pháp xử lý hành chính, bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong đó, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xét về bản chất thì các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định áp dụng nêu trên là những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền của người chưa thành niên. Người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính này ít nhiều bị hạn chế tự do và một số quyền lợi khác. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp này cần phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công khai, bảo đảm khách quan, chính xác theo đúng tinh thần “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người” đã được khẳng định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị [5].
Điều 106 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Để thi hành quy định này, ngày 20/1/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 09 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân [46].
Từ những phân tích đánh giá nêu trên (mục 1.1.1, 1.2.1.1 và 1.2.1.2), theo học viên thì khái niệm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân:
“Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là một hình thức thực hiện pháp luật do cơ quan Tòa án nhân dân (thực hiện thông qua Thẩm phán là người được Nhà nước trao quyền) tuân thủ những quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân để quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính bắt buộc với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”
1.2.2. Đặc điểm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
1.2.2.1. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là quá trình cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính.
Theo nguyên tắc của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09 năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xứ lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì việc xác định sự thật khách quan của hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính thuộc trách nhiệm của
các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong đó có Toà án.
Xác định sự thật khách quan của hồ sơ xử lý hành chính bao gồm các việc như xác định các giai đoạn của quá trình thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc; xác định hành vi đó là hành động hay không hành động?, hành vi vi phạm pháp luật đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý vi phạm hành chính hay thuộc phạm vi xử lý của Luật hình sự... Nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hình sự (không cấu thành tội phạm), thì sẽ áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính để xử lý, người vi phạm hành chính vi phạm điều luật nào, khoản nào, mức hình nào hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào mới tương xứng với hành vi vi phạm pháp luật? Đồng thời khi nghiên cứu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, những người có thẩm quyền như Trưởng Công an huyện, Thẩm phán ... cần xác định hành vi phạm vi phạm hành chính trên thực tế và đối chiếu với quy định của Luật xử lý hành chính để xem xét áp dụng một trong ba biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, gồm: Đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cai nghiện bắt buộc.
Tại phiên họp để xem xét việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính Thẩm phán phải lựa chọn quy phạm pháp luật nội dung (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) và quy phạm pháp luật hình thức (Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân) phù hợp để áp dụng và xem xét việc đưa ra biện pháp xử lý hành chính đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Từ đó làm cơ sở cho những người Thẩm phán lựa chọn quy phạm pháp luật nội dung, quy phạm pháp luật hình thức để quyết định biện pháp xử lý hành chính đúng pháp luật. Để thực hiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đúng, thì các chủ thể áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải có kiến thức pháp lý, có kinh nghiệm thực tiễn và có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
1.2.2.2. Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước do Tòa án nhân dân tiến hành mà trực tiếp là Thẩm phán
Thẩm phán Tòa án nhân dân phải căn cứ vào các chứng cứ tài liệu mà cơ quan lập hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính (Công an hoặc Ủy ban nhân dân ...) đã thu thập được và kết quả thẩm tra tại phiên họp để ra quyết định áp dụng một trong ba biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người vi phạm hành chính được khách quan, chính xác, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân.
1.2.2.3. Hoạt động áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trong giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính được thực hiện chủ yếu tại phiên họp tại Tòa án nhân dân nhằm xem xét, đánh giá chứng cứ thu thập được trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xem xét việc áp dụng các biện pháp xử lý một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Theo quy định của Luật xử lý hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09 năm 2014 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, hoạt động áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân được tiến hành tại phiên họp tại trụ sở của Tòa án nhân dân nơi thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Điều đó thể hiện uy quyền của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, mà cơ quan đại diện là Tòa án nhân dân. Bởi lẽ, phiên tòa họp xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân không chỉ là nơi thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật mà còn là nơi quần chúng Nhân dân, các cơ quan Báo chí, Đài phát thanh truyền hình trực tiếp chứng kiến các quyền tự do, dân chủ của công dân, của Nhà nước được bảo đảm thực hiện; các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Nhà nước, của công dân, các tổ chức được pháp luật bảo vệ, công bằng xã hội được thực hiện triệt để, nghiêm túc.
Phiên họp xem xét việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án
nhân dân được diễn ra dưới sự chủ trì của Thẩm phán. Tại đây, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý có quyền công khai trình bày ý kiến về việc mình bị đề nghị áp dụng biện pháp xứ lý hành chính là đúng hay sai và có quyền đưa ra chứng cứ và tham gia tranh luận bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình ... Những người tham gia phiên họp còn phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên họp, nếu vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị Thẩm phán xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua phiên họp tại Tòa án nhân nhân, các cơ quan công luận đã tham gia việc giám sát trực tiếp đối với cơ quan Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đây cũng chính là cơ sở xem xét, đánh giá chất lượng công tác áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án dân dân nói chung và khả năng, trình độ, năng lực người Thẩm phán nói riêng.
Vì vậy, để đảm bảo cho một quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đạt hiệu quả, đúng pháp luật đòi hỏi Thẩm phán phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, có tâm huyết với nghề Toà án nói chung và uy tín của từng cá nhân Thẩm phán nói riêng.
1.2.2.4. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành theo một trình tự, thủ tục xem xét chặt chẽ.
Pháp lệnh số 09 năm 2014 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xứ lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã quy định rất chặt chẽ trình tự thủ tục và cách thức tiến hành các hoạt động xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân buộc cơ quan Tòa án mà đại diện là Thẩm phán phải tuân thủ triệt để các quy định đó khi tổ chức phiên họp xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức phiên họp đều phải được dự tính trước những vấn đề có thể xảy ra như: việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia phiên họp như việc: Vắng mặt của người bị đề nghị áp